Giáo án Hướng dẫn học Tin học 3, 4, 5 - Tuần 20

Tuần 20 - Tiết 39,40

Ngày soạn: 18/11/2017

KHỐI 3

BÀI 2: GÕ CÁC CHỮ Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ (tiết 1)

I. Mục tiêu

- Biết cách gõ các chữ ă, â, đ, ê, ô, ơ theo kiểu gõ Telex hoặc Vni. Soạn được một đoạn văn bản có các chữ ă, â, đ, ê, ơ, ư.

- Nắm được hai kiểu gõ cơ bản trong soạn thảo văn bản. Vận dụng được vào bài soạn thảo và gõ thành thạo một kiểu gõ.

- HS nghiêm túc trong quá trình học, phát tiển tư duy lôgic.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính.

- Học sinh: Máy tính, tập, bút.

 

doc 13 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hướng dẫn học Tin học 3, 4, 5 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 - Tiết 39,40
Ngày soạn: 18/11/2017
KHỐI 3
BÀI 2: GÕ CÁC CHỮ Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ (tiết 1)
I. Mục tiêu
- Biết cách gõ các chữ ă, â, đ, ê, ô, ơ theo kiểu gõ Telex hoặc Vni. Soạn được một đoạn văn bản có các chữ ă, â, đ, ê, ơ, ư.
- Nắm được hai kiểu gõ cơ bản trong soạn thảo văn bản. Vận dụng được vào bài soạn thảo và gõ thành thạo một kiểu gõ.
- HS nghiêm túc trong quá trình học, phát tiển tư duy lôgic.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ :
- Em hãy nêu cách mở phần mềm Word?
- Em hãy soạn thảo một đoạn văn bản ngắn vào word và lưu văn bản.
2. Giới thiệu bài mới: 
GV: Unikey là phần mềm gõ tiếng Việt phổ biến hiện nay, nó cung cấp nhiều bảng mã tiếng Việt khác nhau và nhiều tính năng hữu ích như: gõ tiếng Việt, viết chữ hoa, gõ tắt, gõ chữ cái có dấu....
a. Giới thiệu phần mềm Unikey:
- Gv hướng dẫn thao tác mở phần mềm Unikey.
 + Để khởi động phần mềm này, em nháy đúp chuột lên biểu tượng trên màn hình nền.
+ Xuất hiện giao diện của Unikey.
- GV hướng dẫn học sinh mở Unikey trên máy tính.
- GV nhận xét.
b. Gõ chữ cái tiếng Viêt thoe kiểu gõ Telex :
Kiểu gõ
Bảng mã
- GV hướng dấn học sinh cách chọn kiểu gõ Telex trong Unikey.
- Học sinh thực hành thao tác chọn bảng mã Unicode và kiểu gõ Telex.
- GV nhận xét.
* Cách gõ chữ cái tiếng Việt theo kiểu gõ Telex:
CHỮ CẦN GÕ
CÁCH GÕ
â
aa
ô
oo
ê
ee
đ
dd
ơ
ow
ư
uw
ă
aw
- Học sinh thực hành thao tác gõ Telex các từ trong bảng và ví dụ trang 66 SGK.
* Chú ý: Muốn thêm mũ cho các chữ a, o, e, cần gõ hai lần chữ đó. (Ví dụ: aa→â).
 Gõ thêm chữ W sau các chữ a, o, u để được các chữ cái ă, ơ, ư. (Ví dụ: aw→ă).
- GV nhận xét.
- Cho HS quan sát bài làm của một vài bạn làm tốt.
3. Củng cố và dặn dò:
 - Tóm tắt nội dung bài học: Khái quát cách mở phần mềm Unikey. Cách gõ chữ tiếng việu theo kiểu gõ Telex.
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe
- HS lắng nghe 
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
.
- Lắng nghe, quan sát.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
BÀI 2: GÕ CÁC CHỮ Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Biết cách gõ các chữ ă, â, đ, ê, ô, ơ theo kiểu gõ Telex hoặc Vni. Soạn được một đoạn văn bản có các chữ ă, â, đ, ê, ơ, ư.
- Nắm được hai kiểu gõ cơ bản trong soạn thảo văn bản. Vận dụng được vào bài soạn thảo và gõ thành thạo một kiểu gõ.
- HS nghiêm túc trong quá trình học, phát tiển tư duy lôgic.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Chuẩn bị đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học, hệ thống máy tính.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ :
- Em hãy nêu cách mở phần mềm Unikey?
- Em hãy cách gõ các chữ tiếng Việt theo kiểu gõ Telex.
2. Giới thiệu bài mới: 
GV: Unikey là phần mềm gõ tiếng Việt phổ biến hiện nay, nó cung cấp nhiều bảng mã tiếng Việt khác nhau và nhiều tính năng hữu ích như: gõ tiếng Việt, viết chữ hoa, gõ tắt, gõ chữ cái có dấu....
a. Gõ chữ cái tiếng Viêt theo kiểu gõ Vni:
Kiểu gõ
Bảng mã
- GV hướng dấn học sinh cách chọn kiểu gõ Vni trong Unikey.
- Học sinh thực hành thao tác chọn bảng mã Unicode và kiểu gõ Vni.
- GV nhận xét.
* Cách gõ chữ cái tiếng Việt theo kiểu gõ Vni:
CHỮ CẦN GÕ
CÁCH GÕ
â
a6
ô
o6
ê
e6
ơ
o7
ư
u7
ă
a8
đ
d9
- Học sinh thực hành thao tác gõ Vni các từ trong bảng và ví dụ trang 66 SGK.
- GV nhận xét.
- Cho HS quan sát bài làm của một vài bạn làm tốt.
b. Thực hành Gõ chữ cái tiếng Viêt theo kiểu gõ Vni:
- Học sinh thực hành gõ một đoạn văn bản trang 68 SGK theo kểu gõ Vni và kiểu gõ Telex.
-So sánh thời gian khi gõ hai kiểu gõ và đưa ra nhận xét.
- GV nhận xét.
- Cho HS quan sát bài làm của một vài bạn làm tốt.
3. Củng cố và dặn dò:
 - Tóm tắt nội dung bài học: Khái quát cách mở phần mềm Unikey. Cách gõ chữ tiếng việu theo kiểu gõ Vni.
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe
- HS lắng nghe 
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
.
- Lắng nghe, quan sát.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
KHỐI 4
BÀI 6: LUYỆN TẬP TỔNG HỢP (tiết 1)
I. Mục tiêu
- Luyện tập các thao tác trên trang soạn thảo văn bản đã được học.
- HS có thể thực hành thành thục các thao tác trong phần mềm soạn thảo văn bản. Gõ được kí tự tạo ra các đoạn văn bản tiếng Việt. Em có thể thay đổi được nhiều kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc khác nhau. Biết cách sửa đổi bổ sung một đoạn trong văn bản. Chèn hình ảnh, bảng vào văn bản. Chỉnh sửa hình ảnh.
- HS hứng thú thực hành, ý thức tốt trong khi thực hành.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ.
- Em hãy nêu các thao tác xử lí một phần văn bản ( xóa, cắt, sao chép, di chuyển).
- Thực hành các thao tác trên trong Word.
2. Các hoạt động:
a. Nối theo mẫu:
- GV hướng dẫn học sinh thực hành làm bài tập 1 theo nhóm.
- Lần lượt các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét chung. 
b. Thực hiện các yêu cầu sau:
Tạo bảng theo mẫu:
- GV hướng dẫn học sinh thực hành.
- Nhận xét.
- GV trình bày kết quả thực hành của một vài học sinh cho cả lớp xem và nhận xét.
Chỉnh sửa bảng đã tạo theo mẫu:
Bảng 1
 Bảng 2
 Bảng 3
- GV hướng dẫn học sinh thực hành.
- Nhận xét.
- GV trình bày kết quả thực hành của một vài học sinh cho cả lớp xem và nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt lại nội dung chính.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận theo nhóm. Trình bày kết quả.
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe và chú ý quan sát
- Lắng nghe.
BÀI 6: LUYỆN TẬP TỔNG HỢP (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Luyện tập các thao tác trên trang soạn thảo văn bản đã được học.
- HS có thể thực hành thành thục các thao tác trong phần mềm soạn thảo văn bản. Gõ được kí tự tạo ra các đoạn văn bản tiếng Việt. Em có thể thay đổi được nhiều kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc khác nhau. Biết cách sửa đổi bổ sung một đoạn trong văn bản. Chèn hình ảnh, bảng vào văn bản. Chỉnh sửa hình ảnh.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
- Ổn định lớp.
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
- GV hướng dẫn học sinh thực hành làm bài tập 3 trang 72 SGK.
+ Soạn văn bản: “ Tìm hiểu một số loài động vật”.
+ Chèn tranh ảnh phù hợp vào văn bản.
+ Đặt tên văn bản là: “ Tìm hiểu một số loài động vật”.
+ Lưu bài vào máy tính.
- GV nhận xét chung. Cho học sinh xem kết quả của một vài bạn làm tốt.
b. hoạt động ứng dụng, mở rộng:
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu chức năng của . Giải thích các chức năng của công cụ Borders..
- HS thực hành và đưa ra kết luận về chức năng của công cụ Borders.
- Nhận xét.
- GV trình bày kết quả thực hành của một vài học sinh cho cả lớp xem và nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt lại nội dung chính.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe.
KHỐI 5
HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNH: 
WINDOWS MOVIE MAKER 2.6 (TIẾT 1) 
I. Mục tiêu
- Biết cách sử dụng dữ liệu văn bản, hình ảnh, âm thanh, video để xây dựng đoạn phim ngắn hoặc làm album ảnh.
- Học sinh nắm được cách thao tác với phần mềm Windows movie maker 2.6. Nắm được công dụng của phần mềm, tạo được sản phẩmhoàn chỉnh từ phần mềm.
- HS hứng thú thực hành, ý thức tốt trong khi thực hành.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số.
- Ổn định lớp.
2. Bài mới:
- Phần mềm Windows Movie Marker 2.6 cho phép tích hợp các dữ liệu đa phương tiện đã có sẵn trong máy tính như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, hình động, video, thành một tệp video.
a. Giới thiệu phần mềm:
- GV hướng dẫn học sinh khởi động phần mềm.
+ Nhấn đúp chuột vào biểu tượng để mở phần mềm.
+ Ta có giao diện của phần mềm Windows Movie Marker 2.6 
- GV cho học sinh khởi động và quan sát phần mềm.
b. Hướng dẫn sử dụng phần mềm
- GV giới thiệu cho học sinh các công cụ có trên phần mềm, và các chức năng của những công cụ đó:
+ Thanh công cụ
+ Màn hình xem kết quả
+ Nơi hiển thị các tệp tin được chọn
+ Vị trí công cụ chèn video, hình, nhạc.
+ Nơi chỉnh sửa/ tạo hiệu ứng cho tập tin.
- GV hướng dẫn, quan sát HS thực hành.
- Nhận xét, đánh giá
- Khen ngợi 1 số HS.
3. Củng cố và dặn dò:
 - Thực hành lại cho học sinh quan sát và chỉ ra các lỗi mà các em hay vấp phải.
- Về nhà xem lại các kiến thức đã học và chuẩn bị bài mới.
- Lắng nghe. Trả lời câu hỏi.
- chú ý quan sát
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe.
HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNH: 
WINDOWS MOVIE MAKER 2.6 (TIẾT 2) 
I. Mục tiêu
- Biết cách sử dụng dữ liệu văn bản, hình ảnh, âm thanh, video để xây dựng đoạn phim ngắn hoặc làm album ảnh.
- Học sinh nắm được cách thao tác với phần mềm Windows movie maker 2.6. Nắm được công dụng của phần mềm, tạo được sản phẩmhoàn chỉnh từ phần mềm.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp:
- Kiểm tra bài cũ.
- Nhắc lại cách khởi động phần mềm Windows movie maker 2.6.
2. Các hoạt động:
a. Chèn ảnh và nhạc để trình chiếu:
- Bước 1: Nháy vào Import pictures để chèn tranh ảnh. Trên màn hình xuất hiện cửa sổ Import File. Nhấn giữ phím Ctrl và nháy chọn vào các ảnh cần chèn. Sau đó nháy vào Import.
- Bước 2: Kéo hình ảnh từ vị trí A rồi thả xuống vị trí B.
- GV cho học sinh thực hành và quan sát kết quả.
b. Chỉnh sửa hiệu ứng cho hình ảnh:
- Bước 1: Nháy chọn Collections 
- Bước 2: Nháy chọn Video Effects.
- Bước 3: Chọn hiệu ứng bất kì, kéo giữ chuột rồi thả và hình ảnh cần thêm hiệu ứng.
- GV hướng dẫn, quan sát HS thực hành.
c. Chỉnh sửa hiệu ứng chuyển cảnh cho hình ảnh:
- Bước 1: Nháy chọn Collections 
- Bước 2: Nháy chọn Video Transitions
- Bước 3: Chọn hiệu ứng bất kì, kéo giữ chuột rồi thả vào để thêm hiệu ứng.
- GV hướng dẫn, quan sát HS thực hành.
c. Lưu bài làm:
- Sau khi hoàn thành sản phẩm em tiến hành lưu bài làm vào máy
+ Bước 1: Nháy chọn Finish Movie
+ Bước 2: Chọn Save to my computer để đặt tên và lưu.
3. Củng cố và dặn dò:
 - Thực hành lại cho học sinh quan sát và chỉ ra các lỗi mà các em hay vấp phải.
- Lắng nghe. Trả lời câu hỏi.
- HS suy nghĩ trả lời 
- HS trả lời
- Chú ý lắng nghe và quan sát
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe.
Tổ duyệt 
BGH duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20 Huong dan tin hoc 345 2017 2018_12255456.doc