Giáo án Khoa học 5 - Tuần 11 - Tiết 21, 22

Khoa học

TIẾT 21 : ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE ( t.t )

(Mức độ liên hệ: Bộ phận/liên hệ)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp HS xác định được giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người từ lúc mới sinh đến khi trưởng thành. Khắc sâu đặc điểm của tuổi dậy thì.

- Vẽ hoặc viết được sơ đồ cách phòng tránh các bệnh: Bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A và HIV/ AIDS.

- Nhận ra được bệnh kể trên lây lan thành dịch như thế nào.

2. Kĩ năng: Vận động các em vẽ tranh phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện (hoặc xâm hại trẻ em hoặc HIV/ AIDS, hoặc tai nạn giao thông.

3. Thái độ: Giáo dục HS bảo vệ sức khỏe và an toàn cho bản thân và cho mọi người.

* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung trựctiếp)

II. CHUẨN BỊ:

· GV : Các sơ đồ trong SGK.Giấy khổ to và bút dạ đủ dùng.

· HS : SGK , VBT .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 5 - Tuần 11 - Tiết 21, 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
TIẾT 21 : ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE ( t.t ) 
(Mức độ liên hệ: Bộ phận/liên hệ)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 	
- Giúp HS xác định được giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người từ lúc mới sinh đến khi trưởng thành. Khắc sâu đặc điểm của tuổi dậy thì.
- Vẽ hoặc viết được sơ đồ cách phòng tránh các bệnh: Bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A và HIV/ AIDS.
- Nhận ra được bệnh kể trên lây lan thành dịch như thế nào.
2. Kĩ năng: Vận động các em vẽ tranh phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện (hoặc xâm hại trẻ em hoặc HIV/ AIDS, hoặc tai nạn giao thông.
3. Thái độ: Giáo dục HS bảo vệ sức khỏe và an toàn cho bản thân và cho mọi người.
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung trựctiếp)
II. CHUẨN BỊ: 
GV : Các sơ đồ trong SGK.Giấy khổ to và bút dạ đủ dùng.
HS : SGK , VBT .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập: Con người và sức khỏe .
GV kiểm tra HS dưới hình thức hái hoa dân chủ .
- Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì?
- Dựa vào sơ đồ đã lập ở tiết trước, trình bày lại cách phòng chống bệnh (sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan B, nhiễm HIV/ AIDS)? 
GV nhận xét - cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Trò chơi “Bắt tay lây bệnh”.
Mục tiêu : HS viết hoặc vẽ được sơ đồ cách phòng tránh 1 trong các bệnh đã học.
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn.
GV chọn ra 2 HS (giả sử 2 em này mắc bệnh truyền nhiễm), GV không nói cho cả lớp biết và những ai bắt tay với 2 HS sẽ bị “Lây bệnh”.
Yêu cầu HS tìm xem trong mỗi lần ai đã bắt tay với 2 bạn này.
Bước 2: Tổ chức cho học sinh thảo luận.
Qua trò chơi, các em rút ra nhận xét gì về tốc độ lây truyền bệnh?
- Em hiểu thế nào là dịch bệnh?
- Nêu một số ví dụ về dịch bệnh mà em biết?
à GV chốt ý : Khi có nhiều người cùng mắc chung một loại bệnh lây nhiễm, người ta gọi đó là “dịch bệnh”. Ví dụ: dịch cúm, đại dịch HIV/ AIDS
v	Hoạt động 2: Thực hành vẽ tranh vận động.
Mục tiêu : HS vẽ được tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện ( hoặc xâm hại trẻ em, hoặc HIV / AIDS, hoặc tai nạn giao thông.
Bước 1: Làm việc cá nhân.
GV theo dõi, giúp đỡ HS .
Bước 2: Làm việc cả lớp.
GV dặn HS về nhà nói với bố mẹ những điều đã học và treo tranh ở chỗ thuận tiện, dễ xem.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu: Ôn lại kiến thức vừa học
Thế nào là dịch bệnh? Nêu ví dụ?
GV chọn tranh vẽ đẹp, nội dung phong phú, mới lạ, tuyên dương trước lớp.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: Tre, mây, song.
Nhận xét tiết học .
Hát 
- HS hái hoa và trả lời câu hỏi .
HS chọn sơ đồ và trình bày lại.
Hoạt động lớp - nhóm
Mỗi HS cầm giấy, bút.
+ Lần thứ nhất: đi bắt tay 2 bạn rồi ghi tên các bạn đó (đề rõ lần 1).
+ Lần thứ hai: đi bắt tay 2 bạn khác rồi ghi tên các bạn đó (đề rõ lần 2).
+ Lần thứ 3: đi bắt tay 2 bạn khác nữa rồi ghi tên các bạn đó (đề rõ lần 3).
HS đứng thành nhóm những bạn bị bệnh.
• 
- HS nêu nhận xét .
Hoạt động cá nhân
HS làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục thực hành trang 40 SGK.
Một số HS trình bày sản phẩm của mình với cả lớp.
Hoạt động cả lớp
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
Hs lắng nghe
Kiểm tra
KNS
Trò chơi
Thực hành
Động não
Giảng giải
HCM
Thực hành
Củng cố
Rút kinh nghiệm : 
Khoa học
TIẾT 22 : TRE, MÂY, SONG
(Mức độ liên hệ: Bộ phận/liên hệ)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: HS có khả năng lập bảng so sánh: đặc điểm và công dụng của tre, mây, song, nhận ra được một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song.
2. Kĩ năng: HS nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm, bảo quản các đồ dùng trong gia đình.
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS, MT (Khai thác nội dung trực tiếp)
II. CHUẨN BỊ: 
GV : Hình vẽ trong SGK trang 46 , 47 / SGK . Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm từ tre, mây, song.
HS : SGK , VBT .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: ÔT:Con người và sức khỏe (tt)
+ Nêu đặc điểm của tuổi dậy thì?
+ Thế nào là dịch bệnh? Cho ví dụ?
+ Kể tên các bệnh đã học? Nêu cách phòng chống một bệnh?
- GV nhận xét - cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới:
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
Mục tiêu : HS lập được bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre; mây; song.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
GV yêu cầu HS đọc thông tin có trong SGK .
GV phát cho các nhóm phiếu bài tập.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- GV chốt ý .
 v Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu : HS nhận ra được 1 số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre; mây; song. Nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng tre; mây; song được sử dụng trong gia đình.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm .
Bước 2: Làm việc cả lớp.
GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận các câu hỏi trong SGK.
Kể những đồ dùng làm bằng tre, mâu, song mà bạn biết?
Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng tre, mây song có trong nhà bạn?
à GV kết luận: Tre, mây, song là vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của các vật liệu này rất đa dạng và phong phú. Những đồ dùng trong gia đình được làm từ tre hoặc mây, song thường được sơn dầu để bảo quản , chống ẩm mốc.
Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu: Ôn lại kiến thức vừa học.
Thi đua: Kể tiếp sức các đồ dùng làm bằng tre, mây, song mà bạn biết? (2 dãy).
GV nhận xét - tuyên dương 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: Sắt, gang, thép.
Nhận xét tiết học 
Hát 
HS trả lời.
Hoạt động nhóm – lớp 
- HS đọc thông tin trong SGK, kết hợp với kinh nghiệm cá nhân hoàn thành phiếu.
Tre
Mây, song
Đặc điểm
- mọc đứng, thân tròn, rỗng bên trong, gồm nhiều đốt, thẳng hình ống
- cứng, đàn hồi, chịu áp lực và lực căng
- cây leo, thân gỗ, dài, không phân nhánh
- dài đòn hàng trăm mét
Ứng dụng
- làm nhà, nông cụ, dồ dùng
- trồng để phủ xanh, làm hàng rào bào vệ
- làm lạt, đan lát, làm đồ mỹ nghệ
- làm dây buộc, đóng bè, bàn ghế
Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động nhóm – lớp 
Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình 4, 5, 6, 7 trang 47 SGK, nói tên đồ dùng và vật liệu tạo nên đồ dùng đó.
Đại diện nhóm trình bày + nhóm khác bổ sung.
Hình
Tên sản phẩm
Tên vật liệu
4
- Đòn gánh
- Ống đựng nước
Tre
Ống tre
5
- Bộ bàn ghế tiếp khách
Mây
6
- Các loại rổ
Tre
7
Thuyền nan, cần câu, sọt, nhà, chuồng lợn, thang, chõng, sáo, tay cầm cối xay.
Tre
+ Thúng , rổ , rá , bàn , ghế , võng , nôi
+ Rổ , rá khi dùng xong úp cho ráo nước - mây, song thường được sơn dầu để bảo quản , chống ẩm mốc .
Hoạt đông nhóm
3 dãy thi đua.
Lớp nhận xét.
Hs lắng nghe
Kiểm tra
KNS
Trực quan
Thực hành
Thuyết trình
HCM
MT
Trực quan
Thảo luận
Hỏi đáp
Giảng giải
Trò chơi
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docKHOA HOC.doc