Giáo án Lớp 3B - Tuần 11

Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ đầu tuần

Tiết 2: Toán: Bài toán giải bằng 2 phép tính (tiếp theo)

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.Bài tập cần làm:Bài 1,2; bài 3(dòng 2): nêu miệng.

II. Đồ dùng dạy học:Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 3 dòng 2.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Giới thiệu bài: Trong tiết học trước các em đã được học cách giải dạng toán bằng 2 phép tính có liên quan đến phép cộng, trừ. Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục học giải bài toán bằng 2 phép tính có liên quan đến nhân và cộng.

 

docx 25 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3B - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HDTH môn Toán
I .Mục tiêu: HS biết giải bài toán bằng hai phép tính.
 II. Các hoạt động dạy- học.
GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 50 trang 40 ở vở bài tập Thực hành toán 3.
Yêu cầu HS làm bài
Gọi HS lên bảng làm bài-nhận xét ,đánh giá.
III. Củng cố- dặn dò: củng cố nội dung bài-Dặn ôn bài ở nhà.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 3 ngày 11 tháng 11 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết giải bài toán bằng hai phép tính. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 3, Bài 4a,b
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
2 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Gọi 1 học sinh đọc đề
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu ta tìm gì?
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Y/c HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng
Túm tắt: Có: 45 ô tô
 Rời bến: 18 ô tô và 17 ô tô
 Còn lại:  ô tô?
- Y/c HS giải thích cách làm ?
- GV chốt bài làm đúng
- Y/c HS nêu cách giải khác.
Bài 2*: (Để cuối tiết)GV vẽ sơ đồ.
Tóm tắt: 
 48 con
 | | | | | | |
 Bán Còn lại con?
- GV chốt bài làm đúng
Bài 3. Gọi 1 học sinh đọc đề
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu ta tìm gì?
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Y/c HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng
8 bạn
14 bạn
}? bạn
Tóm tắt:
Số HS giỏi
HS?
| | 
Số HS khá
| | |
- GV chốt bài làm đúng
Bài 4a,b,c*. Tính (theo mẫu):
Mẫu: Gấp 15 lên 3 lần, rồi cộng với 47 đơn vị:
- Yêu cầu học sinh nêu cách gấp 15 lên 3 lần
- Sau khi gấp 15 lên 3 lần, chúng ta cộng với 47 thì được bao nhiêu ?
- Y/c HS tự làm tiếp các phần còn lại vào bảng con.
- GV chốt. hỏi:
-Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
-Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
3. Củng cố - dặn dò: Nhấn mạnh nd bài
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc đề bài. 
- HS nêu
- HS nêu
- HS nêu
- 1 HS nêu tóm tắt.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lờn bảng l làm
- Nhận xét, chữa bài
+Tìm số xe đã rời bến thuộc dạng toán tìm tổng hai số.
+Tìm số xe còn lại thuộc dạng toán tìm hiệu hai số
- HS nêu cách giải khác. 
- 1 HS đọc đề bài. HS nêu tóm tắt miệng 
- 1 HS nhìn sơ đồ, nêu bài toán.
- Cả lớp làm bài, 1 HS lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài, giải thích cách làm.
+Tìm số thỏ đã bán thuộc dạng Toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
+Tìm số thỏ còn lại thuộc dạng toán tìm hiệu hai số
- 1 HS đọc đề bài. 
- HS nêu
- HS nêu
- HS nêu
- 1 HS nêu tóm tắt.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng l làm
- Chữa bài trên bảng, giải thích cách làm.
+ Tìm số học sinh khá thuộc dạng Toán tìm số lớn.
+ Tìm cả HS giỏi và HS khá thuộc dạng toán tìm tổng hai số.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS phân tích mẫu:
- 15 x 3 = 45
- 45 + 47 = 92 
- Lớp làm bảng con. 1HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
- HS trả lời
- Lớp nhận xét.
------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc: Vẽ quê hương
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ , và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc .
- Hiểu ND : Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ (Trả lời được các CH trong SGK ; Thuộc hai khổ thơ trong bài ) 
- GDBVMT: giúp các em trực tiếp cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ của quê hương thôn dã, thêm yêu quý đất nước ta
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài thơ SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ kiểm tra bài cũ: - Đọc câu chuyện “Đất quý, đất yêu” và trả lời câu hỏi: Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ?
- Gv nhận xét, đánh giá
- 3 HS nối tiếp nhau đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Hỏi: Nếu vẽ tranh về đề tài quê hương, em sẽ vẽ những gì ?
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tranh vẽ những cảnh gì ?
- 2-3 HS trả lời theo cách nghĩ của từng em.
- HS trao đổi trong nhóm, sau đó mỗi nhóm cử một đại diện trả lời.
- Nghe GV giới thiệu bài
- GV tóm tắt các ý: Đây là bức tranh vẽ quê hương của một bạn nhỏ. Khi vẽ quê hương mình, bạn nhỏ đã vẽ những gì thân quen nhất như làng xóm, tre, lúa, trường học,..và tô những màu sắc tươi thắm nhất. Vì sao bạn nhỏ lại vẽ đựơc một bức tranh quê hương đẹp đến thế, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài thơ: Vẽ quê hương.
2/ Luyện đọc: 
Tiến hành tương tự các tiết trước
- Từ khó đọc: đỏ chót, bức tranh
+ Ngắt nghỉ:
Bút chì xanh đỏ / 	A, / nắng lên rồi //
Em gọt hai đầu / Mặt trời đỏ chót / 
Em thử hai màu / Lá cờ Tổ quốc /
Xanh tươi,/ đỏ thắm // Bay giữa trời xanh...//
- Thực hiện theo HD của GV
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ? 
- Ghi bảng, giảng: Tre, lúa, sông, máng, trời mây, 
- Tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, ngói mới, trường học, cây gạo, mặt trời, lá cờ Tổ quốc.
GVnhấn mạnh: Trong bức tranh của mình bạn nhỏ đã vẽ rất nhiều cảnh đẹp và gần gũi với quê hương mình, không những vậy bạn còn sử dụng nhiều màu sắc. 
- Em hãy tìm những màu sắc mà bạn nhỏ đã sử dụng để vẽ quê hương?
- Ghi bảng, giảng: xanh mát, xanh ngắt, đỏ tươi, đỏ thắm, đỏ chót.
Tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, ngói mới đỏ tươi, trường học đỏ thắm, mặt trời đỏ chót.
GV: Đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp - một vẻ đẹp nên thơ của quê hương thôn dã nên chúng ta phải biết yêu quý đất nước ta.
- Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp? Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất:
a) Vì quê hương rất đẹp.
b) Vì bạn nhỏ trong bài thơ vẽ rất giỏi.
c) Vì bạn nhỏ yêu quê hương.
- HS trao đổi nhóm 2 và trả lời (Câu c đúng nhất. Vì yêu quê hương nên bạn nhỏ thấy quê hương rất đẹp.)
Kết luận: Cả ba ý trả lời đều đúng, nhưng ý trả lời đúng nhất là ý c. Vì bạn nhỏ yêu quê hương. Chỉ có người yêu quê hương mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của quê hương và dùng tài năng của mình để vẽ phong cảnh quê hương thành một bức tranh đẹp và sinh động như thế.
- Nêu nội dung bài thơ?
- Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của một bạn nhỏ
4/ Học thuộc lòng bài thơ.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. Sau đó tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
- GV nhận xét, chốt
- 1 HS đọc lại bài thơ.
- Học thuộc từng khổ. 
- Học thuộc lòng cả bài.
- Thi đọc thuộc từng khổ, cả bài.
C/Củng cố - dặn dò: Nhắc lại nd bài?
- Liên hệ giáo dục HS: Cảnh vật xung quanh ta rất đẹp và đáng yêu chúng ta cần gìn giữ,bảo vệ.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Thực hành phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Học sinh có khả năng:
+ Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể
+ Biết cách xưng hô đúng với những người nội, ngoại.
+ Vẽ sơ đồ họ hàng nội, ngoại.
+ Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình.
 + Giáo dục HS luôn quan tâm đến những người thân trong GĐ.
II. Đồ dùng dạy học:
	+ Học sinh mang ảnh họ nội, họ ngoại đến lớp ( nếu có ) cho HĐ 2.
	+ Chuẩn bị số giấy lớn, hồ dán, bút màu cho hoạt động 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Mở đầu
+ Kiểm tra bài cũ: 
 Chúng ta phải đối xử với bà con họ hàng như thế nào?
+ Giới thiệu bài: Để các em biết dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác biết ....
 Hoạt động 2. Vẽ sơ đồ về họ nội, họ ngoại của mình.
* Khởi động: 
- Chơi trò chơi đi chợ mua gì? Cho ai ?
b. Cách chơi:
- Giáo viên cho cả lớp đứng lên để chơi.
- Cử 1 trưởng trò
- Cho các em hô số: 1, 2, 3,....
GV: Trò chơi cứ tiếp tục như vậy 
(mua quà cho ông, bà, cô, dì, bác)
* Trò chơi kết thúc.
* Thực hành vẽ sơ đồ.
- GVHD: Các em quan sát sơ đồ ở SGK trang 43 dựa vào sơ đồ đó hãy vẽ và giới thiệu về họ hàng của mình.
- GV nhận xét.
 Hoạt động cuối. 
+ Củng cố.
? Gia đình em gồm có mấy thế hệ ? Hãy kể cho cả lớp cùng biết.
+ Dặn dò. Xem bài sau: Phòng cháy khi ở nhà
- Thương yêu, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình.
- Học sinh điểm số từ 1 đến hết.
* Trưởng trò: Đi chợ, đi chợ !
* Cả lớp: Mua gì, mua gì ?
* Trưởng trò: Mua 2 cái áo “ Em nào đúng số 2 đứng lên chạy quanh lớp.
* Cả lớp: Cho ai ? Cho ai ?
Em số 2 vừa chạy vừa nói: “Cho mẹ, cho mẹ !” về chỗ.
* Trưởng trò nói tiếp: Đi chợ, đi chợ
* Cả lớp mua gì, mua gì ?
- HS vẽ sơ đồ vào VBT.
- Học sinh trình bày kết quả trong tổ.
- Các nhóm sửa bài của mình vào vở bài tập.
- HS trình bày trước lớp.
- Lớp bổ sung nhận xét
.
- 1 HS kể trước lớp.
--------------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán
I .Mục tiêu: HS biết giải bài toán bằng hai phép tính.
 II. Các hoạt động dạy- học.
GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 51 ở vở Thực hành toán trang 41.
Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
Gọi HS lên bảng làm-Nhận xét chữa bài.
III. Củng cố- dặn dò: củng cố nội dung bài-Dặn ôn bài ở nhà.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4 ngày 12 tháng 11 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục:
Động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
TC: Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân và lườn của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết thực hiện động tác bụng của bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi : Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau. yêu cầu biết cách chơi và tham gia được trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện
Địa điểm : Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ
Phương tiện : Còi, kẻ vạch chơi trò chơi, khăn bịt mắt
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
+ GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- GV điều khiển lớp
2. Phần cơ bản
+ Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục phát triển chung
- GV làm mẫu và hô nhịp
+ Học động tác bụng
- GV nêu tên động tác, vừa làm mẫu vừa giải thích và hô nhịp chậm đồng thời cho HS bắt chước làm theo
- GV theo dõi sửa động tác sai cho HS
+ Học động tác toàn thân
- GV nêu tên động tác
- Vừa làm mẫu vừa giải thích 
- GV uốn nắn, sửa động tác và cho HS tập lại
- Chơi trò chơi : Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau
- GV nhắc lại cách chơi
3. Phần kết thúc
+ GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học
- Về nhà ôn lại bài
+Tập hơp, điểm số, báo cáo.
+ Nghe.
+ Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát
- Đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong sân, khởi động các khớp và chơi trò chơi " Bịt mắt bắt dê "
- HS tập theo nhịp hô của GV những lần sau lớp trưởng điều khiển
- Chia nhóm tập luyện 4 động tác đã học
- Các tổ thi đua với nhau
- HS tập động tác bụng
- HS tập động tác toàn thân
- HS chơi trò chơi
+ Tập một số động tác hồi tĩnh
- Vỗ tay theo nhịp và hát
------------------------------------------
Tiết 2: Toán: Bảng nhân 8
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được phép nhân 8 trong giải toán . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn (như hình vẽ SGK). Bảng cài của GV, bộ đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: KT bài về nhà bài 3/tiết 52
- Nhận xét, đánh giá
- 2 em lên bảng làm bài 3 tiết 52. 
- Lớp nhận xét
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài: Trong giờ học này các em sẽ học bảng nhân tiếp theo của bảng nhân 7, đó là bảng nhân 8
2.2 Hướng dẫn thành lập bảng nhõn 
- Gắn một tấm bìa có 8 hình tròn lên bảng và hỏi: Có mấy hình tròn?
- 8 hình tròn được lấy mấy lần ?
- 8 được lấy mấy lần ?
- 8 được lấy một lần nên ta lập được phép nhân: 8 x 1 = 8 ( ghi lên bảng phép nhân này)
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có 2 tấm bìa mỗi tấm có 8 hình tròn, vậy hình tròn được lấy mấy lần ?
- Vậy 8 được lấy mấy lần ?
- Hãy lập phép tính tương ứng với 8 được lấy 2 lần
- 8 nhân 2 bằng mấy ?
- Vì sao em biết 8 nhân 2 bằng 16 ?
(Hãy chuyển phép nhân 8 x 2 thành phép cộng tương ứng rồi tìm kết quả )
- Viết lên bảng phép nhân: 8 x 2 = 16 và yêu cầu HS đọc phép nhân này 
- Hướng dẫn HS lập phép nhân 
8 x 3 = 24 tương tự như phép nhân: 8 x 2 = 16.
Hỏi: Bạn nào có thể tìm được kết quả của phép tính 8 x 4.
- Quan sát hoạt động của GV và trả lời: Có 8 hình tròn
- 8 hình tròn được lấy 1 lần
- 8 được lấy 1 lần
- HS đọc phép nhân: 8 nhân 1 bằng 8.
- Quan sát thao tác của GV và trả lời: 8 hình tròn được lấy 2 lần
- 8 được lấy 2 lần
- 8 x 2
- 8 nhân 2 bằng 16
- Vì 8 x 2 bằng 8 + 8 mà 8 + 8 = 16 nên 8 x 2 = 16.
- HS đọc
- 8 x 4 = 8 + 8 + 8 + 8 = 32
- 8 x 4 = 24 + 8 ( vì 8 x 4 = 8 x 3 + 8)
Lưu ý: Nếu HS tìm đúng kết quả thì GV cho HS nêu cách tìm và nhắc lại cho HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS không tìm được GV chuyển tích 8 x 4 thành tổng 8 + 8 + 8 + 8 rồi hướng dẫn HS tính tổng để tìm tích. GV có thể hướng dẫn HS theo cách hai, 8 x 4 có kết quả chính xác bằng kết quả 8 x 3 cộng thêm 8.
- Yêu cầu HS cả lớp tìm kết quả của các phép nhân còn lại trong bảng nhân 8 và viết vào phần bài học.
- 8 HS lần lượt lên bảng viết kết quả các phép nhân còn lại trong bảng nhân 8.
GV: Chỉ vào bảng và nói: Đây là bảng nhân 8. Các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 8, thừa số còn lại lần lượt là các số 1,2,3,,10.
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 8 vừa lập được, sau đó cho HS thời gian để tự học thuộc lòng bảng nhân này.
- Xoá dần bảng nhân cho HS học thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
- Cả lớp đọc thầm bảng nhân 2 lần, sau đó tự học thuộc lòng bảng nhân.
- Đọc bảng nhân
- HS thi đọc thuộc lòng
2.3 Luyện tập - thực hành
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Gọi HS đọc k.quả
- GV nhận xét, chốt bài làm đúng.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì? 
Hỏi: 
- Mỗi can dầu có bao nhiêu lít dầu ?
- Vậy để biết 6 can dầu có tất cả bao nhiêu lít ta làm thế nào. Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở .
- Thu 1 số bài sau đó chữa bài nhận xét.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì ?
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào 
- Tiếp sau số 8 là số nào ?
- 8 cộng thêm mấy thì bằng 16 ?
- Tiếp sau số 16 là số nào ?
- Em làm như thế nào để tìm được số 24 ?
- HS đọc đề bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm
- Làm bài ở VBT và kiểm tra bài làm của bạn.
- Nối tiếp nhau đọc k.quả
- Lớp nhận xét 
- 1 HS đọc đề bài
- HS nêu
- Mỗi can dầu có 8 lít dầu
-6 can như thế có bao nhiêu lít dầu?
- Cả lớp làm bài vào vở - 1 HS làm bài trên bảng
- Lớp nhận xét 
- 1 HS đọc đề bài
- HS nêu
- Bài toán yêu cầu chúng ta đếm thêm 8 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- Số 8
- Tiếp sau số 8 là số 16
- 8 cộng thêm 8 bằng 16
- Tiếp sau số 18 là số 24
- Em lấy 16 cộng với 8
Giảng: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 8. Hoặc bằng số đứng ngay sau nó trừ đi 8.
- Yêu cầu HS tự làm tiếp bài, sau đó chữa bài rồi cho HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được.
- GV nhận xét, chốt bài làm đúng.
- HS tự làm tiếp bài, sau đó chữa bài rồi cho HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được.
- Lớp nhận xét
3. Củng cố - dặn dò:- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 8 
- Nhận xét tiết học yêu cầu HS về nhà học thuộc bảng nhân 8
---------------------------------------
Tiết 3: Âm nhạc: Ôn tập bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết
I. Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
 - Biết hát kết hợp với vận động phụ hoạ.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Hát thuần thục bài Lớp chúng ta đoàn kết.
- Tranh vẽ cảnh các em HS chơi đùa trong sân trường.
- Một vài động tác minh hoạ cho bài hát.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát.
B. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS hát bài Lớp chúng ta đoàn kết
- GV cho HS nhận xét 
- GV nhận xét bổ sung
C. Bài mới:
* Ôn tập bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết
Ôn tập
GV cho HS hát. Yêu cầu HS thể hiện sắc thái khoẻ mạnh, vui tươi, hát với sự sôi nổi nhiệt tình.
- Ôn tập cách hát lĩnh xướng: Một HS hát từ câu 1- 4, cả lớp hát 4 câu tiếp theo.
- Ôn tập cách hát nối tiếp: Chia lớp theo 4 tổ, mỗi tổ hát một câu nối tiếp đến hết bài.
- Ôn tập cách hát đối đáp: Chia lớp thành hai nửa, mỗi bên hát một câu đối đáp đến hết bài.
2. Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm.
Lần thứ nhất, cả lớp cùng thực hiện.
Lần thứ hai, Chia lớp học thành hai nửa, mỗi bên thực hiện theo cách hát đối đáp.
Lần thứ ba, chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ thực hiện theo cách hát nối tiếp.
3. Trình bày bài hát kết hợp vận động
- GV hướng dẫn HS vừa hát vừa kết hợp một vài động tác đã chuẩn bị.
- GV chỉ định một vài nhóm lên trình bày trước lớp.
GV nhắc HS: Về nhà tiếp tục hát cho thuần thục hơn
4 Tổng kết- Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc và chuẩn bị bài sau.
HS ghi bài
HS trình bày.
HS thực hiện
HS trình bày
HS tập hát kết hợp gõ đệm
HS thực hiện
HS trình bày theo nhóm
HS ghi nhớ
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán
I .Mục tiêu: Tiếp tục giúp HS luyện tập về giải toán bằng hai phép tính. 
II.Các hoạt động dạy-học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 52 vở bài tập Thực hành Toán 3 trang 42,43.
Yêu cầu HS cả lớp làm bài.
Gọi HS lên bảng làm bài-nhận xét –đánh giá.
III. Củng cố-dặn dò: Nhận xét giờ học.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 5 ngày 13 tháng 11 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: 
Động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
TC: Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân và lườn của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết thực hiện động tác bụng của bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi : Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau. yêu cầu biết cách chơi và tham gia được trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện
Địa điểm : Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ
Phương tiện : Còi, kẻ vạch chơi trò chơi, khăn bịt mắt
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
+ GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- GV điều khiển lớp
2. Phần cơ bản
+ Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung
- GV hô nhịp cho HS làm lần 1.
- GV theo dõi sửa động tác sai cho HS
- GV nêu tên động tác, lớp trưởng hô nhịp chậm đồng thời cho HS làm lần 2.
- GV uốn nắn, sửa động tác và cho HS tập lại
- GV chia 3 nhóm cho HS luyện tập
- Chơi trò chơi : Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau
- GV nhắc lại cách chơi
3. Phần kết thúc
+ GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học
- Về nhà ôn lại bài.
+Tập hơp, điểm số, báo cáo.
+ Nghe.
+ Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát
- Đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong sân, khởi động các khớp và chơi trò chơi " Bịt mắt bắt dê "
- HS tập theo nhịp hô của GV lần 2 lớp trưởng điều khiển.
- Chia nhóm tập luyện 6 động tác đã học
- Các tổ thi đua với nhau
- HS chơi trò chơi
HS đứng đội hình 3 hàng dọc
+ Tập một số động tác hồi tĩnh
- Vỗ tay theo nhịp và hát
--------------------------------------
Tiết 2: Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức , trong giải toán .
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể . Bài tập cần làm: Bài 1;2 (cột a);3;
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 8. 
- Nhận xét, đánh giá.
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Trong giờ học toán này các em sẽ cùng nhau luyện tập, củng cố kĩ năng thực hành tính nhân trong bảng nhân 8.
2.2 Luyện tập - thực hành
Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài tập yêu cầu chúng ta là gì ?
- Y/c HS làm vào VBT
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc kết quả của phép tính trong bảng phần a.
- Yêu cầu HS cả lớp làm phần b vào vở, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Hỏi: Các em có nhận xét gì về kết quả, các thừa số, thứ tự của các thừa số trong hai phép tính nhân 8 x 2 và 2 x 8 . 
GV: Vậy ta có 8 x 2 = 2 x 8.
- Qua phần b, em có kết luận gì ?
- GV nhận xét, chốt.
Bài 2 : Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài tập yêu cầu chúng ta là gì ?
- GV nêu yêu cầu, cả lớp làm bài.
a) 8 x 3 + 8 = 8 x 4 + 8 = 
b*) 8 x 8 + 8 = 8 x 9 + 8 = 
- Chốt bài làm đúng.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài (cho HS nêu lại qui trình giải toán: tóm tắt đề, tìm hiểu đề, xác định yếu tố đã có, yếu tố cần tìm, cách tìm, lời giải...)
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sửa sai. 
- GV nhận xét, chốt bài làm đúng.
 Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài toán y/c gì?
- Y/c HS thảo luận nhóm bàn
- Gv chốt ý đúng
- Qua câu a và b, em có nhận xét gì ?
- GV nhận xét rút ra kết luận: 8 x 3 = 3 x 8
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS ôn lại bảng nhân
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- 1 HS đọc
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
- HS làm vào VBT
- HS nối tiếp nhau đọc từng phép tính trước lớp bằng cách tính nhẩm
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài 
- Hai phép tính này có cùng kết quả bằng 16. Có các thừa số giống nhau nhưng thứ tự khác nhau.
- Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi.
- 1 HS đọc
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính
- HS làm vào vở
- Chữa bài, giải thích cách làm.
- Lớp nhận xét, chữa bài
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- Cuộn dây điện dài 50 m. Cắt lấy 4 đoạn, mỗi đoạn dài 8 m. Hỏi cuộn dây điện còn lại bao nhiêu m ?
- 1 HS làm bài trên bảng -lớp làm vào vở
- Nhận xét bài làm của bạn và kiểm tra bài làm của mình
- 1 HS đọc đề bài
- Bài yêu cầu viết phép nhân thích hợp vào ô trống 
- HS thảo luận nhóm bàn, trả lời câu a,b
- HS nêu : 8 x 3 = 3 x 8
 -----------------------------------
Tiết 3: Chính tả: (Nhớ- viết) Vẽ quê hương
I. Mục tiêu:
- Nhớ - viết bài chính tả ; tr

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 11.docx