Giáo án Lớp 3B - Tuần 22

Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ đầu tuần

Tiết 2: Toán: Luyện tập

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Biết tên gọi các tháng trong năm; số ngày trong từng tháng .

- Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm) . Bài tập cần làm: Dạng bài 1, bài 2 không nêu tháng 1 là tháng giêng , tháng 12 là tháng chạp .

II. Đồ dùng:- Tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2012. Lịch 2013

III. Các hoạt động dạy học

A. Bài cũ: - Một năm có bao nhiêu tháng? Kể tên các tháng trong năm ?

- Hãy cho biết tháng nào có 31 ngày?

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: Các em đã biết về tháng, năm. Bài hôm nay, các em sẽ củng cố về tên gọi các tháng trong năm; số ngày trong từng tháng và biết xem lịch

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập

 Bài 1:

- GV cho HSQS tờ lịch 2012 ghi các ngày tháng.

- Để biết ngày 3 tháng 2 là thứ mấy ta làm thế nào?

* Nếu HS lúng túng, GVHD: Để biết ngày 3 tháng 2 là thứ mấy trước hết phải xác định phần lịch tháng 2 trong tờ lịch trên. Sau đó, nhìn vào lịch tháng 2 ta xác định được ngày 3 ở hàng thứ mấy?

- GV Y/c HS xác định bất kì một ngày nào trong tháng nào đó là thứ mấy

 

docx 23 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3B - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 rễ như vậy được gọi là rễ chùm. Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ. 
HĐ 3: Phân loại rễ cây.
- Làm việc với vật thật
Cách tiến hành :
- GV phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính.Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới rễ nào là rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ,rễ củ. 
- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh
HĐcuối: Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : bài 42: Rễ cây ( tiếp theo ).
- HS trả lời
- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
- Cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ này được gọi là rễ cọc.
-Cây có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm.
- Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ.
-Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ mọc ra từ thân hoặc cành gọi là rễ phụ. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
-HS nghe.
- Học sinh quan sát các rễ cây đã chuẩn bị thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Thực hiện yêu cầu.
-----------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán
I.Mục tiêu: HS biết xem lịch và biết các ngày trong tháng.
II.Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 106 vở Thực hành Toán 3 tập 2 trang 14.
Yêu cầu HS làm bài.Gọi HS lên bảng làm bài-nhận xét,đánh giá.
III. Củng cố-Dặn dò: Nhận xét giờ học-Dặn dò. 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 3 ngày 3 tháng 2 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Toán: Hình tròn – Tâm, đường kính, bán kính 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn .
- Bước dầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3
II. Đồ dùng: - Một số mô hình hình tròn (bằng bìa, nhựa, mặt đồng hồ, chiếc đĩa hình )
- Com pa dùng cho giáo viên, học sinh, số vật dụng có dạng hình tròn.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra dụng cụ học toán (com pa, bảng con của học sinh)
- Nhận xét chuẩn bị dụng cụ của học sinh.
B. Bài mới
1. Giới thiệu: Trong toán về hình có nhiều loại hình các em học như hình tam giác, hình vuông,... Hôm nay cô giới thiệu các em loại hình nữa đó là hình tròn để biết được thế nào là tâm, bán kính, đường kính.
2. Giới thiệu hình tròn
- GV cho HS quan sát 1 số vật thật có dạng hình tròn.
O
A
 B
M
- Giáo viên vẽ một hình tròn sẵn ở bảng.
- Chỉ và giới thiệu hình tròn:
- Hình tròn tâm O, bán kính OM, đường kính AB
- Tâm O là trung điểm của đường kính AB
Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính
- Có bán kính OM = 1/2AB
3. Giới thiệu cái com pa và cách vẽ hình tròn.
- GV giới thiệu cấu tạo của com pa gồm: 2 nhánh
- Nhánh dài hơn có mũi nhọn để cắm xuống giấy khỏi trượt.
- Nhánh ngắn hơn có một vòng tròn nhỏ để bỏ bút chì vào có vít vặn chặt.
- Nối 2 nhánh bằng ốc vít nhỏ dễ mở rộng tuỳ ý.
- Trên cùng có một chốt tròn để cầm xoay khi vẽ hình tròn.
- Tác dụng: Com pa dùng để vẽ hình tròn.
- Giới thiệu cách sử dụng com pa để vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm
- Cách vẽ:
- Xác định khẩu độ com pa bằng 2 cm trên thước.
- Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn.
4. Thực hành bài tập
 Bài 1: Gọi HS nêu y/c BT
- Y/c HS quan sát hình vẽ rồi nêu đúng tên bán kính, đường kính của hình tròn.
- Các em thấy đường CD có đi ngang qua tâm điểm O không ?
- CD có phải đường kính không ?
- IC, ID có phải bán kính không ? Vì sao?
- GV chốt
Bài 2: Gọi HS nêu y/c BT 
- Gọi HS lên bảng làm bài và tập quay com pa
- GV nhận xét chung, chốt cách vẽ
Bài 3a: Gọi HS nêu y/c BT
- GV nhận xét chung, chốt cách vẽ
Bài 3b: Câu nào đúng, câu nào sai?
- Độ dài đoạn thẳng OC dài hơn độ dài đoạn thẳng OD.
- Độ dài đoạn thẳng OC ngắn hơn độ dài đoạn thẳng OM.
- Độ dài đoạn thẳng OC bằng một phần hai độ dài đoạn thẳng CD.
5. Củng cố - dặn dò:
- Nội dung bài hôm nay các em học cái gì?
- Y/c HS nhắc lại đặc điểm bán kính, đường kính?
- Giáo viên nhận xét tiết học
* Bài sau: Vẽ trang trí hình tròn
- Học sinh để dụng cụ trước mặt để giáo viên kiểm tra.
- Học sinh nghe giới thiệu
- Học sinh quan sát một số vật thật có dạng hình tròn như: Mặt đồng hồ có dạng hình tròn.
- Học sinh nghe giới thiệu
- 1 số HS lên chỉ và nêu lại
- Học sinh quan sát, nghe giới thiệu
- 2 em lên bảng thực hành
- Học sinh thực hành định khẩu độ com pa bằng 2 cm trên thước.
- Lớp tập vẽ vào vở nháp
- HS nêu y/c BT
- HS quan sát hình vẽ rồi nêu đúng tên bán kính, đường kính của hình tròn. Lớp nhận xét
a. Bán kính của hình tròn là: OM, ON. OP, OQ.
Đường kính của hình tròn là: MN, PQ
b. OA, OB là bán kính ;AB là đường kính
- CD không qua tâm O
- HS nêu
- HS nêu
- HS nêu y/c BT
- Cả lớp vẽ vào nháp. 2 em lên bảng vẽ hình tròn. (1 em làm câu a, 1 em làm câu b)
- Lớp nhận xét
- 1 HS nêu y/c BT
- 2 học sinh lên bảng vẽ, lớp vẽ vào vở.
- Lớp nhận xét
- 1 HS nêu y/c BT. Lớp thảo luận nêu kết quả đúng, sai ?
- Sai
- Sai
- Đúng
- Tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
-HS nhắc lại.
HS nghe.
------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc: Cái cầu 
I. Yêu cầu:
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ , khổ thơ
- Hiểu ND : bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất (Trả lời được các CH trong SGK thuộc được khổ thơ em thích) 
II. Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ trong bài SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Gọi 2 HS đọc bài Nhà bác học và bà cụ
+ Nhờ đâu mong muốn của bà cụ được thực hiện ?
- Giáo viên nhận xét ,đánh giá. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Bài hôm nay các em học. Cái cầu (Gv giới thiệu tranh) Cầu mang tên là gì ? Có một bạn nhỏ được cha gửi cho chiếc ảnh cái cầu ấy. Các em sẽ học bài thơ để hiểu vì sao bạn nhỏ yêu quý cái cầu ấy.
2. Luyện đọc
 (Tiến hành tương tự tiết TĐ trước)
 Luyện tiếng khó: xe lửa, võng, đãi đỗ, Hàm Rồng.
- GV nhắc nhở các em đọc: Giọng nhẹ nhàng, tha thiết. Nhấn giọng: Vừa bắc xong, yêu sao yêu ghê, yêu hơn cả, cái cầu của cha.
- Câu: Mẹ bảo://cầu Hàm Rồng sông Mã/
 Con cứ gọi/ cái cầu của cha.//
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
+ Người cha trong bài làm nghề gì ?
- Giảng, ghi bảng: cái cầu
+ Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào? Được bắc qua dòng sông nào?
- Giảng, ghi bảng: Cầu Hàm Rồng - sông Mã
- Gv cho Hs quan sát cầu Hàm Rồng (SGK): Chiếc cầu nổi tiếng từng bắc qua 2 bờ sông Mã, trên đường vào thành phố Thanh Hoá. Cầu nằm giữa hai quả núi. Một bên giống như đầu Rồng nên gọi là núi Rồng. Bên kia giống viên ngọc nên gọi là núi ngọc. Trong kháng chiến chống Mỹ cầu Hàm Rộng có vị trị quan trọng, máy bay Mỹ thường ném bom phá cầu nhằm cắt đứt đường vận chuyển người hàng hoá từ Bắc vào Nam. Bố bạn nhỏ đã tham gia xây dựng chiếc cầu này.
- Gọi HS đọc khổ thơ 2 và trả lời câu hỏi
- Từ chiếc cầu cha làm bạn nhỏ nghĩ đến gì ?
Ghi bảng: sợi tơ nhỏ, ngọn gió, lá tre, cầu tre, cầu ao
Ngòi,đãi đỗ.
+ Bạn nhỏ yêu chiếc cầu như thế nào ? Vì sao?
- Tìm câu thơ em thích nhất ? Giải thích vì sao em thích nhất câu thơ đó ?
- Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào ?
- Nêu nội dung bài?
- GV chốt
4. Luyện đọc lại - học thuộc khổ thơ em thích
- Giáo viên đọc cả bài lần 2
- Nhắc học sinh đọc đúng nhịp khổ thơ
- GV nhắc HS đọc thuộc lòng khổ thơ em thích
- Gọi HS xung phong đọc thuộc lòng khổ thơ em thích
C. Củng cố - dặn dò: Nhắc lại nội dung bài?
- Kể tên một số cây cầu mà em biết?
- GV chốt
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS đọc, trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét
- Học sinh theo dõi giáo viên giới thiệu
- Thực hiện theo HD của GV
- HS đọc thầm khổ thơ 1, trả lời: Cha làm nghề xây dựng cầu. Có thể là một kĩ sư hoặc một công nhân.
- Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã
- Học sinh quan sát tranh cầu Hàm Rồng.
- HS đọc thầm khổ thơ 2, trả lời: Nghĩ đến sợi tơ nhỏ như chiếc cầu giúp nhện qua chum nước. Bạn nghĩ đến ngọn gió như chiếc cầu giúp sáo sang sông. Bạn nghĩ đến lá tre, như chiếc cầu giúp kiến qua ngòi. Nghĩ đến chiếc cầu tre sang nhà bà ngoại êm như võng trên sông ru người qua lại. Nghĩ đến chiếc cầu ao mẹ thường đãi đỗ.
- HS đọc thầm khổ 3, 4, trả lời: Chiếc cầu trong tấm ảnh cầu Hàm Rồng. Vì chiếc cầu do cha bạn và các đồng nghiệp làm nên.
- Học sinh phát biểu ý kiến
- Bạn nhỏ yêu cha, tự hào về cha. Vì vậy, bạn yêu nhất cái cầu do cha mình làm ra.
- Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất
- 4 học sinh thi đọc lại bài thơ. Mỗi tổ nối tiếp đồng thanh.
- Học sinh nối tiếp đọc từng khổ
- HS nối tiếp đọc từng khổ theo nhóm bàn
- HS thi đọc thuộc lòng khổ thơ em thích
- Học thuộc lòng bài thơ
- HS nêu
- Cầu Hiền Lương, cầu Thê Húc, cầu Long Biên, cầu sông Hàn,cầu Dùng,cầu Rạng,
-------------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Rễ cây (TT)
I. Mục tiêu 
+Nêu được chức năng của rễ cây đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rễ đối với đời sống con người.
+ Giáo dục kỹ năng và ý thức bảo vệ cây cối.
II. Chuẩn bị
+ Hình trong sách trang 84,85.
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Mở đầu: 
+ Kiểm tra bài cũ:
Nêu tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
- Nhận xét
+ Giới thiệu bài mới: Rễ cây (tiết 2) 
HĐ2 : Chức năng của rễ 
- Làm việc theo nhóm.
*Cách tiến hành:
 Giao việc:QS hình trang trang 82 SGK và trả lời câu hỏi:
- Nói lại việc bạn đã làm H1 SGK.
- Giải thích vì sao không có rễ cây , cây không sống được? 
- Rễ có chức năng gì?
- Nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Rễ cây đâm xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cây không bị đổ.
HĐ3: Ích lợi của rễ cây (13-14 phút)
- Làm việc theo cặp (nhóm bàn)
 - Giao việc: Hãy chỉ rễ của những cây dưới đây.Người ta thường dùng những rễ cây đó để làm gì ?.
H. Con người dùng 1 số loại rễ cây để làm gì?
Kết luận: Rễ cây có ích lợi dùng làm thức ăn, làm thuốc, ....
HĐcuối: Củng cố, dặn dò:
- Nêu chức năng của rễ cây.
- Hãy nêu ích lợi của 1 số rễ cây.
-Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cây ?
-Nhận xét giờ học,dặn dò.
- 2 Học sinh nêu.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS làm việc theo 3 nhóm .
- Học sinh nêu.
- Rễ đâm xuống đất hút nước và muối khoáng để nuôi cây.
- HS làm việc theo cặp. Nêu kết quả.
H2:Dùng rễ cây này để SX ra tinh bột.
H3: Dùng rễ cây này để SX ra thuốc bổ.
H4 : Dùng rễ cây này để SX ra thuốc bổ
H5 : rễ cây này dùng làm thức ăn.
- Rễ cây dùng làm thức ăn, làm thuốc, ....
-HS nghe.
- HS nêu.
- Rễ đâm xuống đất hút nước và muối khoáng để nuôi cây,bám chặt vào đất giúp cây đứng vững
- Rễ cây dùng làm thức ăn, làm thuốc, ....
-HS nêu.
--------------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Tập đọc
I.Mục tiêu: HS tập đọc bài Chiếc máy bơm và trả lời được câu hỏi ở sgk.
II.Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS đọc bài Chiếc máy bơm trang 36 sách Tiếng Việt 3 tập 2.
Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi ở sgk
Nhận xét HS đọc và trả lời câu hỏi.
III. Củng cố,dặn dò: Nhận xét giờ học,dặn dò. 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4 ngày 4 tháng 2 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Trò chơi: Lò cò tiếp sức
I. Mục tiêu
- Biết nhảy dây kiểu chụm 2 chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây.	
- Chơi trò chơi : Lò cò tiếp sức. biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
Phương tiện : Còi, dụng cụ, dây, kẻ sân.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
* GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- GV điều khiển lớp
2. Phần cơ bản
* Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
- GV sửa động tác sai cho HS
+ Trò chơi : Lò cò tiếp sức.
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi
* GV điều khiển lớp
3. Phần kết thúc
- GV cùng HS hệ thống bài
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
+ Tập hợp, điểm số, báo cáo. 
+ Nghe. 
Tập bài TD phát triển chung.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ
* HS đứng tại chỗ tập so dây, trao dây, quay dây và tập chụm hai chân bật nhảy nhẹ nhàng.
- HS tập luyện theo tổ
- Cả lớp nhảy dây đồng loạt 1 lần, em nào có số lần nhảy dây nhiều nhất được biểu dương
- HS chơi trò chơi
* Tập 1 số động tác hồi tĩnh hít thở sâu
------------------------------------------
Tiết 2: Toán: Ôn cộng trừ các số trong phạm vi 10 000 và tháng, năm
I. Mục tiêu: Giúp HS nhớ và nắm được nội dung đã học về: 
- Phép cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000
- Ngày - tháng -năm
II. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh thực hành
 Bài 1: Tính nhẩm
1000 + 6000 = 200 + 7000 =
3000 + 5000 = 2000 + 300 =
700 + 9000 = 5000 + 400 =
- Giáo viên nhận xét, y/c HS nêu cách nhẩm
Bài 2 :Đặt tính rồi tính
 6927 – 5125 6091 + 2351 
8261 – 7049 5736 + 1547 
7634 – 3215 3758 + 295
- Giáo viên nhận xét, y/c HS nêu cách tính
Bài 3: Tháng năm
1 năm có mấy tháng?
1 năm học có mấy tháng?
Tháng này là tháng mấy?
Tháng mấy khai giảng năm học?
Tháng 12 có mấy ngày?
Sinh nhật em là ngày mấy, tháng mấy?
- Treo tờ lịch năm 2013, y/c HS nêu thứ ngày trong một số tháng
- Giáo viên nhận xét, chốt
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét – Dặn dò
- 1 HS nêu y/c BT
- HS thảo luận nhóm 2, nhẩm kết quả ghi vào nháp
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả
- Lớp nhận xét, bổ sung
- 1 HS nêu y/c BT.
- Học sinh làm bài vào bảng con
- 2 HS lên bảng làm
 - Lớp nhận xét, bổ sung
- HS nêu y/c BT, trả lời theo câu hỏi của GV
-1 năm có 12 tháng
-1 năm học có 9 tháng
-tháng này là tháng 2
-tháng 9 khai giảng năm học
-tháng 12 có 31 ngày
- Học sinh trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung 
---------------------------------------
Tiết 3: GDKNS: Em chăm sóc và giữ gìn đồ dùng 
---------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán
I.Mục tiêu: HS nhận biết được bán kính,đường kính, tâm của hình tròn.
HS vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
II. Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 107 vở Thực hành Toán 3 tập 2 trang 14,15.
Yêu cầu HS làm bài tập-GV thu một số vở nhận xét.
III. Củng cố,dặn dò:
GV nhận xét giờ học,dặn dò.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 5 ngày 5 tháng 2 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Trò chơi: Lò cò tiếp sức
I. Mục tiêu
- Biết nhảy dây kiểu chụm 2 chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây.	
- Chơi trò chơi : Lò cò tiếp sức. biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện
	Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
	Phương tiện : Còi, dụng cụ, dây, kẻ sân.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Phần mở đầu
* GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- GV điều khiển lớp
2. Phần cơ bản
* Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
- GV sửa động tác sai cho HS
+ Trò chơi : Lò cò tiếp sức.
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi
* GV điều khiển lớp
3. Phần kết thúc
- GV cùng HS hệ thống bài
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
+ Tập hợp, điểm số, báo cáo. 
+ Nghe. 
Tập bài TD phát triển chung.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ
* HS đứng tại chỗ tập so dây, trao dây, quay dây và tập chụm hai chân bật nhảy nhẹ nhàng.
- HS tập luyện theo tổ
- Cả lớp nhảy dây đồng loạt 1 lần, em nào có số lần nhảy dây nhiều nhất được biểu dương
- HS chơi trò chơi
* Tập 1 số động tác hồi tĩnh hít thở sâu
--------------------------------------
Tiết 2: Toán: Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần )
- Giải được bài toán gắn với phép nhân . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (cột a), Bài 3, Bài 4 (cột a )
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: - Đặt tính rồi tính :
123 x 3 302 x 2 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Các em đã học về nhân số có 3 chữ số với với số có 1 chữ số. Hôm nay, các em sẽ học nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
- Giáo viên ghi đề lên bảng
2. Hướng dẫn HS trường hợp nhân không nhớ.
 - GV nêu phép tính, viết lên bảng: 1034 ´ 2 = ?
- GV lưu ý HS cách đặt tính và thực hiện tính
- Gọi HS nêu cách thực hiện phép nhân trên
- GV chốt cách thực hiện, ghi bảng: 
 Vậy 1034 ´ 2 = 2068
3. Hướng dẫn trường hợp nhân có nhớ 1 lần
- GV nêu phép tính, viết lên bảng: 2125 x 3 = ?
* Lưu ý: Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì “ phần nhớ “được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo.
- Khi nhân ta nhân rồi mới cộng thêm “phần nhớ“ ở hàng liền trước.
- GV chốt cách thực hiện, y/c HS nêu cách thực hiện phép nhân trên.
- Hai phép nhân trên có gì giống và khác nhau?
* Y/c HS so sánh phép nhân ở bài cũ và phép nhân hôm nay học sau đó chốt cách nhân số số có bốn chữ số với số có một chữ số
4. Thực hành:
 Bài 1: Gọi học sinh đọc đề
- Bài toán yêu cầu gì ?
- Gọi 4 học sinh lên bảng làm 
- Giáo viên lưu ý HS với những phép tính có nhớ.
 - GV chốt kết quả, y/c HS nêu cách tính
 Bài 2a,b*: Gọi học sinh đọc đề
- Bài này yêu cầu gì ?
-GVnhận xét, chốt. Y/c HS nêu cách đặt tính và tính
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán này hỏi gì ?
- Muốn tìm số gạch 4 bức tường ta làm ntn? Yêu cầu các em làm bài vào vở
- Thu vở 1 số em nhận xét.
- GV nhận xét
Bài 4a: GV ghi 2000 x 2 = ?
- GV ghi cách nhẩm và chốt cách nhẩm
- Y/c HS làm bài vào VBT
 Giáo viên nhận xét
3. Củng cố - dặn dò: Y/c HS nêu lại cách nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số có nhớ một lần.
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Bài sau: Luyện tập
- HS làm vào nháp. 2 HS lên bảng làm
- HS khác nhận xét
- Học sinh nghe giới thiệu
- HS làm ra bảng con. 1 em lên bảng làm
- HS khác n/xét, so sánh với các phép tính ở bài cũ
- HS nêu miệng cách tính
- HS khác nhận xét
- HS làm ra bảng con. 1 em lên bảng làm
- Lớp nhận xét
- 2 HS nêu miệng cách tính
- Lớp nhận xét
- HS nêu
- HS nêu (Giống: đều là nhân số có 4 c/s với số có 1 c/s. Khác: VD1: phép nhân không nhớ, VD2 phép nhân có nhớ)
- HS so sánh
- 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu tính
- Lớp làm vào VBT. 4 em lên bảng làm 
- Lớp nhận xét chữa bài
- 2 HS nêu cách thực hiện
- 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu đặt tính và tính
- Lớp làm vào bảng con. 2 HS lên bảng làm
- Học sinh nhận xét bài bạn ở bảng.
- HS nêu
- 1 học sinh đọc đề bài
- HS nêu
- HS nêu
- HS làm bài vào vở
- Học sinh lên bảng tóm tắt và giải
- Lớp nhận xét
- HS nêu cách nhẩm. Lớp nhận xét
- HS nhắc lại cách nhẩm
- HS nhẩm kết quả và ghi vào VBT.
- Nối tiếp nhau đọc kết quả
- Lớp nhận xét
- HS nêu
-HS nghe.
-----------------------------------
Tiết 3: Chính tả: (Nghe- viết) Một nhà thông thái 
I. Mục tiêu:
- Nghe, viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng BT(2) a; BT3*
II. Đồ dùng dạy học:- 4 tờ A4 viết 4 câu bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: viết: Trôi chảy, trảy quả
* Giáo viên nhận xét bài cũ .
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- GV đọc mẫu bài văn: “ Một nhà thông thái “
- Đoạn văn trên gồm mấy câu ?
- Những chữ nào trong đoạn cần viết hoa ?
- Lưu ý các chữ số trang bài 26 ngôn ngữ, 100 bộ sách, 18 nhà khoa học.
* Luyện tiếng khó trong bài
+ Thông thái: th + ai + dấu sắc
+ Sử dụng: s + ư + dấu hỏi
- GV đọc mẫu lần 2 - Hướng dẫn cách viết
- Giáo viên đọc từng câu ngắn
- Thu 5 – 7 vở nhận xét .
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
a. Bài tập 2a: Tìm các từ
- Giáo viên chốt lời đúng
* Bài tập 3*: Gọi HS đọc, nêu y/c BT
- GV y/c HS nổi tiếp nhau đọc kết quả
* Giáo viên chốt lời giải đúng
4. Củng cố - dặn dò
- Về đọc lại các bài tập 
* Bài sau: Nghe nhạc
- 2 HS lên bảng, lớp bảng con. Lớp nhận xét
- Học sinh quan sát tranh Trương Vĩnh Ký năm sinh, năm mất của ông.
- Nghe
- 1 HS đọc chú giải từ mới: Thông thái, liệt
- 2 HS đọc đoạn văn, lớp đọc thầm.
- 4 câu
- Chữ đầu câu, tên riêng Trương Vĩnh Ký.
- Học sinh viêt bảng con
- 1 học sinh lên bảng viết
- Học sinh viết bài vào vở
- Học sinh đổi vở kiểm tra chéo
- Nhận xét, chữa lỗi
- HS đọc, nêu y/c BT
- Học sinh làm bài vào VBT
- Học sinh trình bày bài làm
- Học sinh bổ sung, nhận xét
- HS đọc, nêu y/c BT
- HS thảo luận nhóm bàn làm bài vào VBT.
- HS nổi tiếp nhau đọc kết quả
- Lớp nhận xét, bổ sung
-------------------------------------
Tiết 4: Đạo đức: Luyện tập bài Biết ơn thương binh liệt sỹ (T2) 
I.Mục tiêu: -Thương binh, liệt sĩ là những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc . Chúng ta cần biết ơn và kính trọng những người thương binh, liệt sỹ.
-Sẵn sàng tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
-Phê bình nhắc nhở những ai không kính trọng các cô chú thương binh, liệt sỹ.
II. Đồ dùng: Phiếu HT,thẻ xanh,đỏ.
III. Các hoạt động dạy học:
 HĐ của GV
	HĐ của HS
A.Kiểm tra:
 Gọi HS đọc ghi nhớ của bài Biết ơn thương binh,liệt sỹ.
Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1.GV giới thiệu bài.
2.Giảng bài.
Hoạt động 1:
GV phát phiếu học tập ,yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi,hoàn thành phiếu.
Để tỏ lòng biết ơn,kính trọng đối với các cô ,chú
Thương binh,liệt sỹ chúng ta phải làm 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 22.docx