Giáo án Lớp 3B - Tuần 28

Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ đầu tuần

Tiết 2: Toán: So sánh các số trong phạm vi 100 000

I. Mục tiêu:Giúp học sinh:

- Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000 .

- Biết tìm số lớn nhất , số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, 4a.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ viết nội dung bài tập 1,2

III. Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS làm bài 3/146

- 5 em nối tiếp nhau lên điền số.

* Giáo viên nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn so sánh các số trong phạm vi 100 000

a. So sánh hai số có các chữ số khác nhau.

- Giáo viên viết lên bảng: 99999. 100000 và yêu cầu học sinh điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ trống.

* Giáo viên hỏi: Vì sao em điền dấu <

 

docx 25 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 778Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3B - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên con vật và các bộ phận bên ngoài cơ thể thú rừng.
- Yêu cầu các nhóm nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa các thú rừng.
- GV chốt: Thú Là động vật có xương sống có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
- Yêu cầu học sinh nêu điểm khác nhau giữa thú rừng và thú nuôi 
- GV nhấn: Cơ thể thú nuôi có những biến đổi phù hợp với cách nuôi dưỡng, chăm sóc của con người. Thú rừng sống hoang dã, tự kiếm sống.
* Hoạt động 2: Ích lợi của thú rừng.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm và nhận xét bổ sung.
- Giáo viên nhận xét kết luận: 
* Đáp án: Câu 1, 3, 4 nối với a ; 1, 5 nối với b.
- Yêu cầu học sinh cho biết ích lợi của thú rừng.
* Giáo viên kết luận: Thú rừng cung cấp các dược liệu quý, là nguyên liệu để trang trí và mĩ nghệ. Thú rừng giúp thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp.
* Hoạt động 3: Bảo vệ thú rừng.
- Giáo viên treo tranh của một số loài động vật quý hiếm: Hổ, báo, gấu trúc, tê giác, voi.
* Giới thiệu: Đây là những loài vật quý hiếm. Số lượng các loài vật này còn rất ít.
- Chúng ta phải làm gì để các loài thú rừng quý không bị mất đi ?
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo định hướng.
+ Kể tên các biện pháp bảo vệ thú rừng.
+ Vẽ tranh hoặc viết một khẩu hiệu tuyên truyền cổ động để bảo vệ các loài vật quý hiếm.
+ Địa phương em đã làm gì để bảo vệ thú hiếm ?
* Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. 
* Kết luận: Bảo vệ các loài thú là việc làm rất cần thiết.
* Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
* Nhận xét và kết thúc bài học
* Bài sau: Thực hành: Đi thăm thiên nhiên
- HSLắng nghe 
- Học sinh quan sát các con vật trong tranh, xác định tên và phân loại các con thú.
- Học sinh làm việc theo nhóm: Lần lượt từng học sinh kể tên các loài thú, cả nhóm ghi vào giấy. Sau đó, mỗi học sinh chọn một con vật chỉ và gọi tên các bộ phận bên ngoài cơ thể của con vật đó trước nhóm.
- Cả nhóm thảo luận nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài thú rừng.
- Đại diện các nhóm trả lời các học sinh khác theo dõi, bổ sung.
- Học sinh đại diện các nhóm báo cáo. Sau đó các nhóm còn lại bổ sung ý kiến.
- 1 đến 2 học sinh nhắc lại
- Thú nuôi được con người nuôi. Thú rừng sống tự do trong rừng.
- Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành vở bài tập.
- Đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh quan sát và gọi tên các con vật trong tranh
- Lắng nghe.
- Cần phải bảo vệ thú rừng, không săn bắt thú rừng bừa bãi, không chặt phá rừng.
- Các nhóm thảo luận. Ý kiến trả lời đúng:
+ Các biện pháp: Bảo vệ rừng, không chặt phá rừng, cấm săn bắn trái phép, nuôi dưỡng các loài thú quý.
+ Khẩu hiệu: Hãy cứu lấy thú quý hiếm, chúng tôi cần rừng xanh
- Học sinh liên hệ theo tình hình địa phương
- Học sinh lắng nghe
 -----------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán
I.Mục tiêu: Củng cố cách đọc , viết các số có năm chữ số
Nhận biết được các số liền trước,số liền sau của các số đã cho.
II.Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 131 vở bài tập toán 3 tập 2 trang 56.
Yêu cầu HS làm bài tập,gọi HS lên bảng làm ,nhận xét bổ sung.
III. Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học,dặn dò.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 3 ngày 24 tháng 3 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Toán: Luyện tập 
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
- Đọc và biết thứ tự các số tròn nghìn , tròn trăm có năm chữ số .
- Biết so sánh các số .
- Biết làm tính với các số trong phạm vi 100 000 ( tính viết và tính nhẩm ). Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2a, Bài 3,4,5
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ: So sánh: 6785 với 66785; 98.999 với 89.999
- GV nhận xét, chữa bài.
C. Luyện tập
Bài 1: Số?
99 600, 99 601, 99 602, 99 603, 99 604.
18 200, 18 300, 18 400, 18 500, 18 600.
 c. 89 000, 90 000, 91 000, 92 000, 93 000.
Bài 2: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- GV nxét, đánh giá.
- GV yêu cầu HS nêu cách so sánh các số có 5 chữ số
Bài 3: Tính nhẩm? 
Bài 4:
a- Số lớn nhất có năm chữ số là: 99.999
b- Số bé nhất có năm chữ số là: 10.000
Bài 5: Đặt tính rồi tính
- GV nxét, đánh giá
D. Củng cố dăn dò
- Gv nxét tiết học
- 2 H làm bài, nêu cách ss
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm bài vào vở
- 3 HS lên bảng chữa bài
- HS nhận xét
- HS đọc lại bài 1
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở bài tập
- 4 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét.
- HS nêu cách so sánh
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- HS chữa miệng theo dãy
- HS khác nhận xét 
- 1 HS đọc yêu cầu
- 2 HS chữa miệng
- HS nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 4 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét, nêu cách đặt tính và tính
- HS khác nhận xét
 ------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc: Cùng vui chơi
I. Mục tiêu
- Biết ngắt nhịp ở các dòng thơ , đọc lưu loát từng khổ thơ .
Hiểu ND , ý nghĩa : các em HS chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui . Trò chơi giúp các em tinh mắt , dẻo chân , khỏe người . Bài thơ khuyên HS chăm chơi thể thao , chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khỏe , để vui hơn và học tốt hơn , ( Trả lời được các CH trong SGK ; thuộc cả bài thơ ) 
- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng biểu cảm 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại chuyện: “ Cuộc chạy đua trong rừng “
- Vì sao Ngựa Con đã bị thua trong cuộc chạy đua?
- GV nhận xét ,đánh giá.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Thể thao không những đem lại sức khoẻ mà còn đem lại tình thân ái. Bài thơ cùng vui chơi sẽ cho chúng ta thấy điều đó. 
2. Luyện đọc
(Tiến hành như các tiết trước)
+ Từ khó đọc: đẹp lắm, nắng vàng, lộn xuống
- Gv lưu ý cách ngắt nhịp giữa các dòng thơ: Ngày đẹp lắm / bạn ơi /
 Nắng vàng trải khắp nơi /
 Chim ca trong bóng lá / 
 Ra sân / ta cùng chơi . // 
 Quả cầu giấy xanh xanh /
 Qua chân tôi, / chân anh /
 Bay lên / rồi lộn xuống /
 Đi từng vòng quanh quanh. //
3) Tìm hiểu bài.
? Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh?
? Học sinh chơi đá cầu vui và khéo léo như thế nào?
- GV chốt, nhấn mạnh: Các bạn nhìn rất tinh mắt, đá rất dẻo, cố gắng cho cầu luôn bay trên sân.
? Em hiểu: “Chơi vui học càng vui” là t/nào?
- GV nhận xét, chốt: Bài thơ khuyên HS chăm chơi thể thao , chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khỏe , để vui hơn và học tốt hơn
4) Học thuộc lòng.
D. Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ
- GV nhận xét, dặn dò.
- 2 HS nối tiếp nhau câu truyện, mỗi em kể 2 đoạn, TLCH.
- HS quan sát tranh cảnh đẹp trong SGK.
- HS thực hiện theo HD của GV
- HS đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi.
- Chơi đá cầu trong giờ ra chơi.
- Một học sinh đọc khổ thơ 2, 3. Trả lời câu hỏi: + Trò chơi rất vui, quả cầu bay lên, bay xuống, học sinh vừa chơi vừa hát
 + Các bạn chơi rất khéo léo: nhìn rất tinh, đá rất dẻo
- Chơi vui để tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết học sẽ tốt hơn
- 1 học sinh đọc lại bài thơ
- HS luyện đọc, HTL bài thơ
- Cả lớp thi HTL từng khổ thơ và cả bài 
 -------------------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Mặt Trời
I.Mục tiêu: Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên trái đất.Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái đất.
II. Đồ dùng dạy học:
Hình sgk trang 110,111.
III. Các hoạt động dạy học:
 HĐ của GV
 HĐ của HS
 A .Kiểm tra: Nêu đặc điểm chung của các loài thú? Chúng thường sống ở đâu? Tại sao không được săn bắt mà cần bảo vệ chúng?
Cho HS nhận xét GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài Mặt Trời.
2.Giảng bài:
Hoạt động 1: 
Bước 1: làm việc theo nhóm
GV phát phiếu HT 
H: Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật?
H: Khi đi ra ngoài trời nắng,bạn thấy như thế nào?
Tại sao?
H; Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng ,
Vừa tỏa nhiệt?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện nhóm trình bày
Lớp theo dõi bổ sung.
GV KL: ( SGV): 
Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời
Cho HS quan sát hình 1 sgk.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
H: Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người,động vật và thực vật?
H: Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra 
Trên trái đất?
Bước 2: Làm việc cả lớp:
Cho các nhóm trình bày,nhận xét bổ sung.
GV lưu ý một số tác hại của ánh sáng Mặt Trời
GV KL:
Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt.Nhờ có Mặt Trời,cây cỏ xanh tươi,người và động vật khỏe mạnh.
Hoạt động 3: Con người sử dụng ánh sáng Mặt Trời:
Cho HS quan sát hình 2,3,4 ở SGK
Hoạt động nhóm đôi
Con người đã sử dụng ánh sáng Mặt Trời vào những việc gì?
H: Con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời vào những việc gì trong cuộc sống hằng ngày?
H: Gia đình bạn đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời để làm gì?
Cho các nhóm trình bày, cho bạn nhận xét,
GVKL .Con người đã sử dụng ánh sáng Mặt Trời để phơi thóc,ngô,.,làm muối,chế ra pin Mặt Trời
3. Củng cố,dặn dò: Củng cố nội dung bài,nhận xét giờ học,dặn dò.
-HS nêu
-Bạn nhận xét
-HS nghe.
-HS nhận phiếu HT-Thảo luận
-Vì có Mặt Trời chiếu sáng nên ta nhìn thấy rõ mọi vật.
-Khi đi ngoài nắng ta thấy nóng,ra nhiều mồ hôi
Vì Mặt Trời chiếu 
-HS nêu.
-HS nghe.
Các nhóm nhận phiếu thảo luận.
VD: Có Mặt Trời ta nhìn thấy mọi vật.
-Nếu không có Mặt trời thì Trái đất sẽ lạnh giá.
Con người ĐV,TV không sống được.
-Các nhóm trình bày,bạn nhận xét,bổ sung.
-HS nghe.
-HS nêu:Từng nhóm đôi hỏi –đáp
Ở Hình 1 bác nông dân đang làm gì?( Bác nông dân đang phơi ngô và các loại nông sản)
Ở hình 2 các bác nông dân đang làm gì? Các bác nông dân đang thu hoạch muối.
Ở hình 3 con người đã sử dụng ánh sáng Mặt trời để làm gì? Làm pin Mặt trời.
-HS nêu
-HS nêu
-HS nghe.
 --------------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Tập đọc
I.Mục tiêu: HS đọc trôi chảy bài Tin thể thao.
Trả lời được các câu hỏi ở sgk
II.Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn đọc bài Tin thể thao trang 86 sách Tiếng Việt 3 tập 2.
Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi ở sgk.
GV nhận xét đánh giá.
III.Củng cố,dặn dò: GV nhận xét giờ học,dặn dò.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4 ngày 25 tháng 3 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ
 Trò chơi “Hoàng Anh,Hoàng Yến “
I. Mục tiêu:
- Thực hiện cơ bản đúng bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ.	
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
 II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm : trên sân trường. vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
- Phương tiện : chuẩn bị 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi. 
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
- Nhận lớp
- Chạy chậm
- Khởi động các khớp 
- Vỗ tay hát.
* Kiểm tra bài cũ
GV nhận xét đánh giá.
2. Phần cơ bản 
- Ôn bài thể dục với hoa
- GV nhận xét sửa sai 
-
 GV đi từng tổ sửa sai
- Trò chơi “Hoàng Anh – Hoàng Yến.”
GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi GV chơi mẫu và cho 1 nhóm lên làm mẫu, GV nhận xét sửa sai, cho lớp chơi thử. 
 - GV chia nhóm. Nhóm 5 HS
3. Phần kết thúc 
- Thả lỏng cơ bắp.
- Củng cố
củng cố nội dung bài.
- Nhận xét - Dặn dò
GV nhận xét giờ học 
Nghe phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
 - HS chạy 1 vòng sân. 
- khởi động .
Quản ca bắt nhịp cho lớp hát một bài.
2 HS lên tập bài thể dục.
dàn đội hình đồng diễn bài thể dục 
Cán sự lớp hô nhịp cho HS tập. 
Lớp trưởng hô nhịp điều khiển HS tập 
 - chia tổ cho HS tập luyện, tổ trưởng điều khiển quân của tổ mình. 
- HS lắng nghe và chơi thử
- cho lớp chơi chính thức 
- Cho các nhóm thi đấu nhóm nào thắng được tuyên dương, nhóm thua phải hát 1 bài.
- Cán sự lớp hô nhịp thả lỏng cùng HS
- HS đi theo vòng tròn vừa đi vừa thả lỏng cơ bắp
Một nhóm lên thực hiện lại các động tác của bài thể dục.
 ------------------------------------------
Tiết 2: Toán: Luyện tập 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc viết các số trong phạm vi 100 000 .
- Biết thứ tự các số trong phạm vi 100 000 .
- Giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán có lời văn . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3
II. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Tính nhẩm
 500 + 2000 : 2 = 1500
4000 - ( 1700 + 300 ) ´ 2 = 0
- GV nxét, đánh giá
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay giúp các em củng cố về thứ tự các số có năm chữ số, tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị, luyện ghép hình.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- GV nxét, đánh giá
Bài 2: Tìm x.
- GV nhận xét
Bài 3: Tóm tắt.
3 ngày: 315m
8 ngày:  m?
- GV thu một số bài nhận xét.
- GV nhận xét chung
Bài 4 : Xếp hình 
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Cho HS tự xếp hình theo nhóm 4.
GV theo dõi nhận xét.
D.Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét, dặn dò
- HS nhẩm và nêu kết quả
- Lớp nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở bài tập
- 3 HS chữa miệng, nêu quy luật dãy số
- HS khác nxét, bổ sung
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- 4 HS lên bảng làm bài, nêu cách làm
- HS khác nxét, bổ sung
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm bài
- HS khác nhận xét
-HS đọc yêu cầu bài.
-HS xếp hình theo nhóm 4 
 ---------------------------------------
Tiết 3: GDKNS: Lớp học vui 
---------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán 
I.Mục tiêu: HS nắm được thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
Tìm thành phần chưa biết của phép tính
Luyện giải toán.
II.Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 138 ở vở Thực hành Toán 3 trang 40,41.
Yêu cầu HS làm bài,gọi HS lên bảng làm,nhận xét đánh giá.
III. Củng cố,dặn dò: nhận xét giờ học ,dặn dò.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 5 ngày 26 tháng 3 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Bài thể dục phát triển chung với cờ,hoa
 Trò chơi Nhảy ô tiếp sức
I. Mục tiêu:
- Thực hiện cơ bản đúng bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ.	
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
 II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm : trên sân trường. vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
- Phương tiện : chuẩn bị 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi. 
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
- Nhận lớp
- Chạy chậm
- Khởi động các khớp 
- Vỗ tay hát.
* Kiểm tra bài cũ
GV nhận xét đánh giá.
2. Phần cơ bản 
- Ôn bài thể dục với hoa
- GV nhận xét sửa sai 
-
 GV đi từng tổ sửa sai
- Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức “
GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi GV chơi mẫu và cho 1 nhóm lên làm mẫu, GV nhận xét sửa sai, cho lớp chơi thử. 
 - GV chia nhóm. Nhóm 5 HS
3. Phần kết thúc 
- Thả lỏng cơ bắp.
- Củng cố
củng cố nội dung bài.
- Nhận xét - Dặn dò
GV nhận xét giờ học 
Nghe phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
 - HS chạy 1 vòng sân. 
- khởi động .
Quản ca bắt nhịp cho lớp hát một bài.
2 HS lên tập bài thể dục.
dàn đội hình đồng diễn bài thể dục 
Cán sự lớp hô nhịp cho HS tập. 
Lớp trưởng hô nhịp điều khiển HS tập 
 - chia tổ cho HS tập luyện, tổ trưởng điều khiển quân của tổ mình. 
- HS lắng nghe và chơi thử
- cho lớp chơi chính thức 
- Cho các nhóm thi đấu nhóm nào thắng được tuyên dương, nhóm thua phải nhảy lò cò 2 vòng.
- Cán sự lớp hô nhịp thả lỏng cùng HS
- HS đi theo vòng tròn vừa đi vừa thả lỏng cơ bắp
Một nhóm lên thực hiện lại các động tác của bài thể dục.
 --------------------------------------
Tiết 2: Toán: Diện tích của một hình 
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
- Làm quen với khái niệm diện tích và bước đầu có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình .
- Biết : Hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia ; Một hình được tách thành hai hình thì diện tích hình đó bằng tổng diện tích của hai hình đã tách . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 4 học sinh lên bảng làm:
x + 1204 = 5467 ; x – 6547 = 9785
x : 5 = 1023 ; X x 7 = 9807
- GV nhận xét và đánh giá học sinh.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em làm quen với một khái niệm mới trong toán học đó là diện tích của một hình.
2. Giới thiệu về diện tích của một hình.
a. Ví dụ 1:
- Giáo viên đưa ra trước lớp hình tròn như SGK hỏi: Đây là hình gì ?
- Giáo viên tiếp tục đưa ra hình chữ nhật như SGK và hỏi: Đây là hình gì ?
* GVnói: đặt hình chữ nhật lên trên hình tròn thì thấy hình chữ nhật nằm được trọn trong hình tròn (không bị thừa ra ngoài) khi đó ta nói diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn.
- Giáo viên đưa ra một số cặp hình khác, trong mỗi cặp hình có hình này nằm trọn được trong hình kia để học sinh nêu diện tích hình nào bé hơn.
b. Ví dụ 2
- Giáo viên đưa ra hình A sau đó hỏi: Hình A có mấy ô vuông ?
*GV: Ta nói diện tích hình A bằng 5 ô vuông.
- Giáo viên đưa ra hình B sau đó hỏi: Hình B có mấy ô vuông ?
- Vậy diện tích hình B bằng mấy ô vuông?
* Giáo viên: Diện tích hình A bằng 5 ô vuông, diện tích hình B bằng 5 ô vuông nên ta nói diện tích hình A bằng diện tích hình B.
c. Ví dụ 3
- Giáo viên đưa ra hình P như SGK, sau đó hỏi: Diện tích hình P bằng mấy ô vuông ?
- Giáo viên dùng kéo cắt hình P thành 2 hình M và N như SGK, vừa thao tác vừa nêu: Tách hình P thành hai hình M và N. Em hãy nêu số ô vuông có trong mỗi hình M và N.
- Lấy số ô vuông của mình M cộng với số ô vuông của hình N thì được bao nhiêu ô vuông ?
- 10 ô vuông là diện tích của hình nào trong các hình P, M, N ?
- Khi đó ta nói diện tích hình P bằng tổng diện tích của hình M và hình N
3. Luyện tập thực hành
 Bài 1:Yêu cầu học sinh cả lớp quan sát hình.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc các ý a, b, c trước lớp.
- Diện tích hình tam giác ABC lớn hơn diện tích hình tứ giác ABCD, đúng hay sai ? Vì sao ?
- Diện tích hình tam giác ABC bé hơn diện tích hình tứ giác ABCD đúng hay sai ? Vì sao ?
- Giáo viên hỏi thêm: Diện tích của hình tứ giác ABCD như thế nào so với diện tích của hai hình tam giác ABC và ACD ?
Bài 2:Yêu cầu học sinh tự làm bài
- GV chữa bài, nêu từng câu hỏi cho HS trả lời.
+ Hình P gồm bao nhiêu ô vuông ?
+ Hình L gồm bao nhiêu ô vuông ?
+ So sánh diện tích hình P với diện tích của hình L ?
 Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu học sinh quan sát kĩ hình và đoán kết quả.
* Giáo viên chữa bài: Giáo viên đưa ra một số hình tam giác cân như hình A sau đó yêu cầu học sinh dùng kéo cắt theo đường cao hạ từ đỉnh cân xuống (GV có thể đánh dấu đường này trên hình) Sau đó, yêu cầu học sinh ghép hai mảnh của tam giác vừa cắt thành hình vuông và so sánh diện tích hình vuông này với hình B
4. Củng cố - dặn dò
- GV tổng kết giờ học. 
- Dặn dò học sinh về nhà xem lại bài
Bài sau: Đơn vị đo diện tích – Xăng – ti – mét vuông.
- 4 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 bài.
- Cả lớp làm bảng con
- Nghe giáo viên giới thiệu
- Đây là hình tròn
- Đây là hình chữ nhật
- Học sinh quan sát hình và nêu: Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn.
- Hình A có 5 ô vuông như nhau
- Học sinh nhắc lại
- Hình B có 5 ô vuông như thế.
- Diện tích hình B bằng 5 ô vuông 
- Diện tích hình A bằng diện tích hình B
- Diện tích hình P bằng 10 ô vuông như nhau.
- Học sinh quan sát và trả lời: Hình M có 6 ô vuông và hình N có 4 ô vuông.
- Thì được 10 ô vuông
- Là diện tích của hình P
- Quan sát hình trong SGK
- 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi trong SGK
- Sai vì tam giác ABC có thể nằm trọn trong tứ giác ABCD. Vậy diện tích của hình tam giác ABC không thể lớn hơn diện tích của hình tứ giác ABCD.
- Đúng vì tam giác ABC có thể nằm trọn trong tứ giác ABCD, vậy diện tích của hình tam giác ABC bé hơn diện tích của hình tứ giác ABCD.
- Diện tích hình tứ giác ABCD bằng tổng diện tích hình tam giác ABC và diện tích của hình tam giác ACD
- Học sinh tự làm bài
- Hình P gồm 11 ô vuông
- Hình L gồm 10 ô vuông
- 11 > 10 vậy diện tích hình P lớn hơn diện tích hình L
- HS đọc yêu cầu
- So sánh diện tích hình A và diện tích hình B.
- 3 đến 4 học sinh nêu kết quả phỏng đoán của mình, học sinh có thể nói diện tích hình A lớn hơn B hoặc ngược lại, hoặc diện tích hai hình bằng nhau.
- Học sinh thực hiện thao tác theo hướng dẫn để rút ra kết luận. Diện tích hình A bằng diện tích hình B
 -----------------------------------
Tiết 3: Chính tả: (Nhớ- viết) Cùng vui chơi
I. Mục tiêu:
- Nhớ - viết đúng bài CT ; trình bày đúng khổ thơ , dòng thơ 5 chữ .
- Làm đúng BT(2) a / b 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra :
Viết các từ : thanh niên, nai nịt
- GV nhận xét đánh giá¸
B Bài mới 
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS viết chính tả.
Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài.
·GV hướng dẫn HS viết tiếng khó:
Lộn xuống,dẻo chân,nắng vàng.
· Nhẩm lại bài.
Cho HS tự viết bài vào vở
Lưu ý cách trình bày bài.
 - GV thu một số bài nhận xét. 
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2; Gọi HS đọc yêu cầu bài
 a/ Tìm các từ:
Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n có nghĩa như sau:
Môn bóng có hai đội thi đấu,người chơi dùng tay điều khiển bóng tìm cách ném bóng vào 
Khung thành của đối phương: bóng ném.
-Môn thể thao trèo núi Leo núi
-Môn thể thao có hai bên thi đấu,người chơi dùng vợt đánh quả cầu cắm lông chim qua một tấm lưới căng giữa sân Cầu lông
D. Củng cố,dặn dò:
Cho HS đọc lại bài
Nhận xét giờ học
Dặn dò.
- HS viết bảng con
- 2 HS đọc thuộc lòng bài,cả lớp theo dõi. 
-HS viết bảng con
Nhận xét.
-Cả lớp nhẩm lại bài
-HS tự viết bài vào vở.
HS đọc yêu cầu bài 2.
-HS làm bài
Gọi HS nêu
Nhận xét.
-HS đọc lại bài
-HS nghe.
 -------------------------------------
Tiết 4: Đạo đức: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (T1)
I.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 28.docx