Giáo án Lớp 3B - Tuần 33

Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ đầu tuần

Tiết 2: Toán: Kiểm tra

I.Mục tiêu: Kiểm tra kết quả học tập môn Toán cuối học kì II của HS, tập trung vào việc đánh giá:

 -Đọc , viết số có đến năm chữ số:

 -Tìm số liền sau của số có năm chữ số;Sắp xếp 4 số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn;

 Thực hiện phép cộng,phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân số có năm chữ số với số có một chữ số ( có nhớ không liên tiếp) ; chia số có năm chữ số cho số có một chữ số .

 -Xem đồng hồ và nêu kết quả bằng hai cách khác nhau.

 -Biết giải toán có đến hai phép tính.

II.Các hoạt động dạy học:

GV ghi đề lên bảng:

 

docx 22 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3B - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán
I.Mục tiêu:HS ôn lại các kiến thức đã học.
II. Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập ở vở Thực hành Toán 3 trang 64,65.
Yêu cầu HS làm bài,gọi hS lên bảng làm bài,nhận xét.
III. Củng cố,dặn dò: Nhận xét giờ học,dặn dò.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 2 ngày 4 tháng 5 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
(Dạy bài thứ 3)
Tiết 1: Toán: Ôn tập các số đến 100 000 
I.Mục tiêu: Đọc,viết được các số trong phạm vi 100 000.
-Viết được số thành tổng các nghìn,trăm,chục,đơn vị và ngược lại.
-Biết tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.
Bài cần làm: Bài 1,2,bài 3 (cột a, cột 1 câu b);bài 4.
II.Các hoạt động dạy học:
 HĐ của GV
 HĐ của HS
A.Kiểm tra:
Nhận xét bài kiểm tra
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài
Yêu cầu HS làm bài
Gọi HS nêu
Nhận xét đánh giá.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài
Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
Gọi HS lên bảng viết bài.
Nhận xét đánh giá.
Bài 3:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Cho HS làm bài vào vở bài tập
Gọi HS lên bảng làm bài
Nhận xét đánh giá.
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài
? Nêu nhận xét về đặc điểm từng dãy số để giải thích lí do viết các số còn thiếu vào chỗ chấm.
-Cho HS làm bài ở vở bài tập.
-Gọi HS điền 
Nhận xét,đánh giá.
3. Củng cố-dặn dò:
Nhận xét giờ học-dặn dò.
-HS nghe,chữa bài.
-HS nghe.
HS đọc đề bài: Điền số thích hợp vào mỗi vạch:
HS làm bài
Câu a :Số ứng với vạch liền sau lớn hơn số ứng với vạch liền trước nó 10 000.
Câu b: Số ứng với vạch liền sau lớn hơn số
ứng với vạch liền trước nó 5000.
-HS đọc đề bài: Viết theo mẫu
-HS viết bài theo mẫu
5 HS lần lượt lên bảng viết bài.
-HS đọc đề bài.
HS làm bài vào vở bài tập.
HS lên bảng làm
Bạn nhận xét.
-HS đọc đề bài
-HS nêu: Dãy a/ số liền sau lớn hơn số liền trước 1 đ/vị ( Dãy số tự nhiên liên tiếp)
Dãy b/ số liền sau lớn hơn số liền trước 100 đơn vị.
Dãy c/ Số liền sau lớn hơn số liền trước 5000
Đơn vị.
 -----------------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc: Mặt trời xanh của tôi
I.Mục tiêu:
Biết ngắt nhịp hợp lí ở các câu thơ , nghỉ hơi sau mỗi câu thơ .
Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “ Mặt trời xanh ” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ ( Trả lời được các CH trong SGK thuộc bài thơ ) 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
- Tranh minh hoạ bài tập đọc
III. Các hoạt động dạy học
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra bài cũ:GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về bài: Cóc kiện trời.
- GV nhận xét
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì ?
- GV: Ở các vùng trung du nước ta như: Phú Thọ, cọ mọc rất nhiều tạo thành rừng lớn. Cây cọ có nhiều lợi ích như lá cọ có thể dùng làm nón, lợp nhà, thân cọ dùng làm máng nước, quả cọ có thể làm thức ăn,Bài học hôm nay sẽ cho các em biết thêm điều về rừng cọ.
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu: - GV đọc toàn bài 1 lượt
b. Hướng dẫn đọc từng dòng thơ
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi em đọc 2 dòng thơ. Yêu cầu HS đọc 2 vòng như vậy.
c. Hướng dẫn đọc từng khổ thơ kết hợp giải nghĩa từ.
- GV y/c 4 HS tiếp nối nhau đọc, mỗi HS đọc 1 khổ thơ. Nhắc HS ngắt nghỉ hơi đúng ở cuối các dòng thơ, nghỉ hơi lâu ở cuối mỗi khổ thơ.
- Y/c 4 HS tiếp nối nhau đọc lài bài thơ lần 2
d. Luyện đọc theo nhóm
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
- Yêu cầu 3 đến 4 nhóm bất kì đọc bài trước lớp.
3. Tìm hiểu bài
+ GV yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 1 và hỏi: Khổ thơ 1 miêu tả điều gì ?
+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với gì?
+ Qua cách so sánh của tác giả, em hình dung được điều gì về mưa trong rừng cọ?
+ Theo em, vì sao có thể so sánh tiếng mưa trong rừng cọ như vậy ?
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc và giảng: Trong rừng cọ, lá cọ xoè ngang lại rất dày, tạo thành vùng rộng lớn, nước mưa rơi xuống phải rơi trên hàng ngàn, hàng vạn lá cọ, chính vì thế mà tạo thành âm thanh lớn, có tiếng vang xa như tiếng thác đổ, như tiếng gió thổi ào ào.
+ Khổ thơ thứ hai miêu tả rừng cọ vào lúc nào ?
+Mùa hè, trong rừng cọ có điều gì thú vị?
+ Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời ?
+ Tác giả gọi lá cọ là gì ? Em có thích cách gọi đó của tác giả không ? Vì sao?
+ Em thích nhất hình ảnh nào về rừng cọ trong bài ? Vì sao ?
4. Học thuộc lòng bài thơ
- GV yêu cầu HS cả lớp đồng thành bài thơ
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ như cách đã hướng dẫn ở các giờ học thuộc lòng trước.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ
C. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: HS về nhà học lại cho bài thơ và chuẩn bị bài sau: Quà đồng nội
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Lớp nhận xét
- Tranh vẽ cảnh rừng cọ, một người đang say sưa ngắm cảnh rừng cọ.
- Nghe GV giới thiệu bài
- Theo dõi GV đọc bài mẫu và đọc thầm theo.
- Đọc bài tiếp nối theo tổ, dãy bàn hoặc nhóm.
- 4 HS đọc bài theo yêu cầu của GV
- 4 HS đọc bài theo yêu cầu của GV.
- Mỗi HS đọc 1 lần bài thơ trước nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sữa lỗi cho nhau.
- Nhóm đọc bài tiếp nối theo yêu cầu theo yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc cả bài thơ
- Miêu tả tiếng mưa trong rừng cọ.
- Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh như tiếng thác đổ về, như ào ào trận gió.
- Tiếng mưa trong rừng cọ rất lớn, ào ào như tiếng thác, như tiếng gió to.
- 2 – 3 HS phát biểu ý kiến.
- Quan sát tranh minh hoạ và nghe GV giảng.
- Miêu tả rừng cọ vào buổi trưa hè.
- Vào trưa hè, nằm trong rừng cọ sẽ thấy trời xanh qua từng kẽ lá. 
- Vì lá cọ tròn, có gân lá xoè ra như các tia nắng nên trông giống như mặt trời.
- Tác giả âu yếm gọi lá cọ là: “ Mặt trời xanh của tôi “. Cách gọi ấy thật hay vì lá cọ giống như mặt trời nhưng lại có màu xanh, cách gọi ấy cũng thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó của tác giả đối với rừng cọ quê hương.
- 3 – 5 HS trả lời: Có thể thích: rừng cọ trong cơn mưa, thích vào buổi trưa hè, thích lá cọ 
“ Xoè từng tia nắng “
- Đọc đồng thanh theo yêu cầu
- HS học thuộc lòng bài thơ
- Thi đọc thuộc lòng bài thơ
 ----------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên-xã hội: Bề mặt Trái Đất
I.Mục tiêu:
+ Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ được vị trí trên lược đồ.
+Biết được nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất.
+ GDBVMTB,Đ: HS có kiến thức về đại dương, biển.
+ KNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác; ra quyết định.
II. Chuẩn bị: 
+Tranh ảnh trong sách trang 126, 127, lược đồ về lục địa, đại dương, 10 tấm bìa mỗi tấm nhỏ ghi tên một châu lục hoặc một đại dương. 
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Mở đầu 
+ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi bài: Các đới khí hậu.
- Nhận xét, đánh giá. 
+ Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2: Thảo luận cả lớp.
Bước 1:
- HD quan sát H1 trang 126 SGK.
+ Hãy chỉ ra đâu là nước và đâu là đất có trong hình vẽ ?
Bước 2: 
- Chỉ cho HS biết phần nước và đất trên quả địa cầu.
Rút kết luận : như sách giáo khoa 
HĐ3. Làm việc theo nhóm: 
Bước 1: 
- Yêu cầu lớp phân nhóm và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý.
+ Có mấy châu lục và mấy đại dương? Chỉ và nói tên các châu lục và tên các đại dương trên lược đồ hình 3 ?
+Hãy chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào ?
Bước 2: 
- YC đại diện các nhóm lên trả lời trước lớp.
- Theo dõi và hoàn chỉnh phần trả lời của HS.
HĐ4: Chơi trò chơi: Tìm vị trí các châu lục và đại dương.
- Hướng dẫn cách chơi cho từng nhóm 
- Phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm 10 tấm bìa nhỏ có ghi tên châu lục hoặc đại dương.
- GV hô “bắt đầu “yêu cầu các nhóm trao đổi và dán tấm bìa vào lược đồ câm.
- NX bình chọn kết quả từng nhóm. 
HĐcuối: Củng cố - Dặn dò:
- Liên hệ, gd môi trường biển, đảo VN. 
- Học bài, xem trước bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Lớp quan sát H1 SGK và chỉ vào hình để nói về những phần vẽ Đất và Nước thông qua màu sắc và chú giải.
- Lớp quan sát để nhận biết (Lục địa là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất; Đại dương là khoảng nước rộng mênh mông bao quanh lục địa .
- Quan sát, nhận xét.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lớp phân thành các nhóm thảo luận theo câu hỏi của GV đưa ra.
+ Trên thế giới có 6 châu lục: châu Á, Âu, Mĩ, Phi, Đại Dương và châu Nam Cực. 4 đại dương là: Thái Bình Dương- Ấn Độ Dương- Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. 
+ Việt Nam nằm ở châu Á.
- Lần lượt các nhóm cử đại diện báo cáo. 
- Lớp lắng nghe và nhận xét. 
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Khi nghe lệnh “bắt đầu “các nhóm trao đổi thảo luận và tiến hành chọn tấm bìa để dán vào lược đồ câm của nhóm mình.
- Cử đại diện lên trưng bày sản phẩm của nhóm.
- Quan sát nhận xét kết quả của nhóm bạn. 
-Lắng nghe, ghi nhớ. 
- Lắng nghe, thực hiện.
 ---------------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: Hướng dẫn tự học Tập đọc
I.Mục tiêu:
HS đọc đúng, đọc trôi chảy bài Quà của đồng nội.
Trả lời câu hỏi ở SGK.
II. Các hoạt động dạy học: 
GV gọi HS đọc bài từng câu,từng đoạn,đọc theo nhóm
GV hỏi câu hỏi ở SGK-HS trả lời.
Nhận xét,bổ sung.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học,dặn dò.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Sáng thứ 3 ngày 5 tháng 5 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
( Dạy bài thứ 4 )
Tiết 1: Thể dục: Tung bắt bóng cá nhân – Trò chơi : Chuyển đồ vật
( Dạy lớp 3B)
I. Mục tiêu
- Thực hiện tung bắt bóng cá nhân.
- Chơi trò chơi : Chuyển đồ vật. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện 
- Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện : 3 em 1 quả bóng, 2 em 1 dây nhảy
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
* GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học
- GV điều khiển lớp
2. Phần cơ bản
*Tung và bắt bóng cá nhân
- GV chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm 5 người
- Sau 1 số lần tập GV đổi vị trí để tăng các tình huống trong khi thực hiện bài tập
+ Nhảy dây kiểu chụm hai chân
+ Chơi trò chơi : Chuyển đồ vật
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi
- GV làm trọng tài
* GV tập hợp lớp
3. Phần kết thúc
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét chung tiết học
- Dặn HS về nhà ôn bài
+Tập hợp, điểm số, báo cáo. 
+ Nghe. 
+ Tập bài TD phát triển chung
- Chạy chậm 1 vòng sân khoảng 200 - 300m
* Đứng theo hình vòng tròn, thực hiện động tác tung và bắt bóng cá nhân qua lại cho nhau
- HS tự ôn động tác nhảy dây theo các khu vực đã quy định cho tổ mình.
- HS chơi trò chơi
* Đứng thành vòng tròn, cúi người thả lỏng
 ------------------------------------------
Tiết 2: Toán: Ôn tập các số đến 100 000 ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu:Giúp HS củng cố về:
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000 .
- Biết sắp xếp một dãy số theo thứ tự nhất định. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 5 
II. Đồ dùng dạy học
- Bài tập 1, 2, 5 có thể viết sẵn trên bảng lớp
III. Các hoạt động dạy học;
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ:GV kiểm tra bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 162
- GV nhận xét và đánh giá.
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Trước khi điền dấu ta phải làm như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm	
- Gọi HS chữa bài
- Vì sao điền được 27 469 < 27 470 ?
- Ta có thể dùng cách nào để nói
 27 469 < 27 470 mà vẫn đúng ?
- Số 27 470 lớn hơn số 27 469 bao nhiêu đơn vị ?
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm
- GV hỏi: Vì sao lại tìm số 42 360 là số lớn nhất trong các số: 41 590 ; 41 800 ; 42 360 ; 41 785 ?
 Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS tự làm
- Hỏi: Trước khi sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì ?
- Gọi HS chữa bài
- GV hỏi: Dựa vào đâu các em sắp xếp được như vậy ?
- GV nhận xét
Bài 4*: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV tiến hành tương tự như bài tập 3
- GV nhận xét
Bài 5: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm
- GV nhận xét
3. Củng cố - dặn dò
- Tổng kết tiết học
- Bài sau: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100.00
- 1 HS lên bảng làm bài
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Điền dấu > < = vào chỗ chấm.
- Trước khi điền dấu ta phải thực hiện phép tính để tìm kết quả ( nếu có ) rồi so sánh kết quả tìm được với số cần so sánh.
- Làm vào vở bài tập, 2 HS lên bảng làm bài
- Lớp nhận xét
- Vì 2 số này đều có 5 chữ số các chữ số hàng chục nghìn đều là 2, hàng nghìn đều là 7, hàng trăm đều là 4, nhưng chữ số hàng chục khác nhau nên số nào có chữ số hàng chục nhỏ hơn thì số đó nhỏ hơn vì 6 < 7 nên 27 469 < 27 470
- Ta nói: 27 470 > 27 469
- Số 27 470 lớn hơn số 27 469 là 1 đơn vị.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Vì bốn số này đều có 5 chữ số, chữ số hàng chục nghìn đều là 4, so sánh đến hàng nghìn thì số 
42 360 có hàng nghìn lớn nhất (các số còn lại có hàng nghìn là 1) nên số 42 360 là số lớn nhất trong các dãy số đã cho.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Viết các số đã cho cho theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Làm bài vào vở, 2 HS làm bài trên bảng.
- Ta phải thực hiện so sánh các số với nhau
- Sắp xếp theo thứ tự: 59 825 ; 67 925 ; 69 725 ; 70 100
- Vì bốn số này đều có 5 chữ số, so sánh chữ số hàng chục nghìn ta có 5 < 6 < 7. Có hai số có hàng chục nghìn là 6, khi so sánh hai số này với nhau ta thấy 67 925 < 69 725 vì chữ số hàng nghìn 7 < 9 vậy ta có kết quả: 59 825 < 67 925 < 69 725 < 70 100
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Kết quả: 96 400 > 94 600 > 64 900 > 46 900
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Làm bài vào vở , 1 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét
---------------------------------------
Tiết 3: GDKNS: Trách nhiệm của em khi ở trường
---------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán 
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại các kiến thức đã học
II. Các hoạt động dạy học:
GV yêu cầu HS làm BT tiết 162 vở thực hành Toán 3 trang 66.
Gọi HS lên bảng làm- Nhận xét, đánh giá
III. Củng cố- Dặn dò:
Nhân xét giờ học- Dặn dò.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4 ngày 6 tháng 5 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
(Dạy bài thứ 5)
Tiết 1: Thể dục: Tung bắt bóng 2,3 người Trò chơi : Chuyển đồ vật
I. Mục tiêu
- Thực hiện tung bắt bóng theo nhóm 2-3 người.
- Chơi trò chơi : Chuyển đồ vật. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện 
- Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện : 3 em 1 quả bóng, 2 em 1 dây nhảy
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
* GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học
- GV điều khiển lớp
2. Phần cơ bản
* Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2- 3 người
- GV chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm 3 người
- Sau 1 số lần tập GV đổi vị trí để tăng các tình huống trong khi thực hiện bài tập
+ Nhảy dây kiểu chụm hai chân
+ Chơi trò chơi : Chuyển đồ vật
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi
- GV làm trọng tài
* GV tập hợp lớp
3. Phần kết thúc
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét chung tiết học
- Dặn HS về nhà ôn bài
+Tập hợp, điểm số, báo cáo. 
+ Nghe. 
+ Tập bài TD phát triển chung
- Chạy chậm 1 vòng sân khoảng 200 - 300m
* Từng nhóm đứng theo hình tam giác, thực hiện động tác tung và bắt bóng qua lại cho nhau
- HS tự ôn động tác nhảy dây theo các khu vực đã quy định cho tổ mình.
- HS chơi trò chơi
* Đứng thành vòng tròn, cúi người thả lỏng
 -------------------------------------
Tiết 2: Toán: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 
I. Mục tiêu:Giúp HS:
- Biết cộng , trừ , nhân , chia các số trong phạm vi 100 000 .
- Biết giải toán bằng hai cách . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của GV
1. Kiểm tra bài cũ:Sửa bài 5 của tiết 163
- GV nhận xét và đánh giá
2. Hướng dẫn ôn tập
 Bài 1: - Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó HS tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài
- Nhận xét bài làm của HS
 Bài 2: - Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Nhận xét bài làm của HS và đánh giá.
Bài 3- Gọi 1 HS đọc đề
- Cho HS tóm tắt bài toán
Tóm tắt Có: 80.000 bóng đèn
 Lần 1 chuyển: 38.000 bóng đèn
 Lần 2 chuyển: 26.000 bóng đèn
Còn lại:bóng đèn?
- Gọi 2 HS đọc lại tóm tắt của bài toán
- Làm thế nào để biết được số bóng đèn còn lại trong kho ?
- Chữa bài ,nhận xét .
3. Củng cố - dặn dò
- GV tổng kết giờ học
- Bài sau: Ôn tập 4 phép tính trong phạm vi 100.000 ( TT )
- 1 HS lên bảng sửa bài
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Làm bài vào vở bài tập, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nối tiếp đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi HS chỉ đọc 1 con tính.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập
- 4 HS nêu, mỗi phép tính 1 HS.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Tóm tắt vào vở 
- 2 HS đọc lại tóm tắt của bài toán
- Cách 1: Ta tìm số bóng đèn đã chuyển đi sau 2 lần bằng phép cộng, sau đó thực hiện phép trừ tổng số bóng đèn cho số bóng chuyển đi.
- Cách 2: Ta thực hiện 2 phép trừ để tìm số bóng đèn còn lại sau mỗi lần chuyển.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cách khác nhau. HS dưới lớp làm 2 cách vào vở .
 -----------------------------------
Tiết 3: Chính tả: (Nghe- viết) Quà của đồng nội 
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Làm đúng BT(2) a hoặc BT(3) a 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2b. Bài tập 3b phô tô ra giấy và bút dạ
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra bài cũ: Đọc và viết: Bru –nây, Cam – pu – chia. Đông – ti – mo, In – đô – nê - xi – a; Lào
- Nhận xét ,đánh giá HS
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: Giờ chính tả này các em sẽ nghe viết đoạn văn trong bài: Quà của đồng nội và làm bài tập chính tả phân biệt s/x hoặc o/ô
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung bài viết
- GV đọc đoạn văn 1 lần
- Hỏi: Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào ?
b. Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao ?
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các khó, dễ lẫn khi viết chính tả. Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- Chỉnh sửa lỗi chính tả cho HS.
d. Viết chính tả
e. Soát lỗi
g.Thu bài-nhận xét
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm
- Gọi HS chữa bài
- Chốt lại lời giải đúng: a, nhà xanh - đỗ xanh (là cái bánh chưng)
b, trong - rộng – mông - đồng; (là thung lũng)
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu
- Chia nhóm 2, phát phiếu và bút cho HS, yêu cầu HS tự làm
- Gọi các nhóm đọc bài làm của mình.
- Kết luận về lời giải đúng
b. Tiến hành tương tự phần a
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn: HS ghi nhớ các từ cần phân biệt trong bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS viết trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- Lớp nhận xét
- Theo dõi GV đọc, 1 HS đọc lại.
- Hạt luá non mang trong nó giọt sữa thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, kết tinh các chất quý trong sạch của trời.
- Đoạn văn có 3 câu
- Các chữ đầu câu: Khi, Trong, Dưới.
- ngửi, phảng phất, ngày càng, hương vị
- 1 HS đọc
- 2 HS viết trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- HS tự viết
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- 2 HS lên bảng lớp, HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- HS tự làm trong nhóm 2
- Đọc bài làm trước lớp
- Lời giải: : a, sao – xôi – sen 
b, cộng - họp - hộp
- Lớp nhận xét
-------------------------------------
Tiết 4: Đạo đức: Dành cho địa phương : Vấn đề luật lệ ATGT 
I/ Mục tiêu : - Cung cấp thêm một số kiến thức về luật lệ ATGT . Thực hiện những hành vi ứng xử phù hợp với thực tế trong cuộc sống . Thực hiện tốt luật lệ giao thông và nhắc nhớ bạn bè cùng thực hiện tốt luật lệ giao thông khi tham gia giao thông trên đường . 
-GDHS Thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
 II Đồ dùng dạy học : Tranh ảnh về ATGT 
 III/Các hoạt động dạy học :	
Hoạt dộng của GV
Hoạt động của HS
1 Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: 
 3.Bài mới: 
 Hoạt động 1 chơi : “ Đèn xanh , đèn đỏ “ . 
- Cho học sinh nhận xét đưa ra ý kiến .
- Khi tham gia giao thông trên đường gặp đèn báo hiệu màu xanh em đi như thế nào ? 
-Đèn vàng đi như thế nào ? 
-Đèn đỏ đi ra sao ? 
- Giáo viên lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có .
Hoạt động 2 : Đóng vai xử lí tình huống -Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm đóng vai theo một tình huống do giáo viên đưa ra .
-Lần lượt nêu lên tình huống như :
-Từ nhà đến trường bố chở bằng xe máy nhưng
Quên mũ bảo hiểm.
-Đi học trên đường do chạy nhảy mà không để ý nên va vào một cụ già làm cụ bị ngã .
- Khi tan học một số bạn cắp vai nhau đi dàn hàng 3 hàng tư trên đường em sẽ nói với bạn như thế nào ? – Trên đường đi học có một số bạn đi xe đạp nhưng bám vai người đi xe máy , em sẽ nói gì với bạn ?
-Yêu cầu các nhóm trao đổi đưa ra cách giải quyết .
-Mời từng nhóm lên trình bày cách giải quyết của nhóm mình trước lớp . 
-Nhận xét đánh giá ý kiến các nhóm .
* Giáo viên kết luận theo sách giáo viên .
Hoạt động 3
 -Yêu cầu các nhóm thi vẽ tranh cổ động , hát , đọc thơ nói về việc chấp hành trật tự ATGT .
- Nhận xét đánh giá , tuyên dương nhóm thắng cuộc 
4Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Giáo dục học sinh ghi nhớ thực theo bài học 
- Hát
- Thực hiện trò chơi “ Đèn đỏ “
- Một số em nêu ý kiến .
- Khi đèn màu xanh ta tiếp tục đi 
- Màu vàng đi chậm lại .
-Màu đỏ đứng lại nhường đường .
-Lần lượt đại diện nêu ý kiến trước lớp .
-Các em khác lắng nghe nhận xét bổ sung .
- Bì
 -Lớp chia ra từng nhóm và thảo luận theo yêu cầu của giáo 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 33.docx