Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Gv Lê Hạnh

Tập đọc

Ôn tập và kiểm tra giữa kì I (tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định HK I (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Phiếu thăm ghi tên các bài tập đọc và câu hỏi về nội dung bài.

- Chuẩn bị bài tập 2.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

docx 39 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Gv Lê Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S nêu y/cầu BT.
 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- HS quan sát hình trong SGK. 
- HS vẽ hình, sau đó nêu các bước vẽ.
 A B I 
 D C H
a) HS tự làm bài
Hình chữ nhật BIHC có cạnh bằng:
3cm + 3cm = 6(cm)
b) Cạnh HD vuông góc với AD; BC; IH.
c) HS tự làm bài.
Chu vi hình chữ nhật AIHD là:
( 6 + 3) X 2 = 18 (cm)
Đáp số: 18 cm
Bài 4: 
 1 HS nêu y/cầu BT.
+ Biết được số đo chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật.
+ Cho biết nưả chu vi là 16 cm, và chiều dài hơn chiều rộng là 4 cm.
+ Biết được tổng của số đo chiều dài và chiều rộng.
+ Dựa vào bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta tính được chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật.
 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải:
Chiều dài hình chữ nhật là:
(16 + 4) : 2 = 10 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
10 - 4 = 6 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
10 x 6 = 60 (cm2)
 Đáp số: 60 cm2
- HS nhận xét chữa bài.
- Tìm hai số khi biết Tổng và hiệu
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện. 
Luyện từ và câu
Ôn tập và kiểm tra giữa học kỳ (tiết 3)
I. Mục tiêu: 
- Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ ( chỉ người, vật, khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn.
- GD HS thêm yêu vẻ đẹp của Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết.
- Một số tờ phiếu viết sẵn nội dung BT2.
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát
2. Bài cũ:
3. Bài mới: 
- GTB: Những tiết LT&C đã học thời gian qua đã giúp các em biết cấu tạo của tiếng, hiểu thế nào là từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ và động từ. Bài học hôm nay giúp các em làm một số bài tập ôn lại kiến thức đó. 
HĐ: - Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc đoạn văn và TLCH..
+ Cảnh đẹp của đất nước được quan sát ở vị trí nào?
+ Những cảnh của đất nước hiện ra cho em biết điều gì về đất nước ta?
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Phát phiếu, y/cầu HS thảo luận nhóm 4.
- Yêu cầu HS có thể sử dụng từ điển để tìm từ. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. 
- Y/c các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành một phiếu đầy đủ nhất.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
- HS hát.
- HS nhắc lại tên bài.
Bài 1: 
 2 HS đọc thành tiếng và TLCH.
+ Cảnh đẹp của đất nước được qua sát từ trên cao xuống.
+ Những cảnh đẹp đó cho thấy đất nước ta rất thanh bình, đẹp hiền hoà.
- HS nhận xét bạn.
Bài 2: 
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nhận phiếu và thực hiện theo y/c.
- HS có thể sử dụng từ điển để tìm từ.
- Đại diện nhóm dán phiếu lên bảng. 
- Các nhóm nhận xét, bổ sung để hoàn thành 1 phiếu đầy đủ nhất.
- HS nhận xét, chữa bài (nếu sai).
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
a) Tiếng chỉ có vần và thanh
Ao
ao
Ngang
b) Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh
Dưới
tầm
cánh
chú
chuồn
bay
giờ
là
d
t
c
ch
ch
b
gi
l
ươi
am
anh
u
uôn
ay
ơ
a
sắc
huyền
sắc
sắc
huyền
ngang
huyền
huyền
Bài 3: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Thế nào là từ đơn, cho ví dụ.
+ Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ.
+ Thế nào là từ láy? Cho ví dụ.
HSTC: + sự khác nhau về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ.
- Gọi HS lên bảng viết các từ mình tìm được.
- Gọi HS bổ sung những từ còn thiếu.
- GV nhận xét đánh giá, chốt ý đúng.
Bài 3: 
1 HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Từ đơn là từ gồm 1 tiếng. Ví dụ: ăn
+ Từ ghép là từ được ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau. Ví dụ: Dãy núi, ngôi nhà
+ Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau. Ví dụ: Long lanh, lao xao,
- HS nêu...
 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, tìm từ viết vào giấy nháp.
 4 HS lên bảng viết, mỗi HS viết mỗi loại 1 từ.
- HS bổ sung.
- HS nhận xét, chữa bài.
Từ đơn
Từ ghép
Từ láy
Dưới, tầm, cánh. chú, là, luỹ, tre, xanh, trong, bờ, ao, những, gió, rồi, cảnh, còn, tầng
Chuồn chuồn, rì rào, thung thăng, rung rinh, 
Bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, ngược xuôi, xanh trong, cao vút.
Bài 4: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Thế nào là danh từ? Cho ví dụ?
+ Thế nào là động từ? Cho ví dụ.
- Tiến hành tương tự bài 3.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
4. Củng cố:
+ Gọi 2 HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học và chuẩn bị bài ôn tập để kiểm tra giữa học kì..
Bài 4:
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, hoặc đơn vị). Ví dụ: Học sinh, mây, đạo đức.
+ Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Ví dụ: ăn, ngủ, yên tĩnh,
Danh từ :Tầm, cánh, chú, chuồn, tre, gió, bờ ao, khóm, khoai nước, cảnh, đất nước, cánh, đồng, đàn trâu, cỏ, dòng, sông, đoàn, thuyền.
Động từ: Rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, bay, ngược xuôi, mây.
- HS nhận xét, chữa bài.
 2 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Khoa học
Nước có những tính chất gì?
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số tính chất của nước : nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định ; nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống : làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,...
- HS biết vận dụng những tính chất của nước vào cuộc sống.
- GD HS biết cần phải bảo vệ nguồn nước.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Hình vẽ trang 42, 43 SGK
- Chuẩn bị theo nhóm :
+ 2 cốc li thuỷ tinh giống nhau, 1 cốc đựng nước, 1 cốc đựng sữa. 
+ Chai và một số vật chứa nước có hình dạng khác nhau bằng thuỷ tinh hoặc nhựa trong có thể nhìn rõ nước đựng ở trong. 
+ Một số tấm kính hoặc một mặt phẳng không thấm nước và một khay đựng nước. 
+ Một miếng vải, bông, giấy thấm, túi ni long 
+ Một ít đường, muối, cát  và thìa.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra.
3. Bài mới: 
- GTB: Nước có những tính chất gì?
HĐ1: Phát hiện màu mùi vị của nước. 
- Phân biệt nước & các chất lỏng khác. 
* Cách tiến hành.
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn.
- GV phát cho mỗi nhóm nhiều cốc đựng chất lỏng khác nhau: 1 cốc đựng nước, 1 cốc đựng chè, 1 cốc đựng nước có pha chút dầu bạc hà, 1 cốc đựng nước chè, 1 cốc đựng sữa.
- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm.
- GV lưu ý HS: Đây là những cốc nước mà ta đã biết trước được chứa các thành phần không gây độc hại trong cơ thể vì vậy ta có thể ngửi, nếm để nhận biết màu, mùi vị của nước. Còn trong thực tế khi gặp một cốc nước lạ các em không nên nếm, ngửi vì như thế sẽ rất nguy hiểm. 
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Y/c các nhóm quan sát 2 cốc thuỷ tinh GV làm và TLCH:
+ Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa. 
+ Làm thế nào bạn biết điều đó?
+ Em có nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước?
Bước 3: Làm việc cả lớp. 
- GV dán lên bảng giấy khổ lớn đã ghi sẵn kết quả theo những gì HS thấy được ở bước 2. 
- GV ghi các ý kiến của HS như sau:
Các giác quan cần dùng để quan sát
Cốc nước
Cốc sữa
1. Mắt - nhìn 
Trong suốt
Trắng đục
2. Lưỡi - liếm 
Không vị
Ngọt
3. Mũi - ngửi
Không mùi
Có mùi sữa
- Hãy nói về những tính chất của nước.
*KL: Qua quan sát ta thấy nước không màu, không mùi, không vị.
HĐ2: Phát hiện hình dạng của nước. 
- GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm
- HS chuẩn bị: Chai, lọ, hộp bằng thuỷ tinh, nuớc, tấm kính và khai đựng nước. 
- Y/c các nhóm cử 1 HS lên đọc thí nghiệm. Các HS khác quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Nước có hình gì?
- GV nhận xét bổ sung ý kiến của các nhóm.
*KL: - Nước không có hình dạng nhất định.
HĐ3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
- GV kiểm tra các vật liệu làm thí nghiệm “Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?” 
- GV yêu cầu các nhóm đề xuất cách làm thí nghiệm rồi thực hiện nhận xét kết quả. 
+ Đổ một ít nước lên tấm kính đặt nằm nghiêng trên khay nằm ngang. Quan sát ta thấy gì?
- GV có thể ghi nhanh lên bảng báo cáo của các nhóm. 
*KL: - Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía.
HĐ4: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. 
- GV tiến hành hoạt động cả lớp. 
+ Khi vô ý làm đổ mực, nước ra bàn em thường làm thế nào?
+ Tại sao người ta lại dùng vải để lọc nước.
- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm 3, 4 trang 43 SGK.
- Y/c 4 HS lên làm thí nghiệm trước lớp. 
+ Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì?
- Y/c 3 HS lên bảng làm thí nghiệm với đường, muối, cát xem chất nào hoà tan trong nước. 
+ Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì?
- Qua 2 thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất của nước. 
- GV nhận xét bổ sung ý kiến. 
4. Củng cố:
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học mục bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
- HS hát.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nhận dụng cụ thí nghiệm.
- HS trao đổi trong nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát & TLCH. 
- HS mang cốc đựng nước và cốc đựng sữa ra quan sát (có thể thay cốc sữa bằng chất khác) theo nhóm.
- Các nhóm trình bày.
- Chỉ ra.
+ Nhìn: cốc nước trong suốt, không màu và có thể nhìn thấy chiếc thìa để trong cốc; cốc sữa trắng đục nên không thấy thìa trong cốc.
+ Nếm: Cốc nước không có vị; cốc sữa có vị ngọt.
+ Ngửi: cốc nước không mùi; cốc sữa có mùi sữa.
- Nước không màu, không mùi, không vị.
- Tiến hành làm thí nghiệm
- Làm thí nghiệm quan sát và thảo luận. 
- Đại diện nhóm lên làm thí nghiệm. 
+ Nước có hình dạng chai, lọ, hộp, vật chứa nước. 
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi.
+ Nước chảy từ cao xuống thấp và lan ra mọi phía.
+ Lấy giấy thấm, khăn lau.
+ HS trả lời.
- HS làm thí nghiệm
 4 HS lên làm trước lớp.
+ Em thấy vải, bông, giấy là những vật có thể thấm nước. 
 3 HS lên làm trước lớp.
+ Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. 
- Các nhóm trình bày.
- HS các nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
_____________________________________________________________
Buổi chiều
Lịch sử
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
lần thứ nhất(năm 938)
I. Mục tiêu: 
- Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (năm 938) do Lê Hoàn chỉ huy:
+ Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
+ Tường thuật (sử dụng lược đồ) ngắn gọn diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
- Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là đội quân chỉ huy nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống xâm lược, Thái hậu họ Dương đã tôn ông lên ngôi Hoàngđế (Nhà Tiền Lê). ông chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Một số loại bản đồ phù hợp với nội dung bài học.
- Phiếu học tập của HS.
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ: - Ôn tập.
- Gọi 3 HS trả lời câu hỏi.
+ Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình đất nước ta như thế nào?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống - Lần thứ I (938).
HĐ1: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu 1 SGK đoạn: Năm 979  sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”
- Hãy tóm tắt tình hình nước ta khi quân tống xâm lược?
+ Bằng chứng nào cho thấy khi Lê Hoàn lên ngôi rất được nhân dân ủng hộ?
+ Khi lên ngôi, Lê Hoàn xưng là gì?
+ Triều Đại của ông được gọi là triều gì?
+ Nhiệm vụ đầu tiên của nhà Tiền Lê là gì?
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ2: Làm việc nhóm.
* Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. 
- Gọi 1 HS đọc mục 2 SGK
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- Treo lược đồ:
- Yêu cầu HS nêu y/c thảo luận.
+ Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
+ Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
+ Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở đâu để đón giặc?
+ Kể lại 2 trận đánh lớn giữ quân ta và quân Tống.
+ Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?
* Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
- Gọi HS nêu lại ND bài học.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.
- HS hát.
 3 HS trả lời.
+...
- HS nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
 1HS đọc yêu cầu SGK trang 24 Cả lớp theo dõi.
- Trình bày kết quả.
- Đinh Bộ Lĩnh là con trai của Đinh Liễu 
+ Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, quân sĩ tung hô “vạn tuế”
+ Khi lên ngôi Lê Hoàn xưng là Hoàn Đế, 
+ Được gọi là Tiền Lê.
+ Lãnh đạo nhân dân ta chống quân xâm lược Tống.
- HS nhận xét bổ sung.
 1 HS đọc SGK, lớp theo dõi.
- HS nhóm và thảo luận theo yêu cầu.
- Nhóm quan sát và cùng xây dựng diễn biến.
- Trình bày kết quả thảo luận và chỉ vào lược đồ (Mỗi HS trình bày 1 ý).
+ Năm 981 quân Tống kéo quân sang xâm lược nước ta.
+ Chúng tiến vào nước ta theo hai con đường: ...
+ Lê Hoàn chia quân thành 2 cánh, sau đó cho quân chặn đánh giặc ở...
 2 HS kể. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
+ Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. 
+ Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.
- HS các nhóm khác bổ sung.
- HS nhận xét.
 2 HS nêu nội dung bài học.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Kỹ thuật 
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
- Gấp được mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng qui trình, đúng kỹ thuật.
- GD HS yêu thích sản phẩm mình làm.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải,...)
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x 30cm.
 + Len (hoặc sợi), khác màu vải.
 + Kim khâu len, kéo, thước, bút chì. 
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ: 
- GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
3. Bài mới: - GTB: - Gấp và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (t.1).
HĐ 1: - GV HD HS quan sát và nhận xét mẫu. 
- GV giới thiệu mẫu, HD HS quan sát, nêu các câu hỏi y/c HS nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu (mép vải được gấp 2 lần. Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và đường khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau. Thực hiện đường khâu ở mặt phải mảnh vải).
- GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép.
HĐ 2: - GV HD HS thao tác kỹ thuật.
- GV cho HS quan sát H.1,2,3,4 (SGK) và đặt câu hỏi HS nêu các bước thực hiện.
+ Hãy nêu cách gấp mép vải lần 2.
+ Hãy nêu cách khâu lược đường gấp mép vải.
- GV HD HS đọc nội dung của mục 1 và quan sát H.1,2a,2b (SGK) để TLCH về cách gấp mép vải
- GV cho HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
- GV nhận xét các thao tác của HS thực hiện và HD theo ND SGK.
*Lưu ý: Khi gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới. Gấp theo đúng đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải vải sang mặt trái của vải. Sau mỗi lần gấp mép vải cần miết kĩ đường gấp. Chú ý:
 Gấp cuộn đường gấp thứ 1 vào trong đường gấp thứ 2.
- GV HD HS kết hợp đọc nội dung của mục 2,3 và quan sát H.3,4,(SGK), tranh quy trình để trả lời và thực hiện thao tác.
- GV nhận xét chung và HD thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. Khâu lược thì thực hiện ở mặt trái mảnh vải. Khâu viền đường gấp mép vải thì thực hiện ở mặt trái mảnh vải (HS có thể khâu bằng mũi đột thưa hay mũi đột mau).
- GV tổ chức cho HS thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu.
4. Củng cố:
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS chuẩn bị đầy đủ đồ dung học tập cho tiết sau.
- HS hát.
- HS trình bày đồ dùng học tập.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS quan sát và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành 
- HS quan sát và nêu các bước thực hiện.
+...
+...
- HS đọc và quan sát H.1,2a,2b
- HS thựchiện thao tác gấp mép vải.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và quan sát H.3,4.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thực hành kĩ năng sống
Giaỉ quyết mâu thuẫn
I. Mục tiêu: 
- Biết được các dấu hiệu của mâu thuẫn và ý nghĩa của việc giải quyết các mâu thuẫn.
- Hiểu được một số yêu cầu, các bước khi giải quyết mâu thuẫn.
- Vận dụng các điều trên để giải quyết các mâu thuẫn trong học tập và cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy - học:
SGK KNS
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
HĐ1: Trải nghiệm
Điền những từ gợi ý vào chỗ trống( voi, chín, đá nhau, mất khôn)
Đọc các câu trên và nêu nghĩa của nó
GV bổ sung.
HĐ2: Chia sẻ- phản hồi
Y/C HS đọc bức thư
HĐ3: Xử lí tình huống
y/c HS nêu tình huống
- GV tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết mâu thuẫn
Củng cố và dặn dò
HS tìm một số tình huống và tự giải quyết.
- HS suy nghĩ, thảo luận cặp đôi để làm
- Cả giận mất khôn
- Tránh voi chẩng xấu mặt nào.
Một điều nhịn chín điều lành.
- Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- HS tự nêu
- HS đọc thảo luận N2. Hỏi đáp
Nếu cậu là người nhận được bức thư thì cậu sẽ làm gì? Ngược lại nếu bản thân em nhận được bức thư đó em sẽ xử lí ra sao?
- Chốt ý đúng
- HS nhắc lại cách xử lí đúng.
Cặp đôi thảo luận.
+ Cần tìm hiểu lí do vì sao bạn Khuê lai nói như vậy?
+ Trình bày ý kiến để bạn cho biết lí do
+ Nếu là lỗi của ai thì người đó phải nói lời xin lỗi.
Trình bày với cô giáo khi không giải quyết được.
Nêu bài học kinh nghiệm.
HS nêu các tình huống và tự giải quyết sau đó nêu bài học:
Khi có mâu thuẫn cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách giải quyết ôn hòa.
- Một số HS nhắc lại.
_____________________________________________________________
Thứ tư ngày 8 tháng 11 năm 2017
Tập đọc
Ôn tập và kiểm tra giữa học kỳ I (tiết 4)
I. Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. 
- Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu viết sẵn tên các bài tập đọc
- Một số tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung BT2. 
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ:
3. Bài mới: 
a. GTB: Ôn tập và kiểm tra giữa HK I. (T.4)
b. Kiểm tra đọc.
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
c. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi HS đọc tên các bài tập đọc là truyện kể ở tuần 4, 5, 6 đọc cả số trang. GV ghi nhanh lên bảng.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét chốt ý đúng.
- Gọi HS đọc phiếu đã hoàn chỉnh.
- GV tổ chức cho HS đọc từng đoạn hoặc cả bài theo giọng đọc các em tìm được.
- GV nhận xét tuyên dương những HS đọc tốt.
*Phiếu đúng.
Tên bài
Nội dung chính
1. Một người chính trực
Ca ngợi lòng ngay thẳng, chính trực, đặt việc nước lên trên tình riêng của Tô Hiến Thành.
2. Những hạt thóc giống
Nhờ dũng cảm, trung thực, cậu bé Chôm được vua tin yêu, truyền cho ngôi báu.
3. Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca Thể hiện yêu thương ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với bản thân.
4. Chị em tôi.
Một cô bé hay nói dối ba để đi chơi đã được em gái làm cho tĩnh ngộ.
4. Củng cố:
+ Chủ điểm Măng mọc thẳng gợi cho em chủ điểm gì?
+ Những truyện kể các em vừa đọc khuyên chúng ta điều gì?
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về học bài và ôn tập tiết 5.
- HS hát.
- HS nhắc lại tên bài.
Bài 2:
 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Các bài tập đọc:
+ .......................................... trang .
................
- HS hoạt động trong nhóm 4 HS.
- HS nhận xét chữa bài (nếu sai).
 4 HS tiếp nối nhau đọc (mỗi HS đọc một truyện).
- Một bài 3 HS đọc, HS khác theo dõi. 
- HS nhận xét tuyên dương bạn.
Nhân vật
Giọng đọc
Tô Hiến Thành
- Đỗ thái hậu
Thong thả, rõ ràng. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách kiên định, khảng khái của Tô Hiến Thành.
-Cậu bé Chôm
-Nhà vua
Khoan thai, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Lời Chôm ngây thơ, lo lắng. Lời nhà vua khi ôn tồn, khi dõng dạc.
- An-đrây-ca
Mẹ An-đrây-ca
Trầm buồn, xúc động.
- Cô chị
- Cô em
- Người cha
Nhẹ nhàng, hóm hỉnh, thể hiện đúng tính cách, cảm xúc của từng nhân vật. Lời người cha lúc ôn tồn, lúc trầm buồn. Lời cô chị khi lễ phép, khi tức bực. Lời cô em lúc hồn nhiên, lúc giả bộ ngây thơ.
+ Nói lên sự ngay thẳng.
+ ...trở thành những người trung thực.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Toán
Kiểm tra giữa học kỳ I
I/ Mục tiêu: 
 Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
Đọc, viết, so sánh số tự nhiên; hàng và lớp.
Đặt tính và thực hiện phép cộng, phép trừ các đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
Chuyển đổi số đo thời gian đã học; chuyển đổi thực hiện phép tính với số đo khối lượng.
Nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù; hai đường thẳng song song, vuông góc; tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
Giải bài toán Tìm số trung bình cộng, Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Hoạt động dạy - học:
Đề: Bài 1
1. Tính:
 2965 + 7105 101020-93245
 19834 + 2756 68

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Tuan 10 Lop 4_12174242.docx