Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2015
Tiết 1
Toán
TIẾT 4: ÔN TẬP : SO SÁNH HAI PHÂN SỐ (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về: So sánh phân số với đơn vị. So sánh hai phân số cùng tử số.
2. Kĩ năng: Biết cách so sánh hai phân số.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ cho HS làm bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Toán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 2 HS lên bảng thực hiện y/c, HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
5. Dặn dò (1 phút) - Nhắc HS về ôn lại bài. - Chuẩn bị bài sau: Địa hình và khoáng sản. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 08/09/2015 Ngày dạy: Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2015 Tiết 1 Toán Tiết 4: ôn tập : so sánh hai phân số (tiếp theo) I. mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về: So sánh phân số với đơn vị. So sánh hai phân số cùng tử số. 2. Kĩ năng: Biết cách so sánh hai phân số. 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ cho HS làm bài tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Toán. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) - 2 HS lên bảng thực hiện y/c, HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. * Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: - GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu của bài. - Lắng nghe HĐ 1: (10 phút) Bài 1 - GV yêu cầu HS so sánh và điền dấu so sánh. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. ? Thế nào là phân số lớn hơn 1, phân số bằng 1, phân số bé hơn 1. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét bạn làm bài. - HS nêu : + Phân số lớn hơn 1 là phân số có tử số lớn hơn mẫu số. + Phân số bằng 1 là phân số có tử số và mẫu số bằng nhau. + Phân số bé hơn 1 là phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số. HĐ 2: (10 phút) Bài 2 - GV viết lên bảng các phân số: và sau đó yêu cầu HS so sánh hai phân số trên. - GV cho HS so sánh theo cách so sánh hai phân số có cùng tử số trình bày cách làm của mình. - GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. - HS tiến hành so sánh, các em có thể tiến hành theo 2 cách : + Quy đồng mẫu số các phân số rồi so sánh. + So sánh hai phân số có cùng tử số. - HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến để đưa ra cách so sánh. Khi so sánh các phân số có cùng tử số ta so sánh các mẫu số với nhau. + Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn. + Phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn. - HS tự làm bài vào vở. HĐ 3: (10 phút) Bài 3 - GV yêu cầu HS so sánh các phân số rồi báo cáo kết quả. Nhắc HS lựa chọn cách so sánh quy đồng mẫu số để so sánh hay so sánh qua đơn vị sao cho thuận tiện, không nhất thiết phải làm theo một cách. - 3 HS làm trên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở. a) So sánh và Kết quả: > . b) So sánh và ; < . c) So sánh và ; < . 4. Củng cố (3 phút) ? Để so sánh hai phân số ta làm thế nào? - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò (1 phút) - Nhắc HS về nhà xem lại các bài tập. - Chuẩn bị bài sau: Phân số thập phân. * Rút kinh nghiệm: Tiết 2 Luyện từ và câu Luyện tập về từ đồng nghĩa I. mục tiêu 1. Kiến thức: Biết được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể. 2. Kĩ năng: Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với các từ đã cho. 3. Thái độ: Yêu thích môn Tiếng Việt. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bút dạ và 3 tờ phiếu phô tô nội dung BT1, 3. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Tiếng Việt. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) ? Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ. - GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu của bài. - Lắng nghe HĐ 1: (8 phút) Bài tập 1 - Yêu cầu HS đọc đầu bài. - GV phát phiếu và bút dạ cho HS làm bài theo nhóm. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. - 1 HS đọc to trước lớp, HS khác đọc thầm. - HS làm bài nhóm 4. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình. - Nhóm khác nhận xét. - HS viết vào vở 5 từ đồng nghĩa với từ đã cho. HĐ 2: (10 phút) Bài tập 2 - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, chữa bài cho HS. - HS đọc yêu của bài, tự làm bài. - HS đọc câu của mình trước lớp. VD: Vườn cải nhà em mới lên xanh mướt. Búp hoa huệ trắng ngần. HĐ 3: (12 phút) Bài tập 3 - Yêu cầu HS đọc đầu bài. - Cho HS làm bài theo cặp, phát phiếu BT cho 3 cặp làm. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. - 1 HS nêu yêu cầu của bài, đọc cả đoạn “Cá hồi vượt thác” - HS làm bài theo cặp. - Đại diện các cặp trình bày kết quả (điên cuồng, nhô lên, sáng rực, gầm vang, hối hả). - HS nhận xét. 4. Củng cố (3 phút) ? Bài hôm nay ôn nội dung gì? - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò (1 phút) - Nhắc HS về ôn lại bài. - Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc. * Rút kinh nghiệm: Tiết 3 Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I. mục tiêu 1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh. 2. Kĩ năng: Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát. 3. Thái độ: Yêu thích cảnh vật xung quanh. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh một số vườn cây, công viên, đường phố 2. Chuẩn bị của học sinh: Kết quả quan sát ở nhà. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Yêu cầu 3 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của tiết trước. - GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu của bài. - Lắng nghe HĐ 1: (10 phút) Bài tập 1 - Yêu cầu HS đọc thầm bài văn và làm bài. - GV nhận xét. - HS đọc bài, trình bày ý kiến. HĐ 2: (20 phút) Bài tập 2 - Yêu cầu HS giới thiệu tranh, ảnh đã sưu tầm được. - Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS. - GV nhận xét. - HS lập dàn ý vào vở, 2 HS làm trên giấy khổ to. - 2 HS làm trên giấy khổ to trình bày kết quả bài làm trước lớp. - HS dưới lớp nhận xét. 4. Củng cố (3 phút) ? Bài văn tả cảnh gồm có mấy phần? - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò (1 phút) - Nhắc HS về xem lại bài - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả cảnh. * Rút kinh nghiệm: Tiết 4 Âm nhạc (Giáo viên chuyên dạy) Tiết 5 Khoa học Bài 2: nam hay nữ ? (Tiết 1) I. mục tiêu 1. Kiến thức: HS biết được một số đặc điểm để phân biệt nam và nữ. 2. Kĩ năng: Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội của nam và nữ. 3. Thái độ: Yêu thích môn Khoa học. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị trò chơi “Ai nhanh ai đúng". 2. Chuẩn bị của học sinh: Các hình trong SGK. Bức vẽ 1 bạn trai, 1 bạn gái đã chuẩn bị giờ trước. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) - Gọi 2 HS lên bảng nêu mục Bạn cần biết của bài 1. - GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu của bài. - Lắng nghe HĐ 1: (15 phút) Thảo luận cặp * Sự khác nhau giữa nam và nữ và đặc điểm sinh học: - GV cho HS thảo luận cặp theo nội dung trong SGK. - Nhận xét kết quả thảo luận của HS. => GVKL: Mục bạn cần biết SGK * GV cho HS quan sát hình chụp trứng và tinh trùng SGK. - Hãy cho thêm ví dụ về điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. - Các cặp thảo luận 3 câu hỏi SGK. + Lớp bạn có bao nhiêu bạn trai, bao nhiêu bạn gái? + Nêu 1 vài đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái? + Câu 3: ý c đúng. - Một số cặp nêu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung. - HS đọc mục Bạn cần biết. + Nam: Cơ thể thường rắn chắc, khoẻ mạnh và cao to hơn nữ. Nữ: cơ thể thường mềm mại, nhỏ nhắn hơn nam. HĐ 2: (12 phút) Trò chơi * Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ: - HS tìm hiểu trò chơi" Ai nhanh ai đúng"Tr.8- SGK. - GV chia nhóm. - GV nói cách chơi và cho HS chơi. - GV tổng kết trò chơi và công bố nhóm thắng cuộc. => GVKL: Giữa nam và nữ có đặc điểm khác biệt về mặt sinh học nhưng lại có đặc điểm chung về mặt xã hội. - HS tìm hiểu trò chơi "Ai nhanh ai đúng" Tr.8- SGK. - Mỗi nhóm 6 em. - HS tham gia chơi (T/g 5'). - Đại diện nhóm dán bài, đọc bài và nêu lí do vì sao mình chọn. - Lớp nghe. 4. Củng cố (3 phút) ? Dựa vào đâu để phân biệt được nam và nữ? - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò (1 phút) - Nhắc HS về ôn bài. - Chuẩn bị bài sau: Nam hay nữ (tiếp). * Rút kinh nghiệm: Tiết 6 Kĩ thuật Bài 1: Đính khuy hai lỗ (Tiết 1) I. mục tiêu 1. Kiến thức: HS biết cách đính khuy hai lỗ. 2. Kĩ năng: Đính được ít nhất một khuy 2 lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn. 3. Thái độ: Yêu lao động, thích tự làm sản phẩm. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bộ đồ dùng dạy kĩ thuật 5. 2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (2 phút) - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh. - GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu của bài. - Lắng nghe HĐ 1: (10 phút) Quan sát, nhận xét mẫu - Cho HS quan sát mẫu. - GV đặt câu hỏi định hướng, yêu cầu HS trả lời: + Nhận xét về đặc điểm, hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy 2 lỗ ? + Đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy trên sản phẩm ? + So sánh vị trí giữa các khuy và lỗ khuyết trên 2 nẹp áo? - Giới thiệu mẫu đính khuy 2 lỗ và quan sát hình 1b (SGK). - Yêu cầu HS nhận xét: + Đường chỉ đính khuy thế nào ? + Khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm thế nào ? - Quan sát 1 số mẫu khuy 2 lỗ và hình 1a (sgk). - HS trả lời - Quan sát, nhận xét. - HS trả lời - HS nhận xét theo hướng dẫn. HĐ 2: (15 phút) Hướng dẫn thao tác kĩ thuật - Yêu cầu HS đọc lướt các nội dung mục II (sgk) ? Hãy nêu tên các bước trong quy trình đính khuy? ? Hãy nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy 2 lỗ? - Quan sát, uốn nắn và hướng dẫn nhanh lại các thao tác bước 1. ? Hãy nêu cách chuẩn bị đính khuy? - GV dùng khuy to và hướng dẫn kĩ cách đặt khuy vào điểm vạch dấu. Cách giữ khuy cố định. ? Hãy nêu cách đính khuy? - GV hướng dẫn lần khâu đính thứ nhất (lên kim qua lỗ khuy thứ nhất, xuống kim qua lỗ khuy thứ 2) - Yêu cầu HS quan sát hình 5 và 6. + Nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy? - Nhận xét và hướng dẫn HS thực hiện thao tác quấn chỉ quanh chân khuy. - Mời HS lên thực hiện thao tác kết thúc đính khuy. - Hướng dẫn nhanh lần 2 các bước đính khuy. - Tổ chức cho HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy. - HS đọc lướt các nội dung mục II (sgk) - Trả lời - Trả lời - 1HS lên bảng thao tác bước 1 - HS theo dõi - HS đọc mục 2a và quan sát hình 3 (tr.5) - HS quan sát - Quan sát - 1 HS lên bảng thực hiện thao tác. - Quan sát và nhắc lại - HS thực hành 4. Củng cố (3 phút) ? Nêu quy trình đính khuy hai lỗ?. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò (1 phút) - Về nhà ôn lại bài. - Chuẩn bị dụng cụ để giờ sau thực hành. * Rút kinh nghiệm: Tiết 7 Ôn Tiếng Việt Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh I. mục tiêu 1. Kiến thức: HS biết cách trình bày một bài văn tả cảnh theo bố cục 3 phần. 2. Kĩ năng: Có kĩ năng quan sát. Viết được 1 đoạn văn (bài văn) tả cảnh. 3. Thái độ: Thích làm văn. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ cho HS làm bài. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (2 phút) - 1 HS nêu lại cấu tạo của bài văn tả cảnh. - GV nhận xét. 3. Ôn tập Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu của bài. - Lắng nghe HĐ 1: (10 phút) Ôn tập cấu tạo bài văn tả cảnh - Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh. - GV nêu lại các phần, nội dung của từng phần trong bài văn tả cảnh. - HS trả lời: Bài văn tả cảnh có cấu tạo 3 phần: + Mở bài + Thân bài + Kết bài - HS khác nhận xét. HĐ 2: (15 phút) Hướng dẫn viết bài văn tả cảnh - Yêu cầu một vài HS đọc dàn ý đã lập trong bài tập 2 tiết học tập làm văn (Luyện tập tả cảnh). - GV nhận xét. - GV đọc cho HS nghe một số bài văn mẫu. - Yêu cầu từ dàn ý đã lập, các em tập viết thành 1 bài văn có cấu tạo 3 phần. - GV nhận xét, tuyên dương HS viết bài tốt. - 4, 5 em đọc dàn ý đã lập. - HS viết bài vào vở BT. - Sau khi viết, 1 số em đọc bài trước lớp. - Lớp theo dõi, nhận xét bài của bạn. 4. Củng cố (3 phút) ? Nêu quy trình đính khuy hai lỗ?. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò (1 phút) - Về nhà ôn lại bài. - Chuẩn bị dụng cụ để giờ sau thực hành. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 09/09/2015 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2015 Tiết 1 + 2 Tiếng Anh (Giáo viên chuyên dạy) Tiết 3 Toán Tiết 5: Phân số thập phân I. mục tiêu 1. Kiến thức: Nhận biết các phân số thập phân. 2. Kĩ năng: Nhận ra được: Có một phân số có thể viết thành phân số thập phân,; biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) - 2 HS lên bảng làm bài: So sánh hai phân số: HS1: và HS2: và - Lớp và GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu của bài. - Lắng nghe HĐ 1: (10 phút) Giới thiệu phân số thập phân - GV nêu và viết bảng các phân số: ; ; ? Nêu đặc điểm của mẫu số của các phân số trên? - GV giới thiệu: các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000, là các phân số thập phân. - GV viết bảng phân số: . Yêu cầu HS tìm phân số thập phân của nó. - HS theo dõi. - Các phân số trên có mẫu số là những số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn. - HS nhắc lại. - 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm ra nháp: == - HS tìm tương tự với các phân số: ; để rút ra kết luận: Một phân số có thể viết thành phân số thập phân. HĐ 2: (20 phút) Thực hành + Bài 1 - Yêu cầu HS làm miệng. + Bài 2 - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài. + Bài 3 (Thực hiện tương tự bài 2) + Bài 4 (a, c) - Yêu cầu HS làm vào vở, 4 HS lên bảng chữa bài. - GV nhận xét, chữa bài. - HS làm miệng - HS làm bài rồi chữa bài. KQ: ; ; ; KQ: ; - HS làm bài theo yêu cầu a)= = b)== c)== d)== 4. Củng cố (2 phút) ? Phân số như thế nào được gọi là phân số thập phân? - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò (1 phút) - Nhắc HS về xem lại bài. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập * Rút kinh nghiệm: Tiết 4 Sinh hoạt lớp Tuần 1 1. ổn định tổ chức lớp - Tiến hành bầu Ban cán sự: + Lớp trưởng: 01 + Lớp phó: 02 + Các tổ trưởng: 03 2. Triển khai nội quy lớp học 3. Phương hướng năm học 2015 - 2016 - Thực hiện tốt nội quy nhà trường, lớp học và nhiệm vụ của người học sinh. - Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động phong trào, hoạt động Đội. - Học tập tốt và tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Chiều Sinh hoạt chuyên môn
Tài liệu đính kèm: