Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - GV: Kiều Thị Đào - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Tập đọc : NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON

I)Mục tiêu :

1/ KT, KN :

 -Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; phù hợp với diễn biến các sự việc.

-Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3b)

2/ TĐ : Thấy được tầm quan trọng và có ý thức bảo vệ rừng

II) Chuẩn bị :

-Tranh minh họa bài đọc trong SGK

-Bảng phụ ghi câu văn cần luyện đọc

III)Các hoạt động dạy -học chủ yếu :

I.Kiểm tra bài cũ: 4-5’

Bầy ong tìm mật ở những nơi nào?

Qua 2 câu cuối bài, nhà thơ muốn nói lên điều gì?

2,Bài mới:

HĐ 1 : Giới thiệu bài: 1’

Nêu MĐYC của tiết học

HĐ 2 : Luyện đọc: 10-12’

-Hướng dẫn cách đọc nhấn giọng ở các từ ngữ chỉ hoạt động

-GV hướng dẫn HS luyện đọc các từ ngữ: loanh quanh, bành bạch, cuộn, lửa đốt

 

doc 33 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - GV: Kiều Thị Đào - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình bày, lớp theo dõi, bổ sung.
- HS trả lời.
+ Các chiến sĩ vệ quốc quân giành giật với địch từng góc phố ; nhân dân khiêng bàn ghế làm chướng ngại vật ngăn địch.
Nhân dân cả nước nhất tề nổi dậy: Huế (20-12-1946), Đà Nẵng (20-12-1946) cùng nổ súng tiêu diệt địch. 
 + Ở các địa phương trong cả nước, nhân dân chiến đấu với địch rất quyết liệt.
 +Vì tất cả mọi người dân đều có niềm tin “Kháng chiến nhất định sẽ thắng lợi”
- HS quan sát tư liệu.
- 3 HS đọc, lớp đọc thầm. 
 3/ Củng cố – dặn dò: 
 - Về chuẩn bị bài “Thu – Đông 1947”
 - Nhận xét tiết học.
 ________________________________________
BUỔI CHIỀU:
Luyện từ và câu : (Thực hành)
Tiết 1 : LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về quan hệ từ.
- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết quan hệ từ.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1 : 
H: Tìm các quan hệ từ trong các câu sau:
a) Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn xoè lá lấn chiếm không gian.
b) Bạn Hoa học tập rất chăm chỉ nhưng kết quả vẫn chưa cao.
c) Em nói mãi mà bạn Lan vẫn không nghe theo.
d) Bạn Hải mà lười học thì thế nào cũng nhận điểm kém.
e) Câu chuyện của bạn Hà rất hấp dẫn vì Hà kể bằng tất cả tâm hồn mình.
Bài tập2: 
H: Điền thêm các quan hệ từ vào chỗ chấm trong các câu sau:
a) Trời bây giờ trong vắt thăm thẳm ... cao.
b) Một vầng trăng tròn to đỏ hồng hiện lên chân trời sau rặng tre đen của làng xa.
c) Trăng quầng hạn, trăng tán mưa.
d) Trời đang nắng, cỏ gà trắng mưa.
e) Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng cũng có những người yêu tôi tha thiết, sao sức quyến rũ, nhớ thương cũng không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này. 
Bài tập3: 
H: Tìm từ đúng trong các cặp từ in nghiêng sau:
a) Tiếng suối chảy róc rách như/ ở lời hát của các cô sơn nữ.
b) Mỗi người một việc: Mai cắm hoa, Hà lau bàn nghế, và/ còn rửa ấm chén.
c) Tôi không buồn mà/ và còn thấy khoan khoái, dễ chịu.
4.Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- S lên lần lượt chữa từng bài 
- HS làm các bài tập.
Đáp án :
a) Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn xoè lá lấn chiếm không gian.
b) Bạn Hoa học tập rất chăm chỉ nhưng kết quả vẫn chưa cao.
c) Em nói mãi mà bạn Lan vẫn không nghe theo.
d) Bạn Hải mà lười học thì thế nào cũng nhận điểm kém.
e) Câu chuyện của bạn Hà rất hấp dẫn vì Hà kể bằng tất cả tâm hồn mình.
Đáp án : 
Và.
To ; ở.
Thì ; thì.
Thì.
Và ; nhưng.
Đáp án :
a) Như.
b) Còn.
c) Mà.
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau.
Toán (Thực hành)
Tiết 1: LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nắm vững cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên
- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính và giải toán có liên quan dến rút về đơn vị.
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- GV cho HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài tập1: Đặt tính rồi tính:
a) 6,372 x 16	 b) 0,894 x 75
c) 7,21 x 93	 d) 6,5 x 407 
 Bài tập 2 : Tìm y
a) y : 42 = 16 + 17, 38	
b) y : 17,03 = 60 
Bài tập 3 : Tính nhanh
a) 3,17 + 3,17 + 3,17 +  + 3,17 
 ( 100 số hạng )
b) 0,25 x 611,7 x 40.
Bài tập 4 : (HSKG)
Có 24 chai xăng, mỗi chai chứa 0,75 lít mỗi lít nặng 800 gam. Hỏi 24 chai đó nặng bao nhiêu kg, biết mỗi vỏ chai nặng 0,25 kg.
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- HS lên lần lượt chữa từng bài
Đáp án :
a) 101,902
b) 67,05
c) 670,53
d) 2645,5
Bài giải :
a) y : 42 = 16 + 17, 38
 y : 42 = 33,38
 y = 33,38 x 42
 y = 1401,96 
b) y : 17,03 = 60
 y = 60 x 17,03
 y = 1021,8
Bài giải :
a) 3,17 + 3,17 + 3,17 +  + 3,17 
 ( 100 số hạng )
 = 3,17 x 100 = 327
b) 0,25 x 611,7 x 40
 = (0,25 x 40) x 611,7
 = 10 x 611,7.
 = 6117
Bài giải :
Số lít xăng đựng trong 24 chai là : 
 0,75 x 24 = 18 (lít)
 24 vỏ chai nặng số kg là :
 0,25 x 24 = 6 (kg)
18 lít nặng số kg là :
 800 x 18 = 14 400 (g)
 = 14,4 kg
24 chai đựng xăng nặng số kg là : 
 14,4 + 6 = 20,4 (kg)
 Đáp số : 20,4 kg.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán (Thực hành)
Tiết 1: LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nắm vững cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên
- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính và giải toán có liên quan dến rút về đơn vị.
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- GV cho HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài tập1: Đặt tính rồi tính:
a) 6,372 x 16	 b) 0,894 x 75
c) 7,21 x 93	 d) 6,5 x 407 
 Bài tập 2 : Tìm y
a) y : 42 = 16 + 17, 38	
b) y : 17,03 = 60 
Bài tập 3 : Tính nhanh
a) 3,17 + 3,17 + 3,17 +  + 3,17 
 ( 100 số hạng )
b) 0,25 x 611,7 x 40.
Bài tập 4 : (HSKG)
Có 24 chai xăng, mỗi chai chứa 0,75 lít mỗi lít nặng 800 gam. Hỏi 24 chai đó nặng bao nhiêu kg, biết mỗi vỏ chai nặng 0,25 kg.
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- HS lên lần lượt chữa từng bài
Đáp án :
a) 101,902
b) 67,05
c) 670,53
d) 2645,5
Bài giải :
a) y : 42 = 16 + 17, 38
 y : 42 = 33,38
 y = 33,38 x 42
 y = 1401,96 
b) y : 17,03 = 60
 y = 60 x 17,03
 y = 1021,8
Bài giải :
a) 3,17 + 3,17 + 3,17 +  + 3,17 
 ( 100 số hạng )
 = 3,17 x 100 = 327
b) 0,25 x 611,7 x 40
 = (0,25 x 40) x 611,7
 = 10 x 611,7.
 = 6117
Bài giải :
Số lít xăng đựng trong 24 chai là : 
 0,75 x 24 = 18 (lít)
 24 vỏ chai nặng số kg là :
 0,25 x 24 = 6 (kg)
18 lít nặng số kg là :
 800 x 18 = 14 400 (g)
 = 14,4 kg
24 chai đựng xăng nặng số kg là : 
 14,4 + 6 = 20,4 (kg)
 Đáp số : 20,4 kg.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ tư ngày 29 tháng 11 năm 2017
TẬP ĐỌC
TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đọc với gịong thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học.
 - Hiểu nội dung: nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. (Trả lời được c.hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Các tranh ảnh về rừng ngập mặn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên đọc bài“Người gác rừng tí hon” và trả lời câu hỏi: 
 + Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ phát hiện ra điều gì? 
 + Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh và dũng cảm? 
 + Nêu đại ý bài? 
 2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
 + Ảnh chụp cảnh gì?
 + Trồng rừng ngập mặn có tác dụng gì?
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Luyện đọc
 - Gọi HS đọc toàn bài.
 - Cho HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
- Lần 1: Theo dõi và sửa sai phát âm cho HS.
- Lần 2: Hướng dẫn ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
- Lần 3: HS đọc kết hợp giải nghĩa các từ ngữ trong SGK.
- Rừng ngập mặn được trồng ở đâu ?
- Đắp đê bao quanh một khu vực gọi là gì ?
- Làm cho rừng trở lại như trước gọi là gì ?
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm bàn.
- GV đọc diễn cảm toàn bài: Chú ý nhấn giọng các từ ngữ nói về tác dụng của việc trồng rừng ngập mặn.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Đoạn 1: “ từ đầu đến sóng lớn”.
H. Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn ?
+ Đoạn 2: “Tiếp theo đến Nam Định”.
 - Cho HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi
H. Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn ?
 H : Em hãy nêu tên các tỉnh có phong trào trồng rừng ngập mặn?
+ Đoạn 2: Gọi HS đọc tiếp đoạn 3
H: Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi ?
H. Bài văn cho chúng ta biết điều gì ?
Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm
 - GV treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc lên , GV hướng dẫn đọc.
- Cho HS luyện đọc bài theo cặp, GV theo dõi uốn nắn.
- GV chọn cho các em đọc diễn cảm đoạn 3.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương những em đọc hay.
- 1 HS khá đọc, lớp đọc thầm theo SGK.
- 3 HS lần lượt đọc nối tiếp, mỗi em một đoạn
- HS đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo nhóm bàn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS trả lời,HS khác nhận xét bổ sung.
+ Nguyên nhân: do chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm, làm mất đi một phần rừng ngập mặn
- Hậu quả: Lá chắn bảo vệ đê không còn, đê điều bị xói lở, dễ bị vỡ khi có gió to sóng lớn.
-1HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm.
 + Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân đều hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với đê điều.
- Minh Hải, Bến Tre, Nghệ An, Thái Bình .
+ Rừng phục hồi đã phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển, tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản tăng, các loại chim trở nên phong phú.
Nội dung: Bài văn giúp chúng ta hiểu trồng rừng ngập mặn có tác dụng bảo vệ vững chắc đê điều biển, tăng thu nhập cho người dân nhờ tăng sản lượng thu hoạch hải sản.
- HS trao đổi tìm đại ý của bài, đại diện trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
- HS nghe, nhắc lại.
- HS theo dõi và thực hiện luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm , HS dưới lớp nhận xét
 3/ Củng cố - dặn dò: 
 + Bài văn cung cấp cho em thông tin gì ?
 +Về chuẩn bị bài sau.
 - GV nhận xét tiết học. 
_______________________________________
TOÁN
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
 Biết chia một số thập phân cho một số tự nhiên, biết vận dụng thực hành tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bút dạ, bảng phụ, bảng nhóm. 
 - HS : Xem trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ:Goi 2 HS lên bảng làm bài. 
 5,4 x = 5,4 
 9,8 x = 6,2 9,8 
 2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
 Trong tiết hoc toán này chúng ta cùng học cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên, sau đó áp dụng để giải các bài toán có liên quan.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động1:Tìm hiểu 
- GV nêu bài toán ví dụ:
- Cho HS đọc và tìm hiểu đề toán.
- Cho HS tóm tắt đề toán.
- GV yêu cầu HS thảo luận tìm cách giải.
H : Muốn tìm mỗi đoạn dài bao nhiêu mét ta 
làm như thế nào?
H : Nhận xét số bị chia và số chia có gì khác nhau?
 (8.4 là số tự thập phân, 4 là số tự nhiên )
- GV hướng dẫn HS đổi 8.4 m ra số tự nhiên.
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép chia 84 : 4.
H:Vậy 8,4m chia 4 được bao nhiêu mét?
GV hướng dẫn chia số thập phân cho số tự nhiên
 8.4 4
 04 2.1 m
 0
H : Em hãy tìm điểm giống và khác nhau giữa cách thực hiện 2 phép chia 84: 4 = 21
 Và 8,4 : 4 = 2,1 .
H: Trong phép chia 8,4 : 4 = 2,1 chúng ta đã viết dấu phẩy ở thương 2,1 như thế nào ?
Ví dụ 2: 
- GV nêu :Hãy đặt tính và thực hiện : 
 72,58 : 19 = ?
- Yêu cầu HS lên bảng tính và trình bày cách thực hiện chia của mình.
- GV nhận xét sửa chữa. 
 72,58 19
 15 5 3.82
 0 38 
 0 
 - GV cho HS rút ra kết luận .
Hoạt động 2: Luyện tập 
 Bài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài 
 - Y/cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính.
 - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn 
- GV nhận xét sửa chữa 
- Cho HS nhắc lại cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân sau đó làm bạn.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
Bài 3: (HS khá, giỏi)
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS lên bảng sửa 
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS nghe và đọc thầm. 
- 2 HS tìm hiểu đề toán.
- 1HS lên bảng tóm tắt, lớp tóm tắt vào nháp.
- HS trả lời. (thực hiện phép chia 8,44 =  m?)
- HS nhận xét.
- HS đổi : 8,4m = 84dm
- HS đặt tính và tính.
 8,4 4
 04 21 (dm)
 0
 21dm = 2,1m
+ HS nêu : 8,4 : 4 = 2,1 (m).
+ HS theo dõi, nắm cách chia.
- HS trao đổi với nhau và nêu:
* Giống nhau về cách đặt tính và thực hiện chia
* Khác nhau là một phép tính không có dấu phẩy, một phép tính có dấu phẩy.
- 1HS chia và nêu cách chia, lớp đặt tính và tính vào giấy nháp.
.
+ HS trả lời (sau khi thực hiện chia phần nguyên(8), trước khi lấy phần thập phân (4) để chia thì viết dấu phẩy vào bên phải thương (2).
- HS nêu: Sau khi chia phần nguyên (72), ta đánh dấu phẩy vào bên phải thương (3) rồi mới lấy phần thập phân (58) để chia.
- HS rút kết luận và đọc ghi nhớ SGK .
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- 4 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- 1HS nhận xét, lớp theo dõi và bổ sung.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
a) x x 3 = 8,4 b)5 x x = 0,25
 x = 8,4 : 3 x = 0,25 :
- HS nhận xét, lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Trung bình mỗi giờ người đi xe máy đi được là:
126,54 : 3 = 42,18 (km
 Đáp số: 42,18km
 3/ củng cố – dặn dò: 
 - Nhắc lại ghi nhớ. 
 - GV nhận xét – dặn dò.
_______________________________________
TẬP LÀM VĂN
 LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình)
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được những chi tiết tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn ( BT1).
 - Biết lập dàn ý bài văn tả người thường gặp ( BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ ghi tóm tắt các chi tiết miêu tả ngoại hình của người bà (bài “Bà tôi”), nhân vật Thắng (bài “Chú bé vùng biển”)
 - Bảng phụ ghi dàn bài của một bài văn tả người.
 - Giấy khổ to, bút dạ để HS viết dàn ý và trình bày trước lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài quan sát của HS mà GV cho HS quan sát ở nhà.
 2/ Bài mới: Giới thiệu bài
 Trong tiết TLV trước, các em đã hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn tả người – tả ngoài hình – tả hoạt động. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu sâu hơn: các chi tiết miêu tả có quan hệ với nhau như thế nào? Chúng nói lên điều gì về tính cách nhân vật?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động1: Luyện tập
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập1.
 - GV giao nửa lớp làm bài 1a, nửa lớp làm bài 1b, HS làm bài, trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt ý
Bài 1a:
H. Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của người bà?
H. Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu ?
H. Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào ?
H. Đoạn 2 tả những đặc điểm gì về ngoại hình của người bà ?
H.Các đặc điểm đó có quan hệ với nhau như thế nào? Chúng cho biết gì về tính cách của bà?
Bài 1b: HS tìm tưng tự như bài 1a
GV chốt ý: Khi tả ngoại hình , nhân vật cần chọn những chi tiết tiêu biểu. Những chi tiết miêu tả phải quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau giúp khắc hoạ rõ nét hình ảnh nhân vật. Bằng cách tả như vậy, ta sẽ thấy không chỉ ngoại hình của nhân vật mà cả nội tâm, tính tình vì những chi tiết ngoại hình cũng nói lên tính tình, nội tâm nhân vật.
Bài 2: - Cho HS đọc yêu cầu.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Gọi 1 HS khá, giỏi đọc kết quả .
- GV nhận xét chốt lại.
- GV mở bảng phụ ghi dàn ý khái quát của 1 bài văn tả người :
1. Mở bài: Giới thiệu người định tả
2. Thân bài: a) Tả hình dáng (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng )
b) Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác
3. Kết luận: Nêu cảm nghĩ của mình về người định tả.
- Gọi HS đọc dàn ý.
Hoạt động 2: Lập dàn ý .
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bài, hoạt động theo nhóm
2 nhóm viết bảng phụ và trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS trình bày ý kiến của mình trước lớp bài 1a, sau đó là bài 1b, lớp nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi của GV:
- Đoạn 1 tả mái tóc của người bà qua con mắt nhìn của đứa cháu là 1 cậu bé.
- Câu 1: Giới thiệu bà ngồi cạnh cháu, chải đầu.
- Câu 2: Tả khái niệm mái tóc của bà với các đặc điểm: đen, dày, dài kỳ lạ
- Câu 3 : Tả độ dài của mái tóc qua cách chải đầu (nâng tóc, ướm trên tay, đưa lược vào mớ tóc dày)
- Ba chi tiết quan hệ chặt chẽ với nhau, chi tiết sau làm rõ chi tiết trước.
- Đoạn 2 tả giọng nói, đôi mắt và khuôn mặt
- Câu 1, 2 : Tả giọng nói
- Câu 3: Tả sự thay đổi của đôi mắt khi bà mỉm cười 
- Câu 4: Tả khuôn mặt của bà
 + Các đặc điểm đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau không chỉ làm hiện rõ vẻ ngoài của bà mà cả tính tình của bà dịu dàng, nhân hậu, tâm hồn tươi trẻ, yêu đời, lạc quan.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc cá nhân, 1số HS phát biểu ý kiến, HS dưới lớp nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS lập dàn ý theo nhóm, sau đó đại diện nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét.
 3/ Củng cố - dặn dò: 
 - Nhắc lại dàn bài. - Về hoàn chỉnh dàn ý, chép vào vở, chuẩn bị bài sau.
 - GV nhận xét tiết học.
_____________________________________________
KHOA HỌC
ĐÁ VÔI
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi
 - Quan sát nhận biết đá vôi.
 - Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: - Tranh 54, 55 SGK
 - Một vài mẫu đá vôi, đá cuội, giấm chua, axít.
 - Sưu tầm TT tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi – GV nhận xét ghi điểm.
 + Kể một số đồ dùng được làm bằng nhôm ? 
 + Nhôm có những tính chất gì ? 
 2/ Bài mới: Giới thiệu bài:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Quan sát tranh
 MT : HS kể được một tên 1 số vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và nêu được ích lợi của đá vôi.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- GV giúp đỡ, gợi ý để các em tìm được các hang động đá vôi và địa điểm có nhiều đá vôi
- GV cho các em trình bày
- GV chốt ý 
Hoạt động 2 : Thực hành thí nghiệm, quan sát, nhận xét.
MT : HS làm thí nghiệm, quan sát để tìm ra tính chất của đá vôi.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
- GV giao bảng phụ cho từng nhóm
- Từng đại diện nhóm lên báo cáo. GV nhận xét, bổ sung kiến thức, chốt ý
- GV cho các nhóm lên dán tranh ảnh những vùng núi, hang động đá vôi và ích lợi của đá vôi đã sưu tầm. 
- HS kể về một số vùng có đá vôi mà em biết.
- Đại diện HS trình bày
- HS nhận xét, bổ sung
 + Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng như: Hương Tích (Hà Tây), Phong Nha ( Quảng Bình) 
 + Có nhiều loại đá vôi được dùng vào các việc như lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, làm phấn viết 
- HS làm theo nhóm bàn, thực hành quan sát hình 4,5 SGK.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
- Cọ xát một hòn đá vôi vào hòn đá cuội
- Trên mặt đá vôi, chỗ cọ xát vào đá cuội bị mài mòn
- Trên mặt đá cuội, chỗ cọ xát vào đá vôi có màu trắng.
- Đá vôi mềm hơn đá cuội (đá cuội cứng hơn đá vôi)
- Nhỏ vài giọt giấm(hoặc axít loãng) lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội
- Khi bị giấm chua (hoặc axít loãng) nhỏ vào:
+ Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khí bay lên
+ Trên hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm (hoặc axít) bị chảy đi
- Đá vôi có tác dụng với giấm (hoặc axít loãng) tạo thành một chất khác và khí các- bô- nic sủi lên
- Đá cuội không có phản ứng với axít
 - GV cho HS nêu kết luận: Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của axít thì đá vôi bị sủi bọt.
 3/ Củng cố - dặn dò: 
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 - GV nhận xét tiết học.
_______________________________________
BUỔI CHIỀU: ĐỊA LÝ
CÔNG NGHIỆP (tt)
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp:
 + Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.
 + Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành CN khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.
 + Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là HN và TPHCM.
 - Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của CN.
 - Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ HN, TPHCM, Đà Nẵng,
 - Học sinh khá, giỏi:
 + Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp TPHCM.
 + Giải thích vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển: do có nhiều lao động, nguồn nguyên liệu và người tiêu thụ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bản đồ Kinh tế Việt Nam.
 - Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: 
 + Vì sao nói nền công nghiệp nước ta còn trẻ ?
 + Kể tên một số ngành thủ công mà em biết ?
 2/ Bài mới: Giới thiệu - ghi đầu bài.
 Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự phân bố của ngành công nghiệp ở nước ta.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Tìm hiểu các ngành công nghiệp.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Cho HS đọc SGK và trả lời câu hỏi SGK.
- GV treo bản đồ công nghiệp lên bảng.
- Cho HS gắn các bức ảnh lên bản đồ để tìm địa điểm các ngành công nghiệp.
- GV nêu câu hỏi cho HS trả lời:
H. Ngành công nghiệp phân bố chủ yếu ở đâu?
- GV chốt ý. 
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK ở phần 3, hình 3, sắp xếp ý ở cột A, B sao cho đúng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta 
H: Kể tên một số trung tâm c

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc