Buổi sáng:
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Theo Hà Đình Cẩn
A/ Mục tiêu:
1) Biết đọc trôi chảy lưu loát bài văn. Đọc đúng, phát âm chính xác các tên người dân tộc: Y Hoa, già Rók (Rốc).
- Biết đọc bài văn với giọng trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức trang trọng, vui hồ hởi ở đoạn dân làng xem chữ của cô giáo.
2) Hiểu nội dung bài: Qua buổi lễ đón cô giáo về làng rất trang trọng và thân ái, HS hiểu tình cảm yêu quý cô giáo, yêu quý cái chữ của người Tây Nguyên. Điều đó thể hiện suy nghĩ rất tiến bộ của người Tây Nguyên: mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
3) GDHS biết quý trọng thầy cô giáo và quan tâm đến HS vùng Tây Nguyên.
B/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
C- Các PP & KT dạy học:
- Trao đổi, thảo luận.
- Động não /Tự bộc lộ.
- Đọc sáng tạo.
D – Các hoạt động dạy – học:
= 210 : 8,4 x = 25 c) 25 : x = 16 : 10 25 : x = 1,6 x = 25 : 1,6 x = 15,625 d) 6,2 x = 43,18 + 18,82 6,2 x = 62 x = 62 : 6,2 x = 10 - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện. Thöù ba, ngaøy 05 thaùng 12 naêm 2017 Ngaøy soaïn: 22/11/2017 Ngaøy daïy ../11/2017 Buổi chiều: Tiết 1: Lịch sử Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 I. MỤC TIÊU: - Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ: - Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: S¸ch gi¸o khoa LÞch sö . . III. CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Kiểm tra bài cũ – GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và tuyên dương HS. – 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau : + Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì ? + Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. + Nêu ý nghĩa của thắng lợi Việt Bắc thu - đông 1947. – GV giới thiệu bài : Sau chiến thắng Việt Bắc, thế và lực của quân dân ta đủ mạnh để chủ động tiến công địch. Chiến thắng thu – đông 1950 ở biên giới Việt – Trung là một ví dụ. Để hiểu rõ chiến thắng ấy, các em cùng tìm hiểu bài Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950. Hoạt động 1 Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950 – GV dùng bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ vùng Bắc Bộ sau đó giới thiệu : + Giới thiệu các tỉnh trong Căn cứ địa Việt Bắc, giới thiệu đến tỉnh nào thì dán vào vị trí tỉnh đó một hình tròn đỏ. + Giới thiệu : Từ 1948 đến giữa năm 1950, ta mở một loạt các chiến dịch quân sự và giành được nhiều thắng lợi. Trong tình hình đó, thực dân Pháp âm mưu cô lập Căn cứ địa Việt Bắc : • Chúng khoá chặt biên giới Việt – Trung (tô đậm đường biên giới Việt Trung trên lược đồ bằng màu đen) • Tập trung lực lượng lớn ở Đông Bắc trong đó có hai cứ điểm lớn là Cao Bằng, Đông Khê (dán hình tròn đen lên lược đồ ở hai vị trí này). Ngoài ra còn nhiều cứ điểm khác, tạo thành một khu vực phòng ngự, có sự chỉ huy thống nhất và có thể chi viện lẫn nhau. – GV hỏi : Nếu để Pháp tiếp tục khoá chặt biên giới Việt Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến Căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta ? – HS trao đổi và nêu ý kiến : Nếu tiếp tục để địch đóng quân tại đây và khoá chặt Biên giới Việt – Trung thì Căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập, không khai thông được đường liên lạc quốc tế. – Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì ? – Lúc này chúng ta cần phá tan âm mưu khoá chặt biên giới của địch, khai thông biên giới, mở rộng quan hệ giữa ta và quốc tế. – GV nêu : Trước âm mưu cô lập Việt Bắc, khoá chặt biên giới Việt – Trung của địch, Đảng và Chính phủ ta đã quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 nhằm mục đích : tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một phần vùng biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, đánh thông đường liên lạc quốc tế với các nước xã hội chủ nghĩa. Hoạt động 2 Diễn biến, kết quả chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 – GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK sau đó sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. GV đưa các câu hỏi gợi ý để HS định hướng các nội dung cần trình bày : – HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em vừa chỉ lược đồ vừa trình bày diễn biến của chiến dịch, các bạn trong nhóm nghe và bổ sung ý kiến cho nhau. Các nội dung cần trình bày : + Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào ? Hãy thuật lại trận đánh đó. + Trận đánh mở màn chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là trận Đông Khê. Ngày 16 – 9 – 1950 ta nổ súng tấn công Đông Khê. Địch ra sức cố thủ trong các lô cốt và dùng máy bay bắn phá suốt ngày đêm. Với tinh thần quyết thắng, bộ đội ta đã anh dũng chiến đấu. Sáng 18 - 9 - 1950 quân ta chiếm được cứ điểm Đông Khê. + Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì ? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch ? + Mất Đông Khê, quân Pháp ở Cao Bằng bị cô lập, chúng buộc phải rút khỏi Cao Bằng, theo đường số 4 chiếm lại Đông Khê. Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy. + Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. + Qua 29 ngày đêm chiến đấu ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, giải phóng một số thị xã và thị trấn, làm chủ 750 km trên dải biên giới Việt – Trung. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. – GV tổ chức cho 3 nhóm HS thi trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. – 3 nhóm HS cử đại diện lên bảng vừa trình bày vừa chỉ lược đồ (mỗi nhóm có thể cử 1 bạn hoặc 3 HS tiếp nối nhau trình bày theo các gợi ý trên), HS cả lớp theo dõi và nhận xét. – GV nhận xét phần trình bày của từng nhóm HS, sau đó tổ chức cho HS bình chọn nhóm trình bày đúng, hay nhất. – HS cả lớp tham gia bình chọn. – GV tuyên dương HS trình bày diễn biến hay. – GV hỏi : Em có biết vì sao ta lại chọn Đông Khê là trận mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 không ? (Gợi ý : Đông Khê ở vị trí như thế nào trong tuyến phòng thủ Biên giới của địch ?) – HS trao đổi sau đó một số em nêu ý kiến trước lớp. – GV nêu : Khi họp bàn mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tầm quan trọng của Đông Khê như sau : "Ta đánh vào Đông Khê là đánh vào nơi quân địch tương đối yếu, nhưng lại là vị trí rất quan trọng của địch trên tuyến đường Cao Bằng – Lạng Sơn. Mất Đông Khê, địch buộc phải cho quân đi ứng cứu, ta có cơ hội thuận lợi để tiêu diệt chúng trong vận động" Hoạt động 3 Ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu đông 1950 – GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi cùng trả lời các câu hỏi sau để rút ra ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950. – 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi để tìm câu trả lời cho từng câu hỏi. Câu trả lời tốt là : + Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến ? + Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 địch tấn công, ta đánh lại và giành chiến thắng. Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 cho thấy quân đội ta đã lớn mạnh và trưởng thành rất nhanh so với ngày đầu kháng chiến, ta có thể chủ động mở chiến dịch và đánh thắng địch. + Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 đem lại kết quả gì cho cuộc kháng chiến của ta ? + Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Chiến thắng cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân và đường liên lạc với quốc tế được nối liền. + Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác động thế nào đến địch ? Mô tả những điều em thấy trong hình 3. + Địch thiệt hại nặng nề. Hàng nghìn tên tù bình mệt mỏi, nhếch nhác lê bước trên đường. Trông chúng thật thảm hại. – GV tổ chức cho HS nêu ý kiến trước lớp. – Lần lượt từng HS nêu ý kiến, mỗi HS chỉ nêu ý kiến về 1 câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh. – GV kết luận : Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 tạo một chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đưa kháng chiến vào giai đoạn mới, giai đoạn chúng ta nắm quyền chủ động tiến công, phản công trên chiến trường Bắc Bộ. Hoạt động 4 Bác hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 Gương chiến đấu dũng cảm của anh la văn cầu - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xem hình minh hoạ 1 và nói rõ suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950. – Một vài HS nêu ý kiến trước lớp. Ví dụ : Trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận, kiểm tra kế hoạch và công tác chuẩn bị, gặp gỡ động viên cán bộ, chiến sĩ dân công tham gia chiến dịch. Hình ảnh Bác Hồ đang quan sát mặt trận Biên giới, xung quanh là các chiến sĩ của ta cho thấy Bác thật gần gũi với chiến sĩ và sát sao trong kế hoạch chiến đấu. Bức ảnh cũng gợi ra nét ung dung của Bác, nét ung dung của Người trong tư thế chiến thắng. – GV : Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. Em có suy nghĩ gì về anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta ? – HS nêu ý kiến trước lớp. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết bài : chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với trận đánh Đông Khê nổi tiếng đã đi vào lịch sử chống Pháp xâm lược như một trang sử hào hùng của dân tộc ta. Tấm gương La Văn Cầu mãi mãi soi sáng cho mọi thế hệ trẻ Việt Nam, mãi mãi là niềm kiêu hãnh cho mọi người Việt Nam trong sự nghiệp giữ nước vĩ đại. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng chiến sĩ thi đua được bầu trong Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc. Tiết 3: Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc Đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân . A/ Mục đích, yêu cầu : 1/ Rèn kĩ năng nói : - Biết tìm và kể được câu chuyện đã nghe hay đã đọc phù hợp với yêu cầu của đề bài. - Biết trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa của câu chuyện . 2 / Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn . B/ Đồ dùng dạy học: GV và HS: Một số sách, truyện có nội dung viết về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu . C- Các PP & KT dạy học: - Hỏi đáp trước lớp. - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Kể chuyện sáng tạo. D/ Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của GV TL Hoạt động của HS I/ Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể chuyện Pa-xtơ và em bé và trả lời câu hỏi về ý nghĩa của câu chuyện. - GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài. II/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài :Tiết. Hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện đã nghe đã đọc về những người có công chống lại đói nghèo, lạc hậu . 2/Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề: -Cho 1 HS đọc đề bài . -Hỏi : Nêu yêu cầu của đề bài. -GV gạch dưới những chữ quan trọng: đã nghe, đã đọc, chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc -Cho HS đọc gợi ý 1. -Cho HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể. -Cho HS dựa vào gợi ý 2, lập dàn ý sơ lược câu chuyện mình sẽ kể. -GV kiểm tra giúp đỡ. 3/ HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện : -Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về chi tiết, ý nghĩa chuyện. GV quan sát cách kể chuyện của HS, uốn nắn, giúp đỡ HS. - Thi kể chuyện trước lớp, đối thoại cùng các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét, tuyên dương. III/ Củng cố - dặn dò: Kể chuyện cho người thân, chuẩn bị trước nội dung cho tiết kể chuyện tuần sau – kể chuyện về 1 buổi sum họp đầm ấm trong gia đình . 04/ 01/ 10/ 22/ 03/ - HS nối tiếp nhau kể chuyện Pa-xtơ và em bé và trả lời câu hỏi về ý nghĩa của câu chuyện. -HS lắng nghe. - HS đọc đề bài . - HS nêu yêu cầu của đề bài -HS theo dõi trên bảng. - HS đọc gợi ý 1. -HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể. - HS dựa vào gợi ý 2, lập dàn ý sơ lược câu chuyện mình sẽ kể. - HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về chi tiết, ý nghĩa chuyện. - HS thi kể chuyện trước lớp, đối thoại cùng các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. -Lớp nhận xét, bình chọn. -HS lắng nghe. . Thöù tö, ngaøy 06 thaùng 12 naêm 2017 Ngaøy soaïn: 23/11/2017 Ngaøy daïy ../11/2017 Buổi sáng: Tiết 3: Tập đọc Về ngôi nhà đang xây Đồng Xuân Lan A – Mục tiêu: 1) Biết đọc bài thơ trôi chảy, lưu loát, ngắt giọng đúng. - Biết đọc bài thơ với giọng tả chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm; vui, trải dài ở hai dòng thơ cuối 2) Hiểu nội dung bài thơ: Thông qua hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây, ca ngợi cuộc sống lao động trên đất nước ta. - Học thuộc lòng hai khổ thơ đầu của bài thơ. 3) GD HS biết quí trọng ngôi nhà đang ở. B – Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách GK - Bảng phụ để ghi câu, đoạn văn cần luyện đọc C- Các PP & KT dạy học: - Trao đổi, thảo luận. - Động não /Tự bộc lộ. - Đọc sáng tạo. D – Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên TL Hoạt động của học sinh I/ Kiểm tra bài cũ : 2 HS -H : Người dân Chư Lênh đã chuẩn bị đón cô giáo trang trọng như thế nào ? -H : Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ nói lên điều gì ? - GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài. 4/ - Họ đến rất đông, ăn mặc như đi hội, trải lông thú trên lối đi, trưởng buôn đón khách, cho cô giáo thực hiện nghi lễ trở thành người trong buôn, chém dao vào cột. - Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết. Họ muốn trẻ em biết chữ. II/ Bài mới: 1) Giới thiệu bài: Sự sống của một ngôi nhà đang xây còn rất ngổn ngang với những giàn giáo, trụ bê-tông, vôi vữa đọc và hiểu bài thơ, các em sẽ thấy được cuộc sống đang từng ngày, từng giờ đổi mới như thế nào, thầy mời các em đọc bài Về ngôi nhà đang xây sẽ rõ 2) Luyện đọc: *HĐ1: Gọi 1 HS đọc toàn bài. Nhấn giọng ở những từ ngữ : xây dở, nhú lên, tựa vào, rót, lớn lên *HĐ2: Cho HS đọc khổ nối tiếp - Cho HS luyện đọc từ ngữ khó đọc: giàn giáo, huơ huơ, sẫm biếc... *HĐ3:Cho HS đọc chú giải & giải nghĩa từ. - GV giải thích thêm một số từ mới . *HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần 3) Tìm hiểu bài : - Cho HS đọc lại bài thơ H: Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây? H: Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà? H: Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi? H: Hình ảnh những ngôi nhà đang xây dở nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta? H: qua bài thơ tác giả đã ca ngợi điều gì? - GV đúc kết ghi nội dung lên bảng. 4) Đọc diễn cảm: -GV hướng dẫn HS đọc cả bài thơ. -GV hướng dẫn đọc trên bảng phụ -Cho HS thi đọc diễn cảm -Cho HS HTL 2 khổ thơ đầu và thi đọc -GV nhận xét, khen HS đọc thuộc, đọc hay 1/ 11/ 12/ 9/ -HS lắng nghe -1HS đọc - Cả lớp đọc thầm -HS nối tiếp nhau đọc khổ thơ (đọc 2 lần) -HS luyện đọc từ khó. -1HS đọc chú giải, 2 HS giải nghĩa từ -HS lắng nghe -1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - Những chi tiết: giàn giáo, trụ bê tông, mùi vôi vữa, tường chưa trát -Hình ảnh so sánh là: Giàn giáo tựa cái lồng; ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong; ngôi nhà như bức tranh; ngôi nhà như đứa trẻ, -Hình ảnh nhân hoá là: Ngôi nhà tựa vào; nắng đứng ngủ quên; làn gió may hương ủ đầy; ngôi nhà như đứa trẻ, lớn lên cùng trời xanh. Cuộc sống náo nhiệt, khẩn trương trên đất nước ta; đất nước ta là một công trường xây dựng to lớn; bộ mặt đất nước đang hàng ngày, hàng giờ thay đổi. -Tác giả ca ngợi cuộc sống lao động trên đất nước ta. - HS luyện đọc từng khổ, cả bài. -HS luyện đọc sau khi nghe hướng dẫn -3 HS thi đọc diễn cảm -2 HS thi đọc thuộc lòng - Lớp nhận xét III/ Củng cố : - Gọi vài em nhắc lại nội dung bài. - GV vận dụng bài để liên hệ giáo dục HS 2/ - HS nêu IV/ Nhận xét, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS HTL2 khổ thơ đầu. - Đọc trước bài “Thầy thuốc như mẹ hiền” 1/ - HS theo dõi. - HS lắng nghe và thực hiện. Tiết 4 : Toán Luyện tập chung (TT) A – Mục tiêu : - Củng cố kiến thức các phép chia có liên quan đến số thập phân . - Giúp HS rèn kỷ năng thực hành các phép chia có liên đến số TP . B – Đồ dùng dạy học : 1 – GV : SGK . 2 – HS : VBT . C- Các PP & KT dạy học: - Làm việc theo nhóm. - Động não. - Rèn luyện theo mẫu. - Thực hành luyện tập. D – Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động giáo viên TL Hoạt động học sinh I – Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài 4 c, d. - Nhận xét, sửa chữa. III – Bài mới : 1) Giới thiệu bài : 2) Hoạt động : Bài 1 : Đặt tính rồi tính. - GV cho HS nêu yêu cầu của bài. - Sau đó yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài của HS trên bảng. GV yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. - GV nhận xét đánh giá. Bài 2 : Tính - GV cho HS nêu yêu cầu của bài. H: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? H: Em hãy nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức ? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét đánh giá. Bài 3 : - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét. Bài 4 : Tìm x - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV gọi 4 HS lên bảng làm bài. - GV cho HS làm bài và chữa bài. III– Củng cố: -Nêu qui tắc chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên; chia 1 số thập phân cho 1 số TP? IV– Nhận xét – dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Tỉ số phần trăm 5/ 1/ 8/ 8/ 6/ 7/ 3/ 2/ - 2 HS lên bảng chữa bài . - HS nghe. - HS nêu yêu cầu của bài. 4 HS lên bảng đặt tính làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - HS nhận xét, hoàn thiện bài tập. a/ 266,22 : 34 = 7,83 b/ 483 : 35 = 13,8 266,22 34 438 35 28 2 7,83 133 13,8 1 02 280 0 0 c/ 91,08 : 3,6 = 25,3 d/ 3 : 6,25 = 0,48 91,0,8 3,6 3000 6,25 19 0 25,3 5000 0,48 1 0 8 0 0 - HS nêu yêu cầu của bài. - Bài yêu cầu chúng ta tính giá trị biểu thức. - Thực hiện phép tính trong ngoặc, sau đó thực hiện phép chia cuối cùng thực hiện phép tính trừ hoặc cộng. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập. a) (128,4 – 73,2 ) : 2,4 - 18,32 = 55,2 : 2,4 - 18,32 = 23 - 18,32 = 4,68 b) 8,64 : (1,46 + 3,34 ) + 6,32 = 8,64 : 4,8 + 6,32 = 1,8 + 6,32 = 8,12 - HS nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài tập. - HS nhận xét bài, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở KT bài của nhau. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS cả lớp làm bài vào vở BT - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi, chữa bài. Bài giải: Động cơ đó chạy được số giờ là: 120 : 0,5 = 240( giờ) Đáp số :240 giờ. - HS nêu yêu cầu của bài. - 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét bài của bạn trên bảng, sửa chữa a)x - 1,27 = 13,5 : 4,5 x – 1,27 = 3 x = 3 + 1,27 x = 4,27 b)x + 18,7 = 40,5 : 2, 5 x + 18,7 = 20,2 x = 20,2 – 18,7 x = 1,5 c) x x 12,5 = 6 x 2,5 x x 12,5 = 15 x = 15 : 12,5 x = 1,2 -HS nghe - HS lắng nghe và thực hiện. Thöù tö, ngaøy 06 thaùng 12 naêm 2017 Ngaøy soaïn: 23/11/2017 Ngaøy daïy ../11/2017 Buổi chiều: Tiết 1: Tập làm văn Luyện tập tả người A/ Mục đích yêu cầu : 1) Xác định được được các đoạn của 1 bài văn tả người, nội dung của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động trong đoạn . 2) Viết được một đoạn văn tả hoạt động của người thể hiện khả năng quan sát và diễn đạt. B / Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ ghi sẵn lời giải bài tập 1. - Ghi chép của học sinh về hoạt động của 1 người thân hoặc 1 người mà em yêu mến . C- Các PP & KT dạy học: - Hỏi đáp trước lớp. - Thực hành luyện tập. - Viết tích cực. D / Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV T/L Hoạt động của HS I – Kiểm tra bài cũ : HS đọc lại biên bản của tiết trước. II – Bài mới : 1 / Giới thiệu bài: Các tiết tập làm văn ở tuần 13 đã giúp các em biết tả ngoại hình nhân vật .Trong tiết tập làm văn hôm nay, các em sẽ tập tả hoạt động của 1 người mà mình yêu mến . 2 / Hướng dẫn HS luyện tập: * Bài tập 1: -GV cho HS đọc toàn văn bài tập 1. -GV nhắc lại yêu cầu : +Bài văn có mấy đoạn? Mỗi đoạn từ đâu đến đâu ? +Tìm câu mở đầu đoạn của mỗi đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn . +Ghi lại những chi tiết tả Bác Tâm trong bài văn. -Cho HS làm bài, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu. GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. * Bài tập 2 : -GV cho HS đọc đề bài và gợi ý SGK. -GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. -Cho HS giới thiệu người các em sẽ chọn tả hoạt động. -Cho HS làm bài và trình bày kết quả. -GV nhận xét, khen những HS viết đoạn văn đúng chủ đề và viết hay. III/ Củng cố - dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Hoàn chỉnh đoạn văn tả hoạt động. -Chuẩn bị cho tiết tập làm văn tới: Tả hoạt động của 1bạn nhỏ hoặc 1 em bé ở tuổi tập đi, tập nói . 04/ 01/ 16/ 16/ 03/ -02 HS đọc biên bản. -HS lắng nghe. -1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. -HS lắng nghe. -HS làm bài cá nhân, một số phát biểu ý kiến. -Lớp nhận xét. -1HS đọc. cả lớp đọc thầm SGK. -HS để vở ra đầu bàn. -HS lần lượt giới thiệu. -HS làm bài và trình bày kết quả. -Lớp nhận xét. -HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện. Tiết 3: Địa lý Thương mại và du lịch A - Mục tiêu : Học xong bài này, HS: - Biết sơ lược về các khái niệm: thương mại, nội thương, ngoại thương ; thấy được vai trò của ngành thương mại trong đời sống và sản xuất . - Nêu được tên các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta . - Nêu được các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở nước ta . -GD cho HS thấy được một trong những thế mạnh mà biển mang lại cho con người là du lịch biển. Nhưng mặt trái của du lịch biển là sự ô nhiễm biển. Vì vậy cần nâng cao ý thức abor vệ MT, đặc biệt là các khu du lịch biển B- Đồ dùng dạy học : 1 - GV : - Bản đồ Hành chính Việt Nam . - Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại và về ngành du lịch (phong cảnh, lễ hội, di tích lịch sử, di sản văn hoá và di sản thiên nhiên thế giới, ) (Nếu có) 2 - HS : SGK. C- Các PP & KT dạy học: - Quan sát và thảo luận. - Hỏi đáp trước lớp. - Động não. - Trình bày 1 phút. D- Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động giáo viên TL Hoạt động học sinh I - Ổn định lớp : II - Kiểm tra bài cũ: “Giao thông vận tải” + Nước ta có những loại hình giao thông nào ? + Chỉ trên hình 2 trong SGK các sân bay quốc tế, các cảng biển lớn của nước ta ? -GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài. III- Bài mới : 1-Giới thiệu bài: “Thương mại và du lịch” 2. Hoạt động : a) Hoạt động thương mại . * HĐ 1 :.(làm việc cá nhân) - Bước 1: HS dựa vào SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi sau : + Thương mại gồm những hoạt động nào? + Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước ? + Nêu vai trò của ngành thương mại . + Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta . - Bước 2: GV theo dõi giúp HS hoàn thiện câu trả lời. GV cho HS chỉ trên bản đồ về các trung tâm thươn mại lớn nhất cả nước. Kết luận : -Thương mại là ngành thực hiện việc mua bán hàng hoá, bao gồm: + Nội thương : buôn bán ở trong nước. +ngoại thương: buôn bán với nước ngoài. b). Ngành du lịch . *HĐ2: (làm việc theo nhóm) -Bước
Tài liệu đính kèm: