Chào cờ – Triển khai công việc
trong tuần 21
I./Mục tiêu:
- Quát triệt những việc còn tồn tại trong tuần 20 và triển khai công tác của tuần 21.
- Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể .
- Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
II./ Lên lớp :
1/ Chào cờ đầu tuần :
2/Triển khai những việc cân làm trong tuần :
- Thực hiện đúng chương trình tuần 21.
- Lao động chăm sóc bồn hoa và dọn vệ sinh khung viên sân trường
- Cần ăn mặt sạch sẽ khi đi học
- Đây là mùa mưa rét, trời rất lâu sáng và cũng là các ngày trước và sau tết, các em cần duy trì sĩ số và đi học đúng giờ .
- Tiếp tục dạy phụ đạo cho những em còn học yếu, chưa nắm được kiến thức bài vừa học trong tuần (Chiều thứ năm).
III./ Một số việc cần thông báo thêm:
cả lớp . GV theo dõi và nhận xét . c) HĐ 3 : Trò chơi . *Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức đã học về vai trò của năng lượng mặt trời . * Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS chơi . GV tuyên dương những nhóm thắng cuộc . III/ Củng cố - dặn dò: - Năng lượng mặt trời dùng để làm gì ? - Nhận xét tiết học . - Bài sau : “Sử dụng năng lượng chất đốt” 4/ 1/ 15/ 17/ 3/ - HS trả lời . - HS nghe . HS nghe và mở SGK - HS thảo luận và trả lời : - N. 1 : Anh sáng và nhiệt . - N.2 : Năng lượng mặt trời được dùng để chiếu sáng, sưởi ấm, làm khô, đun nấu, phát điện - N.3: Nhờ có năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được N hóm trình bày và lớp bổ sung . (Trình bày 1 phút) - HS quan sát các hình 2,3,4 trang 84, 85 SGK, thảo luận và trả lời . - Chiếu sáng, phơi khô các đồ vật , lương thực, thực phẩm, làm muối - Máy tính bỏ túi, - HS kể. - Từng nhóm trình bày và cả lớp thảo luận . -HS chơi theo sự hướng dẫn của GV - HS nêu . - HS lắng nghe . - Xem bài trước . Thứ tư ngày 25 tháng 01 năm 2017 Ngày soạn: 23/01/2017 Ngày dạy: 25/01/2017 Tiết 1 : Toán Luyện tập chung A – Mục tiêu : Giúp HS rèn kĩ năng tính độ dài đoạn thẳng, tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để tính của một số hình “tổ hợp”. B - Đồ dùng dạy học : 1 - GV : Bảng phụ, SGK . 2 - HS : SGK, vở làm bài. C – Các PP/KT dạy học: - Động não. - Rèn luyện theo mẫu. - Thực hành luyện tập. D - Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động giáo viên TL Hoạt động học sinh I – Kiểm tra bài cũ : - Gọi 1 HS nêu các bước tính DT mảnh đất trong thực tế. - Nhận xét, sửa chữa . II – Bài mới : 1) Giới thiệu: - GV giới thiệu và ghi đề bài 2) Giảng bài mới: Bài 1: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu gạch 1 gạch dưới dữ kiện và gạch 2 gạch dưới yêu cầu của đề bài. - H: bài tập yêu cầu gì ? - Hãy viết công thức tính diện tích hình tam giác? - Cho HS dựa vào công thức, làm bài; 1 HS lên bảng làm. - GV nhận xét, đi đến kết luận: Muốn tính độ dài đáy của tam giác ta lấy diện tích nhân với 2, rồi chia cho chiều cao của tam giác đó. - Gọi vài HS nhắc lại, ghi bài giải vào vở. Bài 3: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Gắn hình minh họa lên bảng. - Từ tâm hai đường tròn, kẻ đường kính AD và BC như hình vẽ. - Gọi 1 HS lên tô đỏ sợi dây nối hai bánh xe ròng rọc. - H: Độ dài sợi dây bằng tổng độ dài của những cạnh nào? - H: Có nhận xét gì về 2 đoạn thẳng AB và DC? -H: Vậy độ dài của sợi dây được tính như thế nào? - Cho HS làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ. - Gọi HS nhận xét; GV nhận xét, đánh giá. III/ Củng cố - dặn dò: - Gọi HS phát biểu quy tắc tính chu vi hình tròn khi biết đường kính. - Nhận xét tiết học . - Về nhà làm bài tập . - Chuẩn bị bài sau : Hình hộp chữ nhật, hình lập phương. 4/ 32/ 4/ - 1HS nêu. - HS nghe . - HS nghe và mở SGK HS đọc đề bài . HS thực hiện. - Tính độ dài đáy của hình tam giác biết diện tích và chiều cao. - S = ( h x a) : 2 -HS làm bài. - Nghe. - 2 HS nhắc lại. - HS làm và ghi bài vào vở Bài giải Độ dài đáy của tam giác đó là: : = = 2,5 (m) - HS đđọc. - HS quan sát. - HS quan sát. - HS thực hiện yêu cầu. - Của AB, DC và 2 nửa đường tròn đường kính AD và BC. - Bằng nhau và bằng 3,1m. - Bằng 2 lần khoảng cách giữa 2 trục và chu vi của đường tròn đường kính AD (hoặc BC). - HS làm bài. Bài giải Độ dài của sợi dây đó là: (3,1 x 2) + (0,35 x 3,14) = 7,299 (m) Đáp số: 7,299 m - HS chữa bài (nếu sai). 2 HS nêu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện ở nhà. Ngày soạn: 23/01/2017 Ngày dạy: 25/01/2017 Tiết 2 : Tập đọc Tiếng rao đêm A - Mục tiêu : - Kĩ năng: HS đọc trôi chảy toàn bài. Đọc giọng kể chuyện linh hoạt phù hợp với tình huống trong mỗi đoạn : khi chậm, trầm buồn, khi dồn dập, căng thẳng, bất ngờ . - Kiến thức :Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn . - Thái độ: Cảm phục hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo B - Đồ dùng dạy học : -Tranh ảnh minh hoạ bài học . C – Các PP/KT dạy học: - Hỏi đáp trước lớp. - Động não /Tự bộc lộ. - Đọc sáng tạo. D - Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên TL Hoạt động của học sinh I – Kiểm tra bài cũ : -Kiểm tra 2HS . -H: Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng ? H:Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ? - GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài. II – Bài mới : 1.Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một người bán hàng rong vô cùng đặc biệt, qua bài Tiếng rao đêm . 2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài : a/ Luyện đọc : -GV Hướng dẫn HS đọc. -Chia đoạn :4 đoạn . Đoạn 1 : Từ đầu đến não ruột . Đoạn 2 : Tiếp theo . đến khói bụi mịt mù .. Đoạn 3:Tiếp theo ..cái chân gỗ ! Đoạn 4 : Còn lại . - GV đọc mẫu toàn bài . b/ Tìm hiểu bài : GV Hướng dẫn HS đọc. Đoạn 1+ 2 : H:Tác giả nghe thấy tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào ? Tác giả có cảm giác như thế nào ? - Đám cháy xảy ra vào lúc nào? Được miêu tả như thế nào ? Giải nghĩa từ : tĩnh mịch, phừng phừng, thảm thiết - Em hãy nêu ý đoạn này ? Đoạn còn lại : H:Ai đã dũng cảm cứu em bé? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt ? Giải nghĩa từ : đen nhẻm, thất thần Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc ? Ý đoạn : Hành động cao thượng của anh thương binh . c/ Đọc diễn cảm : -GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn -Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn: "Rồi từ trong nhà .một cái chân gỗ " - GV nhận xét, khen HS đọc hay . III – Củng cố - dặn dò: -GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng . -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục đọc nhớ câu chuyện và kể nhiều lần . - Chuẩn bị tiết sau : Lập làng giữ biển 5/ 1/ 10/ 12/ 10/ 2/ -2 HS đọc bài Trí dũng song toàn, trả lời -Vờ khóc than vì không có mặt để giỗ cụ tổ 5 đời . . -HS trả lời theo ý mình . -Lớp nhận xét . -HS lắng nghe . -1HS đọc toàn bài . - HS lắng nghe . - HS đọc thành tiếng nối tiếp . - Đọc chú giải + Giải nghĩa từ : -1HS đọc đoạn + câu hỏi -Vào các đêm khuya tĩnh mịch. Cảm giác của tác giả: Buồn não ruột . - Vào lúc nửa đêm.Tả: Ngôi nhà bốc lửa phừng phừng, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống, khói bụi mù mịt . -HS nêu: Cảnh bất ngờ của đám cháy -1HS đọc lướt + câu hỏi . -Người bán bánh giò. Anh là một thương binh nặng, chỉ còn một chân. Anh đã dũng cảm xông vào đám cháy để cứu người . - HS thảo luận cặp và nêu các bất ngờ. - Người ta cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ phát hiện ra anh có một cái chân gỗ. Kiểm tra giấy tờ thì biết anh là một thương binh .Để ý đến chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh giò tung toé, mới biết anh là người bán bánh giò -4HS tiếp nối đọc diễn cảm bài văn . -HS thi đọc diễn cảm trước lớp . -HS luyện đọc cá nhân, cặp, nhóm đoạn do GV ghi trên bảng phụ . -Lớp nhận xét . -HS nêu : Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo -HS lắng nghe . - HS lắng nghe và thực hiện ở nhà. Ngày soạn: 23/01/2017 Ngày dạy: 25/01/2017 Tiết 3 : Lịch sử Nước nhà bị chia cắt A – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết : - Đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ , âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. - Vì sao nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ – Diệm . B– Đồ dùng dạy học : 1 – GV : - Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để chỉ giới tuyến quân sự tạm thời theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ ). - Tranh ảnh tư liệu về cảnh Mĩ – Diệm tàn sát đồng bào miền Nam . 2 – HS : SGK . C – Các PP/KT dạy học: - Quan sát và thảo luận. - Kể chuyện sáng tạo. - Động não. D – Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động giáo viên TL Hoạt động học sinh I – Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể. II – Kiểm tra bài cũ : Ôn tập : Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954) - Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu và kết thúc khi nào ? - Ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ - Nhận xét KT bài cũ . III – Bài mới : 1- Giới thiệu bài: “Nước nhà bị chia cắt” 2 – Hoạt động : a) HĐ 1 : Làm việc cả lớp . - GV kể kết hợp giải nghĩa từ khó . - Gọi 1 HS kể lại . b) HĐ 2 : Làm việc theo nhóm . - N.1 : Nêu tình hình nước ta sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ . - N.2 : Hãy nêu các đều khoảng chính của Hiệp định Giơ-ne-vơ GV dùng bản đồ chỉ sông Bến Hải và SGK: Nếu theo Hiệp định Giơ-ne-vơ thì dòng Bến Hải sẽ là dòng sông nối liền Nam – Bắc , xong Mĩ – Diệm thành giới tuyến chia cắt đất nước ta . c) HĐ 3 : Làm việc cả lớp . - Nguyện vọng của nhân dân ta là sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp, nhưng nguyện vọng đó có được thực hiện không ? Tại sao ? - Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ – Diệm được thể hiện qua những hành động nào ? - Nhân dân ta phải làm gì để có thể xoá bỏ nỗi đau chia cắt ? IV – Củng cố : HS đọc nội dung chính của bài . V – Nhận xét – dặn dò : - Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài sau : “ Bến tre đồng khởi ” 1/ 5/ 1/ 9/ 20/ 3/ 1/ - Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát - HS trả lời . - HS nghe . - HS nghe và mở SGK - HS nghe . - 1 HS kể lại . - N.1: Sau thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ, ngày 21-7-1954 TD Pháp buộc phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở VN. Cuộc kháng chiến chống TD Pháp xâm lược kết thúc, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã đoàn kết XD CNXH ở miền Bắc và đấu tranh chống âm mưu chia cắt nước ta của đế quốc Mĩ - N.2 : Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam – Bắc. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Đến tháng 7-1956, nhân dân hai miền Nam – Bắc sẽ tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước - Nguyện vọng đó không được thực hiện. Mĩ tìm cách phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Trong thời gian Pháp rút quân, Mĩ dần dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, lập ra chính quyền tay sai . - Chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách “Tố cộng”, “Diệt cộng”. Với khẩu hiệu “Giết nhầm còn hơn bỏ sót”, chúng thẳng tay giết hại các chiến sĩ cách mạng là người dân vô tội - Phải cầm súng đứng lên đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm thốngnhất nước nhà . - 2 HS đọc . - HS lắng nghe . - Xem bài trước . Ngày soạn: 23/01/2017 Ngày dạy: 25/01/2017 Tiết 4 : Tập làm văn Lập chương trình hoạt động A – Mục đích , yêu cầu : - Biết lập chương trình cho một hoạt động tập thể . B – Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Hợp tác: ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động. - Thể hiện sự tự tin. - Đảm nhận trách nhiệm. C – Các PP/KT dạy hoc tích cực có thể sử dụng: - Trao đổi nhóm. - Đối thoại với các thuyết trình viên về các chương trình đã lập. D – Đồ dùng dạy học : +Bảng phụ : -Viết mẫu cấu tạo 3 phần của 1 chương trình hoạt động ( CTHĐ ) - Tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ . + Tờ giấy khổ to để học sinh lập CTHĐ . E – Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV TL Hoạt động của HS I – Kiểm tra bài cũ : HS nêu tác dụng của việc lập CTHĐ và cấu tạo của CTHĐ. II – Bài mới : 1 / Giới thiệu bài : Trong tiết học trước, dựa theo mẫu chuyện: Một buổi sinh hoạt tập thể, các em đã luyện tập lập CTHĐ của buổi sinh hoạt trong câu chuyện đó. Trong tiết học này, các em sẽ tự lập chương trình cho 1 hoạt động khác . 2/Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động a / Tìm hiểu yêu cầu của đề bài : - GV cho HS đọc đề bài . - GV nhắc HS lưu ý : Đây là một đề bài rất mớ . Các em có thể lập CTHĐ cho 1 trong 5 hoạt động mà SGK đã nêu hoặc lập chương trình hoạt động cho 1 hoạt động khác mà trường mình dự kiến sẽ tổ chức . - GV cho cả lớp đọc thầm lại đề bài và suy nghĩ lựa chọn hoạt động để lập chương trình . - Cho HS nêu hoạt động mình chọn . -GV mở bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của 1 CTHĐ . b / HS lập chương trình hoạt động : -GV cho HS làm bài vào vở. GV phát giấy cho 4 HS lập CTHĐ khác nhau. (Trao đổi nhóm) -GV lưu ý HS nên viết vắn tắt ý chính khi trình bày miệng mới nói thành câu. -GV mở bảng phụ có ghi sẵn tiêu chuẩn đánh giá . -Cho HS trình bày kết quả. -GV nhận xét. (Qua trình bày GV đã giúp HS hình thành được KN Hợp tác: ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động) -GV nhận xét và giữ lại trên bảng CTHĐ viết tốt cho cả lớp bổ sung hoàn chỉnh. -Cho HS tự sửa chữa lại CTHĐ của mình . -Mời 1HS đọc lại CTHĐ sau khi sửa chữa . III – Củng cố - dặn dò: -Nhận xét tiết học, khen những HS lập CTHĐ tốt . -Về nhà hoàn thiện CTHĐ của mình viết vào vở . 04/ 01/ 10/ 22/ 03/ - 02 HS nêu . -HS lắng nghe. -HS lắng nghe. -Cả lớp đọc thầm đề bài , chọn đề hoặc tự tìm đề . -HS nêu . -HS theo dõi bảng phụ . -HS làm việc cá nhân . -04 HS được chọn làm vào giấy khổ to. -HS lắng nghe. -HS theo dõi bảng phụ . -HS lần lượt đọc bài làm của mình. (Thông qua việc trình bày làHS đã hình thành cho mình được KN Thể hiện sự tự tin và KN biết Đảm nhận trách nhiệm) -Lớp nhận xét. (Đối thoại với các thuyết trình viên về chương trình HĐ đã lập) -HS tự sửa chữa bài của mình . -01 HS đọc lại . -HS lắng nghe . - HS lắng nghe và thực hiện ở nhà. Thứ năm ngày 02 tháng 02 năm 2017 Ngày soạn: 01/02/2017 Ngày dạy: 02/02/2017 Tiết 1: Toán Hình hộp chữ nhật, hình lập phương A – Mục tiêu : Giúp HS : - Hình thành được biểu tượng của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương, phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Chỉ ra được các đặc điểm về yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, vận dụng để giải bài tập có liên quan. B - Đồ dùng dạy học : 1 - GV : Bảng phụ, vật thật có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương (bao diêm, hộp phấn). 2 - HS : Bộ đồ dùng học toán. C – Các PP/KT dạy học: - Làm việc theo nhóm. - Động não. - Rèn luyện theo mẫu. - Thực hành luyện tập. D - Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động giáo viên TL Hoạt động học sinh I – Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể. II – Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS giải bài tập 2 , 3 ở tiết trước. - Nhận xét, sửa chữa . III – Bài mới : 1) Giới thiệu: - GV giới thiệu và ghi đề bài 2) Giảng bài mới: * HĐ 1 : Hình thành một số đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương và một số đặc điểm của chúng.. B1: Hình hộp chữ nhật - Giới thiệu một số vật thật có dạng hình hộp chữ nhật. Ví dụ: bao diêm, viên gạch - Giới thiệu mô, hình hình hộp chữ nhật (trong bộ đồ dùng dạy học) và y/ c HS quan sát. GV chỉ vào từng hình và giới thiệu: Đây là hình hộp chữ nhật. Tiếp theo chỉ vào một mặt, 1 đỉnh, 1 cạnh giới thiệu tương tự. H: Hình hộp chữ nhật có mấy mặt? GV vừa chỉ để cả lớp đếm kiểm tra. H: Các mặt đều là hình gì? Gắn hình hộp chữ nhật đã viết số vào các mặt. Gọi 1 HS lên chỉ các mặt của hình hộp chữ nhật. Gọi 1 HS lên bảng mở hình hộp chữ nhật thành hình khai triển (như SGK trang 107). Vừa chỉ trên mô hình vừa giới thiệu: mặt 1 và mặt 2 là 2 mặt đáy; mặt 3,4,5,6 là các mặt bên. H: Hãy so sánh các mặt đối diện? GV: Hình hộp chữ nhật có các mặt đối diện bằng nhau. Gắn mô hình có ghi tên các đỉnh và các kích thước ( như SGK tr. 107). H: Hình hộp chữ nhật gồm có mấy đỉnh và là những đỉnh nào? Hình hộp chữ nhật gồm có mấy cạnh và là những cạnh nào? Giới thiệu: Hình hộp chữ nhật có ba kích thước: chiều dài, chiều rộng và chiều cao. KL: Hình hộp chữ nhật có 6 mặt đều là hình chữ nhật. Các mặt đối diện bằng nhau; có 3 kích thước là chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Có 8 đỉnh và 12 cạnh. Gọi vài HS nhắc lại. Cho HS tự nêu tên các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật. B2: Hình lập phương: Hướng dẫn tương tự như hình hộp chữ nhật. Yêu cầu HS làm việc theo cặp: quan sát, đo kiểm tra chiều dài các cạnh (khai triển hộp làm bằng bìa). Gọi vài HS trình bày kết qủa đo. Gọi1 HS nêu đặc điểm của hình lập phương. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm: tìm ra điểm giống nhau và khác nhau của 2 hình: hình hộp chữ nhật và hình lập phương. * HĐ 2 : Thực hành : Bài 1: -Gọi 1 HS đọc đề. -Cho HS tự làm bài vào vở; 1 HS làm bảng phụ. - Chữa bài. - Gọi HS nhận xét; GV nhận xét, đánh giá. H: Từ bài tập này, em rút ra kết luận gì ? Bài 3: - Yêu cầu HS quan sát, nhận xét và chỉ ra hình hộp chữ nhật, hình lập phương và yêu cầu HS giải thích cách xác định mỗi hình. IV – Củng cố - dặn dò: - Gọi 2 HS nêu đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Nhận xét tiết học . - Về nhà làm bài tập . - Chuẩn bị bài sau :DT xung quanh và DT toàn phần của hình hộp chữ nhật. 1/ 4/ 1/ 15/ 15/ 4/ -Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát - HS lên bảng làm bài . - HS nghe . - HS nghe và mở SGK - HS nghe, quan sát . - HS quan sát . - Hình hộp chữ nhật có 6 mặt. - Các mặt đều là hình chữ nhật. - HS quan sát . HS lên bảng chỉ các mặt của hình hộp chữ nhật. - HS thao tác. - HS lắng nghe. - Mặt 1 bằng mặt 2; Mặt 4 bằng mặt 6; Mặt 3 bằng mặt 5. - HS quan sát. - 8 đỉnh: A; B; C; C; D; M; N; P; Q. - 12 cạnh: AB; BC; CD; DA; DQ; CP; BN; MN; NP; PQ; QM. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại. - HS nêu. - HS thao tác. - HS trình bày. HS nêu: Hình lập phương có 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh, các mặt đều là hình vuông bằng nhau. HS thực hiện yêu cầu. - HS đọc. - HS làm bài. - 1 HS đọc kết quả. Hình hộp chữ nhật và hình lập phương đều có 6 mặt, 12 cạnh và 8 đỉnh. Số mặt, số cạnh và số đỉnh giống nhau. - HS làm việc. 2 HS nêu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện ở nhà. Ngày soạn: 01/02/2017 Ngày dạy: 02/02/2017 Tiết 2: Địa lý Các nước láng giềng củaViệt Nam (Tích hợp GD-BVMT mức độ: Liên hệ) A - Mục tiêu : Học xong bài này, HS: - Dựa vào lược đồ (bản đồ), nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô ba nước này . - Nhận biết được : + Cam-pu-chia và Lào là hai nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp . + Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh, nổi tiếng về một số mặt hàng công nghiệp và nghề thủ công truyền thống . + Giáo dục HS cần tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt “Kế hoạch hóa gia đình” vì dân số tăng nhanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. B - Đồ dùng dạy học : 1 - GV : - Bản đồ Các nước châu Á. - Bản đồ Tự nhiên châu Á . 2 - HS : SGK. C – Các PP/KT dạy học: - Quan sát và thảo luận. - Hỏi đáp trước lớp. - Động não. - Trình bày 1 phút. D- Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động giáo viên TL Hoạt động học sinh I – Kiểm tra bài cũ : “ Châu Á (tt) “ + Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở những vùng nào ? Tại sao ? + Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo ? - GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài. II – Bài mới : 1) Giới thiệu: - GV giới thiệu và ghi đề bài 2) Giảng bài mới: a) Cam-pu-chia . *HĐ1:(làm việc cá nhân, nhóm hoặc cặp) -Bước 1: GV yêu cầu từng HS quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18 : + Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của châu Á, giáp những nước nào? -Đọc đoạn văn về Cam-pu-chia trong SGK : + Nhận biết về địa hình và các ngành sản xuất chính của nước này . -Bước 2: Cho HS kẻ bảng theo gợi ý của GV (xem ở hoạt động 2), ghi lại kết quả đã tìm hiểu . Kết luận : Cam-pu-chia nằm ở Đông Nam Á, giáp Việt Nam, đang phát triển nông nghiệp và chế biến nông sản . b) Lào . *Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS làm việc tương tự như 3 bước tìm hiểu về Cam-pu-chia, sau đó kẻ bảng và hoàn thành theo gợi ý của GV . - Đối với HS giỏi, có thể yêu cầu chỉ ra các nước có chung biên giới với hai nước này . - GV yêu cầu HS quan sát ảnh trong SGK và nhận xét các công trình kiến trúc, phong cảnh của Cam-pu-chia và Lào . - GV giải thích cho HS biết ở hai nước này có nhiều người theo đạo Phật, trên khắp đất nước đều có chùa . Kết luận: Có sự khác nhau về vị trí địa lí, địa hình ; cả hai nước này đều là nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp . c) Trung Quốc . *HĐ3: (làm việc theo nhóm và cả lớp) -Bước1: HS làm việc với hình 5 bài 18 cho biết Trung Quốc thuộc khu vực nào của Châu Á và đọc tên thủ đô của Trung Quốc. - Em có nhận xét gì về diện tích và dân số Trung Quốc ? Vận dụng để Giáo dục HS cần tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt “Kế hoạch hóa gia đình” vì dân số tăng nhanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. -Bước 2: GV theo dõi . -Bước 3: GV bổ sung : Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ ba trên thế giới (sau L.B Nga và Ca-na-đa) và có số dân đông nhất thế giới, trung bình cứ 5 người dân trên thế giới thì có 1 là Trung Quốc. (Nếu so sánh với Việt Nam, diện tích Trung Quốc lớn gấp gần 30 lần diện tích nước ta, dân số chỉ gấp 16 lần-điều đó cho thấy mật độ dân số nước ta rất cao). - Bước 4: GV cho HS cả lớp quan sát hình 3 và hỏi HS nào biết về Vạn Lí Trường Thành của Trung Quốc . - Bước 5: GV cung cấp thông tin về một số ngành sản xuất nôi tiếng của Trung Quốc thời xưa (tơ lụa, gốm, sứ, chè,) tới nay (máy móc, hàng điện tử, hàng may mặc, đồ chơi,..) và cho HS biết phần lớn các ngành sản xuất tập trung ở miền Đông, nơi có các đồng bằng châu thổ của các sông lớn (Trường Giang, Hoàng Hà). Miền Đông cũng là nơi sản xuất lương thực, thực phẩm của Trung Quốc . - GV có thể giới thiệu thêm : Trung Quốc hiện nay có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, đời sống người dân ngày càng được cải thiện . Kết luận : Trung Quốc có diện tích lớn, số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với một số mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp nổi tiếng . IV - Củng cố : + Nêu vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào . + Kể các loại nông sản của Lào và Cam-pu-chia . + Kể tên một số mặt hàng của Trung Quốc mà em biết . V - Nhận xét – dặn dò : - Nhận xét tiết học . -Bài sau: “Châu Âu” 3/ 1/ 10/ 10/ 12/ 3/ 1/ -HS trả lời -HS nghe. - HS nghe và mở SGK HS quan sát + Cam-pu-chia nằm trên bán đảo Đông Dương trong khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Lào, Thái Lan; Phía Đông giáp với Việt Nam; phía Nam giáp biển vàTây giáp với Thái Lan. + Địa hình Cam-pu-chia tương đối bằng phẳng, đồng bằng chiếm đa số diện tích
Tài liệu đính kèm: