Tiết 1
Chào cờ
Tiết 2
Tập đọc
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
3. Thái độ: Giáo dục bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK; Tranh ảnh về vẻ đẹp của rừng.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà”.
- GV nhận xét.
ng lớn ... + Đoạn văn làm em háo hức muốn có dịp được vào rừng, tận mắt ngắm cảnh đẹp của thiên nhiên. + Bài văn cho ta thấy tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì thú của rừng. HĐ 3: (8 phút) Đọc diễn cảm - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn - GV ghi đoạn cần luyện đọc diễn cảm. ? Bạn nhấn giọng ở từ ngữ nào? - GV hướng dẫn cách đọc. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - HS thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét. - 3 HS đọc. Lớp nhận xét tìm giọng đọc. - 1 HS đọc + loanh quanh nấm dai lúp xúp ấm tích sặc sỡ rực lên - HS đọc trong nhóm. - HS thi đọc nhóm, cá nhân. 4. Củng cố (3 phút) ? Rừng có ích lợi gì? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng? - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1 phút) - Tự luyện đọc lại bài. - Chuẩn bị bài sau: Trước cổng trời. * Rút kinh nghiệm: Tiết 3 Tin học (Giáo viên chuyên dạy) Tiết 4 Toán Tiết 36: Số thập phân bằng nhau I. mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp HS biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi. 2. Kĩ năng: Có kĩ năng đọc, viết số thập phân. 3. Thái độ: HS yêu thích môn học. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài: a) ; b) 0,6; = 0,60 - Lớp và GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu bài học. - HS lắng nghe. HĐ 1: (12 phút) Số thập phân bằng nhau - GV nêu bài toán 9dm = ...cm 9dm = ..m; 90cm = ...m - Yêu cầu HS điền và nêu kết quả. ? Em hãy tìm cách để viết 0,9 thành 0,90? ? Vậy khi viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số 0,9 ta được một số như thế nào với số này? * GV kết luận (SGK) ? Dựa vào kết luận hãy tìm các số thập phân bằng với 0,9 ; 8,75; 12 ? - GV ghi bảng ? Em hãy tìm cách để viết 0,90 thành 0,9 ? ? Vậy khi xoá chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 ta được một số như thế nào? * GV kết luận (SGK) - GV yêu cầu HS tìm các số thập phân bằng với 0,9000; 8,75000; 12,000. - HS điền và nêu kết quả: 9dm = 90cm ; 9dm = 0,9m; 90cm = 0,90m Vậy 0,9 = 0,90 hoặc 0,90 = 0,9. - HS nêu + Khi viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số 0,9 ta được số 0,90 là số bằng với số 0,9. - HS nối tiếp đọc. - HS nối tiếp nêu số tìm được 0,9 = 0,90 = 0,900 = 0,9000 8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000 12 = 12,0 = 12,00 = 12,000 - HS quan sát chữ số và nêu - Khi xoá chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 ta được số 0,9 là số bằng với số 0,90. - HS nối tiếp nêu - HS thực hiện theo yêu cầu 0,9 000 = 0,900 = 0,90 = 0,9 8,75000 = 8,7500 = 8,750 = 8,75 12,000 = 12,00 = 12,0 = 12 HĐ 2: (18 phút) Thực hành + Bài 1 - GV gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét, chữa bài. ? Tìm phân số thập phân bằng phân số đã cho bằng cách nào? + Bài 2 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu cả lớp làm bài ? Muốn tìm phân số thập phân bằng phân số đã cho ta làm thế nào? - Nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu. - Cả lớp làm bài vào vở. - 3 HS lên bảng làm bài. - 1 HS nêu. - 1 em nêu yêu cầu. - Lớp làm bài vào vở. - 2 em làm bảng phụ. 4. Củng cố (2 phút) - Yêu cầu HS nêu khái niệm về số thập phân bằng nhau. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1 phút) - Xem lại nội dung bài vừa học. - Chuẩn bị bài sau: So sánh hai số thập phân. * Rút kinh nghiệm: Tiết 5 Mĩ thuật (Giáo viên chuyên dạy) Tiết 6 Đạo đức bài 4: nhớ ơn tổ tiên (tiết 2) I. mục tiêu 1. Kiến thức: HS biết được trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình dòng họ. 2. Kĩ năng: Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng. 3. Thái độ: Biết ơn tổ tiên, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Các tranh ảnh, bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương. 2. Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ , thơ, truyện, ... nói về lòng biết ơn tổ tiên. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) - 2 HS nêu Ghi nhớ đã học ở Tiết 1. - Lớp và GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu bài học. - HS lắng nghe. HĐ 1: (10 phút) Tìm hiểu ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ? Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào? ? Đền thờ Hùng Vương ở đâu? ? Các vua Hùng đã có công gì với đất nước chúng ta? ? Việc nhân dân ta tổ chức Giỗ Tổ vào ngày 10-3 âm lich hàng năm đã thể hiện điều gì? - GV nhận xét và kết luận: Chúng ta phải nhớ đến ngày giỗ Tổ vì các vua Hùng đã có công dựng nước. - Đại diện nhóm lên trình bày tranh ảnh thông tin mà các em thu thập được về ngày giỗ Tổ Hùng Vương. + Ngày 10-3 âm lịch hàng năm. + ở Phú Thọ. + Các vua Hùng đã có công dựng nước. + Việc nhân dân ta tiến hành ngày giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10-3 đã thể hiện tình yêu nước nồng nàn, lòng nhớ ơn các vua Hùng đã có công dựng nước. Thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". HĐ 2: (10 phút) Giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ - Yêu cầu HS giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình mình. ? Em có tự hào về các truyền thống đó không? Vì sao? ? Em cần phải làm gì để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó? - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - HS trả lời. - 3, 4 em phát biểu. HĐ 3: (8 phút) HS đọc ca dao tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về các chủ đề biết ơn tổ tiên - GV tổ chức cho HS thực hành cá nhân. - GV nhận xét, tuyên dương các em tìm đúng chủ đề, thể hiện tốt. - HS trình bày những câu ca dao tục ngữ, bài thơ hoặc kể chuyện về chủ đề biết ơn tổ tiên mà mình đã sưu tầm được. - Lớp nghe các bạn trình bày. - Nhận xét. 4. Củng cố (3 phút) - Yêu cầu 1 HS kể những việc có thể làm để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1 phút) - Luôn nhớ ơn tổ tiên, biết thể hiện tấm lòng đó bằng hành động, việc làm cụ thể. - Chuẩn bị bài sau: Tình bạn (tiết 1). * Rút kinh nghiệm: Tiết 7 Lịch sử Bài 8: Xô viết - nghệ tĩnh I. mục tiêu 1. Kiến thức: Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã: + Trong những năm 1930 -1931 nhiều vùng nông thôn ở Nghệ -Tĩnh giành được chính quyền ... + Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu ... + Các phong tục lạc hậu bị xoá bỏ. 2. Kĩ năng: Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12- 9- 1930 ở Nghệ An. + Ngày 12- 9- 1930 hàng vạn nông dân ở Nghệ An với cờ đỏ búa niềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh để biểu tình ... + Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ -Tĩnh. 3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ hành chính; Các hình minh hoạ trong SGK. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) - 2 HS nêu ý nghĩa của việc Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời. - Lớp và GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu bài học. - HS lắng nghe. HĐ 1: (12 phút) Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 và tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ- Tĩnh trong những năm 1930-1931 - GV treo bản đồ hành chính Việt Nam và yêu cầu HS chỉ vị trí 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. - GV yêu cầu HS thuật lại cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Nghệ An. - GV gọi HS trình bày - GV nhận xét và kết luận ? Cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 đã cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An - Hà Tĩnh như thế nào? - 1 HS lên chỉ, cả lớp theo dõi sau đó nhận xét. - HS thảo luận cặp, đọc SGK và thuật lại cho nhau nghe. - 1 HS trình bày, HS cả lớp theo dõi nhận xét. + Nhân dân có tinh thần đấu tranh cao, quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp và bè lũ tay sai cho dù chúng đàn áp dã man ... HĐ 2: (10 phút) Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ Tĩnh giành được chính quyền cách mạng - GV yêu cầu HS quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi. ? Hãy nêu nội dung của hình minh hoạ 2? ? Khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp người nông dân có ruộng đất không? Họ phải cày ruộng cho ai? - Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa và ghi lại những điểm mới ở những nơi nhân dân Nghệ- Tĩnh giành được chính quyền cách mạng những năm 1930-1931. - GV gọi HS nhận xét, bổ sung. ? Khi được sống dưới chính quyền Xô Viết người dân có cảm nghĩ gì ? - Cả lớp quan sát hình 2-SGK, trả lời câu hỏi: + Người nông dân Hà Tĩnh được cày trên thửa ruộng do chính quyền Xô Viết chia trong những năm 1930 - 1931. - ... người nông dân không có ruộng họ phải cày thuê, cuốc mướn cho địa chủ, người dân hay bỏ làng đi làm việc khác. - HS làm việc cá nhân. + Những năm 1930-1931 trong các thôn xã ở Nghệ- Tĩnh có chính quyền Xô Viết đã diễn ra rất nhiều điểm mới như: + Không hề xảy ra trộm cắp. + Các hủ tục lạc hậu như mê tíndị đoan bị bãi bỏ, tệ cờ bạc cũng bị đả phá. + Các thứ thuế vô lý bị bãi bỏ. + Nhân dân được nghe giải thích chính sách và được bàn bạc công việc chung + Người dân ai cũng cảm thấy phấn khởi, thoát khỏi ách nô lệ và trở thành người chủ thôn xóm. HĐ 3: (8 phút) ý nghĩa của phong trào Xô Viết Nghệ- Tĩnh - GV yêu cầu HS thảo luận cặp để trả lời câu hỏi: ? Phong trào Xô Viết Nghệ- Tĩnh nói lên điều gì về tinh thần chiến đấu và khả năng làm cách mạng của nhân dân ta? ? Phong trào có tác động gì đối với phong trào của cả nước? * GV rút ra Bài học (sgk) - 2 HS ngồi cạnh trao đổi với nhau. + cho thấy tinh thần dũng cảm của nhân dân ta, sự thành công bước đầu nhân dân ta hoàn toàn có thể làm cách mạng thành công. + đã khích lệ cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - 2, 3 HS nối tiếp nêu. 4. Củng cố (2 phút) - GV cùng HS hệ thống lại kiến thức của bài. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1 phút) - Ghi nhớ nội dung Bài học. - Chuẩn bị bài sau: Cách mạng mùa thu. * Rút kinh nghiệm: Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2015 (Đ/c Dương Hiền soạn giảng) Ngày soạn: 26/10/2015 Ngày dạy: Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2015 Tiết 1 Toán tiết 38: Luyện tập I. mục tiêu 1. Kiến thức: Củng cố cho HS về so sánh hai số thập phân; Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn. 2. Kĩ năng: Thực hiện được các bài tập theo yêu cầu. 3. Thái độ: HS yêu thích môn Toán. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) - Gọi 2 HS lên bảng làm bài: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống 96,4 96,38 ; 0,7 0,65 - Lớp và GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu bài học. - HS lắng nghe. HĐ 1: (8 phút) Bài 1 - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu cả lớp làm bài. - Gọi HS chữa bài. - Yêu cầu nêu cách làm. - 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm bài vào SGK. - 2 HS lên bảng chữa bài. 84,2 > 84,19; 47,5 = 47,50 6,843 89,6 HĐ 2: (8 phút) Bài 2 - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu cả lớp làm bài. - Yêu cầu 2 HS chữa bài. - Nhận xét. - 1 HS nêu yêu cầu - Lớp làm bài vào vở. - 2 HS làm vào bảng phụ. - Gắn bảng, cả lớp nhận xét. Các số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: 4,23; 4,32; 5,3; 5,7; 6,02 HĐ 3: (8 phút) Bài 3 - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - Gọi HS chữa bài. - Nhận xét. - Mời 1 em nêu cách làm. - 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng chữa bài Để 9,7 x 8 < 9,718 thì x < 1 nên x = 0 . Vậy 9,708 < 9,718 HĐ 4: (5 phút) Bài 4 (a) - Gọi HS nêu y/c bài tập. - Yêu cầu cả lớp làm nháp. - Yêu cầu giải thích. - 1 HS nêu yêu cầu. - Lớp làm nháp. - 1HS chữa bài a) 0,9 < x < 1,2 4. Củng cố (3 phút) - Mời 2 em nêu lại cách so sánh hai số thập phân. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1 phút) - Xem lại các bài tập. - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung. * Rút kinh nghiệm: Tiết 2 Thể dục (Giáo viên chuyên dạy) Tiết 3 Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. mục tiêu 1. Kiến thức: Biết kể chuỵên đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. 2. Kĩ năng: Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. 3. Thái độ: Có trách nhiệm đối với thiên nhiên; Yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng lớp ghi sẵn đề bài; Bảng phụ ghi tiêu chí đánh giá. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) - Gọi 1 HS lên kể chuyện Cây cỏ nước Nam và nêu ý nghĩa câu chuyện. - HS và GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu bài học. - HS lắng nghe. HĐ 1: (5 phút) Tìm hiểu đề bài - GVchép đề bảng lớp Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - Gọi HS đọc yêu cầu. ? Đề bài yêu cầu gì ? - HS đọc thầm đề bài. - 2 HS đọc to đề bài. + Kể về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. HĐ 2: (5 phút) Hướng dẫn HS kể chuyện - Gọi HS đọc nối tiếp phần gợi ý. - GV yêu cầu: Em hãy giới thiệu câu chuyện em sẽ kể cho các bạn nghe. - 3 HS nối tiếp nêu gợi ý (SGK) - 5- 7 HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện của mình. HĐ 3: (20 phút) HS thực hành kể chuyện * Kể chuyện trong nhóm: - Chia theo nhóm 4. - Hướng dẫn HS kể chuyện. - Gợi ý các câu hỏi để trao đổi về nội dung truyện. * Thi kể chuyện trước lớp : - GV treo bảng phụ ghi tiêu chí đánh giá. - Tổ chức cho HS thi kể chuyện và trao đổi với nhau về ý nghĩa và nhân vật trong các câu chuyện bạn kể. - GV nhận xét phần kể của từng HS. - 4 HS tạo thành nhóm, kể chuyện cho nhau nghe và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện bạn kể. - HS kể có thể hỏi nhau: + Tại sao bạn lại chọn câu chuyện này? + Chi tiết nào trong chuyện làm bạn nhớ nhất ? + Hoạt động nào của nhân vật làm bạn nhớ nhất? + Câu chuyện của bạn có ý nghĩa gì ? + Bạn thích tình tiết nào nhất? - 2 HS đọc to tiêu chí đánh giá - HS thi kể chuyện trước lớp - HS khác nhận xét lời kể của từng bạn, trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Bình chọn bạn có giọng kể hay nhất và bạn có nội dung câu chuyện hay nhất. 4. Củng cố (3 phút) ? Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi xanh tươi ? - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1 phút) - Tuyên truyền mọi người xung quanh cùng có ý thức bảo vệ môi trường. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập. * Rút kinh nghiệm: Tiết 4 Tập đọc Trước cổng trời I. mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. 2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta. 3. Thái độ: Biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh họa bài đọc. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - 3 HS đọc bài Kì diệu rừng xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Lớp và GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu bài học. - HS lắng nghe. HĐ 1: (10 phút) Luyện đọc - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: Chia 3 đoạn (Mỗi khổ thơ một đoạn) - Gọi 3 HS đọc nối tiếp lần 1. (GV kết hợp sửa lỗi phát âm) - GV ghi từ khó lên bảng. - HS đọc nối tiếp lần 2. - Hướng dẫn đọc câu khó. - Gọi HS đọc chú giải. - Y/c luyện đọc theo cặp. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - 1 HS đọc to toàn bài, lớp đọc thầm. - 3 HS đọc nối tiếp - HS đọc từ khó: ráng chiều, vạt nương, lòng thung, nắng chiều - 3 HS đọc nối tiếp - HS nêu từ chú giải - HS luyện đọc theo cặp sau đó thi đọc. - Theo dõi SGK. HĐ 2: (10 phút) Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi: ? Vì sao địa điểm tả trong bài gọi là cổng trời? - Yêu cầu HS đọc thầm khổ 2 + 3 ? Hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài? ? Trong những cảnh vật được miêu tả em thích nhất cảnh vật nào? vì sao? ? Điều gì khiến cho cảnh rừng sương giá ấy ấm lên? ? Nêu nội dung bài? - Rút ra nội dung chính. - HS đọc thầm, trả lời câu hỏi: + Nơi đây gọi là cổng trời vì đó là một đèo cao giữa 2 vách núi - HS tả lại theo cảm nhận. + Em thích nhất cảnh được đứng ở cổng trời, ... + Bởi có hình ảnh con người... - HS nêu. - 2, 3 HS đọc. HĐ 3: (10 phút) Đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng - Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài thơ. - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2 - Y/c luyện đọc theo cặp. - Yêu cầu HS nhẩm đọc thuộc lòng - GV nhận xét. - 3 HS đọc, tìm giọng đọc. - HS luyện đọc, thi dọc - HS nhẩm đọc thuộc lòng, thi đọc. 4. Củng cố (2 phút) - Mời 1 HS nêu lại nội dung chính của bài. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1 phút) - Luyện đọc lại bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị bài sau: Cái gì quý nhất?. * Rút kinh nghiệm: Tiết 5 Khoa học bài 15: Phòng bệnh viêm gan A I. mục tiêu 1. Kiến thức: Sau bài học HS biết: Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A; Nêu cách phòng bệnh viêm gan A. 2. Kĩ năng: Có các kĩ năng cần thiết để phòng bệnh viêm gan A. 3. Thái độ: Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thông tin và hình trang 32,33 SGK. 2. Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm các thông tin về tác nhân, đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh viêm gan A. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) - 2 HS nêu tác nhân, đường lây truyền, cách phòng bệnh viêm não. - Lớp và GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu bài học. - HS lắng nghe. HĐ 1: (12 phút) Làm việc với SGK - GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1 trang 32 SGK và trả lời các câu hỏi: ? Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A. ? Tác nhân gây bệnh viêm gan A là gì? ? Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? - Cho HS thảo luận và trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét, kết luận. - HS hoạt động nhóm 4. + Dấu hiệu: - Sốt nhẹ. - Đau ở vùng bụng bên phải. - Chán ăn. + Vi-rút viêm gan A. + Bệnh lây qua đường tiêu hoá - Các nhóm trình bày kết quả. HĐ 2: (15 phút) Quan sát và thảo luận - GV yêu cầu HS quan sát các hình 2,3,4,5 tr.33 SGK: ? Em hãy chỉ và nói về nội dung từng hình? ? Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A? ? Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A? ? Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì? ? Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A ? =>GV kết luận (SGV-tr. 69) - HS quan sát SGK. - Hình 2: Uống nước đun sôi để nguội. - Hình 3: Ăn thức ăn đã nấu chín. - Hình 4: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn. - Hình 5: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi đi đại tiện. - HS nêu. - HS nêu cách phòng bệnh. + Cần nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm + Để phòng bệnh viêm gan A cần ăn chín, uống sôi, rửa tay qua đường tiêu hoá. - 2 HS nêu lại. 4. Củng cố (3 phút) - Mời 1 HS nêu cách phòng bệnh viêm gan A. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1 phút) - Thực hiện ăn chín, uống sôi để phòng tránh bệnh viêm gan A. - Chuẩn bị bài sau: Phòng tránh HIV/ AIDS. * Rút kinh nghiệm: Tiết 6 Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I. mục tiêu 1. Kiến thức: Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần; Biết dựa vào dàn ý (thân bài) viết được đoạn văn miêu tả cảnh đẹp địa phương. 2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng làm văn tả cảnh. 3. Thái độ: HS thích làm văn. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Một số tranh ảnh minh hoạ cảnh đẹp của đất nước; Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to để HS lập dàn ý trên giấy trình bày trước lớp; Bảng phụ ghi vắn tắt những gợi ý cho HS lập dàn bài. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; VBT. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Gọi 3 HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh sông nước đã làm ở tiết trước. - Lớp và GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV: Trong tiết học hôm nay, trên cơ sở những kết quả quan sát đã có, các em sẽ lập dàn bài cho bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương. Sau đó chuyển một phần trong dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh. - HS lắng nghe. HĐ 1: (10 phút) Bài tập 1 - Gọi HS đọc yêu cầu - GV cùng HS dựng dàn ý chung cho bài văn bằng hệ thống câu hỏi. - GV ghi câu trả lời của HS lên bảng ? Phần mở bài em cần nêu được những gì? ? Hãy nêu nội dung chính của thân bài? ? Phần kết bài cần nêu những gì? - Yêu cầu HS đọc gợi ý tự lập dàn bài. - Gọi 2 HS dán bài lên bảng. - GV nhận xét. - Gọi 3 HS đọc bài của mình. - GV nhận xét, bổ sung. - 1HS nêu yêu cầu - HS trả lời: + Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp định tả, địa điểm của cảnh đẹp đó, giới thiệu được thời gian địa điểm mà mình quan sát. + Thân bài: tả những đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp, những chi tiết làm cho cảnh đẹp trở lên gần giũ, hấp dẫn người đọc Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo trình tự: từ xa đến gần, từ cao xuống thấp.. + Kết bài: nêu cảm xúc của mình với cảnh đẹp quê hương. - Cả lớp làm vào vở, 2 HS viết vào giấy khổ to. - 2 HS dán bài lên bảng và trình bày kết quả. - 3 HS đọc bài của mình. HĐ 2: (20 phút) Bài tập 2 - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS đọc gợi ý tự lập dàn bài. - Gọi HS đọc bài văn của mình. - 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm vào vở. - 4 HS đọc bài của mình. - HS khác nhận xét. 4. Củng cố (2 phút) - GV hệ thống nội dung bài. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1 phút) - Dặn HS về viết đoạn thân bài trong bài văn miêu tả cảnh đẹp địa phương. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả cảnh (Dựng đoạn mở bài, kết bài). * Rút kinh nghiệm: Tiết 7
Tài liệu đính kèm: