Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Cư Pui 1

Tiết 1: SINH HOẠT ĐẦU TUẦN: CHÀO CỜ

I. MỤC TIÊU

- HS biết tự giác xếp hàng nhanh trật tự.

- Im lặng lắng nghe nhận xét của thầy TPT và BGH nhà trường.

II. CHUẨN BỊ

- Ghế HS

III. HOẠT ĐỘNG DƯỚI CỜ

- Nhắc nhở HS xếp hàng: HS xếp hàng nhanh trật tự, không xô đẩy nhau, ngồi ngay ngắn.

- Nghe thầy TPT nêu kế hoạch tuần học.

- Nghe đại diện BGH nhắc nhở chuẩn bị cho tuần học mới.

- Nhắc tổ trực nhật thu dọn ghế.

Tiết 2: TOÁN: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

- BTCL: 1, 2, 3, 4 (a, c).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 35 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Cư Pui 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hoá. 
- Gọi 2 HS viết trên bảng phụ dán lên bảng, đọc đoạn văn. 
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình. GV chú ý sửa lỗi cho HS.
- Nhận xét lại.
3. Củng cố dặn dò
+ Qua bài em thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên sống xung quanh chúng ta ntn? 
- GD ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên sống.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò.	
- HS lên bảng đặt câu.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn (2 lượt) thành tiếng trước lớp.
+ HS 1: Tôi cùng bọn trẻ  nó mệt mỏi.
+ HS 2: Những em khác  hay ở nơi nào.
- 1 HS đọc.
- 4 HS cùng trao đổi thảo luận, viết kết quả thảo luận. (một nhóm viết vào bảng phụ, các nhóm khác viết vào vbt).
- 1 nhóm báo cáo kết quả làm bài, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
+ Những từ ngữ thể hiện sự so sánh: Xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
+ Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá: mệt mỏi trong ao được rửa mặt sau cơn mưa/ dịu dàng/ buồn bã/ trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca/ ghé sát mặt đất/ cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.
+ Những từ ngữ khác tả bầu trời: Rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/ xanh biếc/ cao hơn.
- 1 HS đọc.
- 2 HS làm vào bảng phụ, lớp làm vào vở bài tập.
- HS lắng nghe.
- 2 HS dán bảng phụ, đọc bài. HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc đoạn văn của mình.
- Em thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên sống xung quanh chúng ta rất đẹp, với rất nhiều cảnh đẹp , thực vật động vật rất đa dạng phong phú.
- Lắng nghe.
Tiết 4: TẬP ĐỌC: ĐẤT CÀ MAU
I. MỤC TIÊU 
- Đọc diễn cảm toàn bài, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu nội dung bài: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau đã góp phần hun đúc tính cách kiên cường của con người Cà mau.
GDMT: Giúp HS hiểu môi trường sinh thái ở đấy mũi Cà Mau, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.
Giáo dục biển hải đảo: HS hiểu thêm về môi trường sinh thái vùng biển Cà Mau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh hoạ; tranh ảnh về vùng đất Cà mau.	
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài Cái gì quý nhất và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* Luyện đọc
- Gọi HS toàn bài.
- Chia đoạn: 3 đoạn.
+ Đ1: từ đầu  nổi cơn dông.
+ Đ2: tiếp . Thân cây đước 
+ Đ3: còn lại
- Gọi HS đọc chú giải trong SGK.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- Nhận xét HS làm việc.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài
+ Mưa ở Cà mau có gì khác thường?
+ Em hãy hình dung cơn mưa "hối hả" là mưa như thế nào?
+ Em hãy đặt tên cho đoạn văn này? 
+ Cây cối trên đất Cà mau mọc ra sao?
+ Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
- Em hãy đặt tên cho đoạn 2?
+ Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào?
+ Em hiểu "Sấu cản mũi thuyền" "hổ rình xem hát" nghĩa là thế nào?
+ Em hãy đặt tên cho đoạn 3?
+ Qua bài văn, em cảm nhận được điều gì về thiên nhiên và con người Cà mau?
- Chốt lại ghi nội dung chính. 
* Đọc diễn cảm
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn và nêu giọng đọc của đoạn đó.
- GV treo bảng phụ đoạn luyện đọc
- Đọc mẫu.
- Gọi HS đọc thể hiện.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm học thuộc lòng đoạn 3 của bài thơ.
- Nhận xét.
3. Củng cố dặn dò
+ Thiên nhiên Cà Mau có gì đặc biệt?
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò.	
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn.
+ Lần 1: HS đọc, sửa lỗi phát âm.
- 1 HS đọc chú giải
+ Lần 2: HS đọc, sửa giọng đọc cho HS.
- HS ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Nghe.
+ Là mưa dông rất đột ngột, rất dữ dội nhưng chóng tạnh.
+ Là cơn mưa rất nhanh, ào đến như con người hối hả làm 1 việc gì đó khi sợ bị muộn giờ.
- Mưa Cà mau.
+ Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt. Cây bình bát, cây bần quây quần thành chòm, thành rặng. Đước mọc san sát.
+ Nhà cửa dựng dọc các bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì, từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.
+ Đất, cây cối và nhà cửa ở Cà Mau.
+ Người dân Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, có tinh thàn thượng võ, thích kể và thích nghe kể những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người.
+ "Sấu cản mũi thuyền" có nghĩa là cá sấu rất nhiều ở sông, "hổ rình xem hát" trên cạn hổ lúc nào cũng rình rập. Nói như vậy để thấy được thiên nhiên ở đây rất khắc nghiệt.
- Tính cách người Cà Mau.
- Thiên nhiên Cà mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của người dân Cà Mau.
- Vài HS nhắc lại.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS lắng nghe, nêu chỗ ngắt, nghỉ, những từ ngữ nhấn giọng.
- HS đọc thể hiện
- 2 HS ngồi cạnh nhau luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 3, cả lớp theo dõi bình chọn người đọc hay nhất.
- Lắng nghe.
Tiết 5: KĨ THUẬT (GV Bộ môn)
-----------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 25 tháng 10 năm 2017
Tiết 1: TOÁN
VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU 
- Ôn tập về bảng đơn vị đo khối lượng, quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng liền kề; quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Biết cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. 
- BTCL : 1, 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn nhưng để trống phần ghi tên các đơn vị đo và phần viết quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* Ôn tập về các đơn vị đo diện tích
- Treo bảng đơn vị đo diện tích. 
+ Em hãy nêu mối quan hệ giữa mét vuông và đề - xi - mét vuông, giữa mét vuông và đề - ca - mét vuông? (HS trả lời thì GV viết vào bảng).
- 1m= 100dm = dam vào cột mét vuông.
- Hỏi tương tự với các đơn vị? 
+ Em hãy nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề nhau?
- Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích km, ha (hm) với m. Quan hệ giữa km và ha.
* Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra.
- Nhận xét chốt lại.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài, chốt lại cách làm bài.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Gọi đại diện các cặp báo cáo.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét chữa bài, chốt lại.
3. Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại cách viết số đo diện tích dưới dạng STP.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
- HS lên bảng chữa bài tập.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại. 
- 1 HS nêu trước lớp, lớp theo dõi nhận xét.
- HS nêu.
1m = 100dm = dam
- HS tiếp nối nhau trả lời.
- Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó và bằng (0,01) đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.
- HS lần lượt nêu trước lớp.
1 km= 1000000m 
1 ha = 10000m
1 km= 100ha
1 ha = km= 0,01km
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận tìm cách làm.
3m5dm= 3m= 3,05m
Vậy 3m5dm= 3,05m
- Cả lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài.
a. 17dm23cm= 17,23dm.
b. 2cm5mm= 2,05mm.
c. 56dm= 0,56m.
d. 23cm= 0,23dm.
- HS nêu.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- 2 HS nhận xét, chữa bài.
a. 1654m = 0,1654 ha 
b. 500m2 = 0,5 ha 
c. 1 ha = 0,01 km2
d. 15 ha = 0,15 km2
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 cặp làm bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2 cặp báo cáo 
a. 5,34 km= 5km= 5m34ha
 = 534 ha
16,5m=16m= 16m50dm
- HS chữa bài vào trong vở bài tập.
- HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐẠI TỪ
I. MỤC TIÊU 
- Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp.
- Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế (BT1,2); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Bài tập 2, 3 viết sẵn trên bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng đọc đoạn văn tả 1 cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em sinh sống
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Các từ tớ, cậu dùng làm gì trong đoạn văn ?
+ Từ nó dùng để làm gì?
- Kết luận: Các từ tớ, cậu, nó là đại từ. Từ tớ, cậu được dùng để xưng hô, thay thế cho các nhân vật trong truyện là Hùng, Quý và Nam.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Đọc kĩ từng câu.
+ Xác định từ in đậm thay thế cho từ nào.
+ Cách dùng ấy có gì giống cách dùng ở bài 1.
- Gọi HS phát biểu.
- Kết luận: Từ vậy, thế là đại từ dùng thay thế cho các động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy.
+ Qua 2 bài tập, em hiểu thế nào là đại từ?
+ Đại từ dùng để làm gì?
* Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đặt câu. 
* Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc các từ in đậm trong đoạn thơ.
+ Những từ in đậm ấy dùng để chỉ ai?
+ Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?
- GV nêu những từ ngữ in đậm trong bài dùng để chỉ Bác Hồ để tránh lặp từ.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Dùng bút chì gạch chân dưới các đại từ được dùng trong bài ca dao.
+ Bài ca dao là lời đối đáp giữa ai với ai?
+ Các đại từ mày, ông, tôi, nó dùng để làm gì?
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Viết lại đoạn văn sau khi đã thay thế.
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
3. Củng cố dặn dò
+ Thế nào là đại từ? Người ta dùng đại từ có tác dụng gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại. 
- 1 HS đọc.
+ Các từ tớ, cậu dùng để xưng hô. Tớ thay thế cho Hùng, cậu thay thế cho Quý và Nam.
+ Từ Nó dùng để thay thế cho chích bông ở câu trước.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận để hoàn thành bài tập.
- 2 HS tiếp nối nhau phát biểu.
+ Từ vậy thay thế cho từ thích. Cách dùng ấy giống ở bài 1 là tránh lặp từ.
+ Từ thế thay thế cho từ quý. Cách dùng ấy giống ở bài 1 là tránh lặp từ ở câu tiếp theo.
- 2 HS tiếp nối nhau phát biểu. 
- Dùng để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lăp lại các từ ấy.
- HS đọc. Cả lớp đọc thầm thuộc ngay tại lớp.
- HS tiếp nối nhau đặt câu.
- 1 HS đọc.
- HS đọc các từ: Bác, Người, Ông Cụ, Người, Người, Người.
+ Những từ in đậm đó dùng để chỉ Bác Hồ.
+ Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác.
- 1 HS đọc.
- 1 HS làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Kết quả các đại từ là: mày, ông, tôi, cái diệc, tôi, ông, nó.
+ Bài ca dao là lời đối đáp giữa nhân vật ông với con cò.
+ Các đại từ đó dùng để xưng hô, mày chỉ cái cò, ông chỉ người đang nói, tôi chỉ cái cò, nó chỉ cái diệc.
- 1 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm bài theo hướng dẫn.
- 1 HS đọc đoạn văn
- 2 HS nối tiếp nhau trả lời.
- Dùng để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy.
- Lắng nghe.
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I. MỤC TIÊU 
- Biết cách thuyết trình, tranh luận về 1 vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi HS.
- Biết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể khi thuyết trình, tranh luận.
- Có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người khác khi tranh luận, diễn đạt lời nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch.
KNS: + Thể hiện sự tự tin (nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể thuyết phục, diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh tự tin).
+ Lắng nghe tích cực (lắng nghe tôn trọng người cùng tranh luận).
+ Hợp tác (Hợp tác luyện tập thuyết trình tranh luận).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bài tập 3a viết sẵn vào bảng phụ.
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc phần mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài văn tả cảnh.
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề gì?
+ Ý kiến của mỗi bạn như thế nào?
+ Mỗi bạn đưa ra lí lẽ gì để bảo vệ ý kiến của mình?
+ Thầy giáo muốn thuyết phục 3 bạn công nhận điều gì?
+ Thầy đã lập luận như thế nào?
+ Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?
+ Qua câu chuyện của các bạn em thấy khi muốn tham gia tranh luận và thuyết phục người khác đồng ý với mình về 1 vấn đề gì đó em phải có những điều kiện gì?
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài.
- Gợi ý: Các em phải tìm được các lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục mọi người theo ý kiến của mình. Khi nói các em cần nói vừa đủ nghe, thái độ tôn trọng người nghe.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến cho HS.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
a. Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm để làm bài theo gợi ý sau: Các em cùng thảo luận, đánh dấu vào những điều kiện cần có khi tham gia tranh luận, sau đó xếp chúng theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3. Trao đổi tìm câu trả lời cho ý b.
- Gọi đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. GV đánh dấu câu trả lời theo thứ tự ưu tiên vào bảng phụ.
b. Khi thuyết trình tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào?
- Ghi nhanh các ý kiến lên bảng. 
3. Củng cố dặn dò
+ Khi thuyết trình, tranh luận ta cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lớp nhận xét. 
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- 5 HS đọc phân vai.
+ Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: Trên đời này cái gì quý nhất?
+ Hùng cho rằng quý nhất là lúa gạo, Quý cho rằng quý nhất là vàng, Nam cho rằng quý nhất là thì giờ.
+ Bạn Hùng cho rằng chẳng có ai không ăn mà lại sống được, lúa gạo nuôi sống con người nên nó rất quý. Bạn Quý cho rằng vàng bạc có thể mua được lúa gạo nên vàng bạc rất quý. Bạn Nam thì dẫn chứng thầy giáo thường bảo thì giờ quý hơn vàng bạc, vậy thì giờ là cái quý nhất. 
+ Thầy giáo muốn ba bạn công nhận rằng: Người lao động mới là quý nhất. 
+ Thầy nói rằng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều rất quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có ai làm ra vàng bạc, lúa gạo và thì giờ cũng trôi qua vô ích.
+ Cách nói của thầy thể hiện thái độ tôn trọng người đang tranh luận (là học trò của mình) và lập luận rất có tình, có lí.
+ Phải hiểu biết về vấn đề.
+ Phải có ý kiến riêng.
+ Phải có dẫn chứng.
+ Phải biết tôn trọng người tranh luận.
- HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến trước lớp.
- HS đọc thành tiếng.
a. 2 bàn HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi làm bài.
+ Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.
+ Phải có ý kiến riêng về vấn đè được thuyết trình, tranh luận.
+ Phải biết cách nêu lí lẽ, dẫn chứng. 
- HS lắng nghe.
b. HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
+ Thái độ ôn tồn vui vẻ.
+ Lời nói vừa đủ nghe.
+ Không nên nóng nảy.
+ Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác.
+ Không nên bảo thủ, cố tình cho ý kiến của mình là đúng.
- HS nêu.
- Lắng nghe.
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC: TÌNH BẠN (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
- Bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết được ý nghĩa của tình bạn.
KNS: + Kĩ năng tư duy, phê phán.
	+ Kĩ năng ra quyết định phù hợp với trong các tình huống có liên quan đến bạn bè.
+ Kĩ năng giao tiếp ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Đồ dùng để hoá trang đóng vai truyện Đôi bạn.	
- Phiếu ghi tình huống (HĐ3 - tiết 1).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
+ Thế nào là biết ơn tổ tiên?
+ Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện đôi bạn 
- GV yêu cầu HS đọc truyện Đôi bạn trong SGK. 
+ Câu chuyện gồm có những nhân vật nào? 
+ Khi đi vào rừng, hai người bạn đã gặp chuyện gì?
+ Chuyện gì đã xảy ra sau đó? 
+ Hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện đã cho ta thấy nhân vật đó là người như thế nào? 
+ Khi con gấu bỏ đi, người bạn bị bỏ rơi lại đã nói gì với người bạn kia? 
+ Em thử đoán xem, sau chuyện này tình cảm của 2 người bạn sẽ như thế nào?
+ Theo em, khi đã là bạn bè chúng ta cần cư xử với nhau như thế nào? Vì sao lại phải cư xử như vậy? 
- Nhận xét kết luận.
Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai
- Cho HS làm việc nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai.
- Nội dung thảo luận: Dựa vào câu chuyện trong SGK, các em hãy đóng vai các nhân vật trong chuyện để thể hiện được tình bạn đẹp của đôi bạn.
- Gọi 1, 2 nhóm lên biểu diễn trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi các nhóm giải quyết đúng tình huống và diễn hay, khuyến khích các nhóm còn yếu.
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3: Đàm thoại
+ Lớp ta đã đoàn kết chưa?
+ Điều gì sẽ xảy ra cho chúng ta khi chúng ta không có bạn bè?
+ Em hãy kể những việc đã làm và sẽ làm để có 1 tình bạn đẹp?
+ Em hãy kể cho các bạn cùng lớp nghe một tình bạn đẹp mà em thấy?
+ Theo em, trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? em biết điều đó từ đâu?
- Kết luận: Trong cuộc sống mỗi chúng ta ai cũng cần có bạn bè. Và trẻ em cũng cần có bạn, có quyền tự do kết bạn.
3. Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK. 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
- HS lên bảng nêu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- HS đọc cho cả lớp cùng nghe.
+ Câu chuyện gồm có 3 nhân vật: Đôi bạn và con gấu.
+ Khi đi vào rừng, hai người bạn đã gặp một con gấu.
+ Khi thấy gấu, 1 người đã bỏ chạy và leo tót lên cây ẩn nấp để mặc người bạn của mình còn ở dưới mặt đất.
+ Nhân vật đó là 1 người bạn không tốt, không có tinh thần đoàn kết, 1 người bạn không biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
+ Khi con gấu bỏ đi, người bạn bị bỏ rơi lại đã nói với người bạn kia là "Ai bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo để chạy thoát thân là kẻ tồi tệ".
+ Hai người bạn sẽ không chơi với nhau nữa. Người bạn kia nhận ra lỗi và mong bạn tha thứ.
+ Chúng ta cần đùm bọc yêu thương nhau; phải biết giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn; đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS làm việc theo nhóm.
+ Các nhóm thảo luận dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
+ Đại diện nhóm lên diễn.
+ HS lắng nghe.
- HS đọc.
+ Lớp chúng ta rất đoàn kết.
+ Khi xung quanh chúng ta không có bạn bè, ta luôn cảm thấy cô đơn, làm việc gì cũng cảm thấy chán nản,
+ HS phát biểu tự do.
+ HS tiếp nối nhau kể chuyện về 1 tình bạn đẹp mà em biết.
+ Trẻ em có quyền được tự do kết bạn. Em biết điều đó từ bố mẹ, sách báo, trên truyền hình, 
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- 2 HS đọc trước lớp.
- Lắng nghe.
Tiết 5: KHOA HỌC: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
I. MỤC TIÊU
- Nêu một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại. Nhận biết được nguy cơ bản thân có thể bị xâm hại 
- Biết cách phòng tránh và.ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hạị .
KNS: + Kĩ năng phân tích phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
+ Kĩ năng ứng phó ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại. 
+ Kĩ năng tìm sự giúp đỡ nếu bị xâm hại. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ trong SGK/38, 39.
- Phiếu học tập ghi sẵn 1 số tình huống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
+ Những trường hợp tiếp xúc nào không bị lây nhiễm HIV?
+ Chúng ta nên có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV và gia đình họ? Theo em tại sao cần phải làm như vậy?
- Nhận xét lại, đánh giá. 
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động 1: Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại
- Yêu cầu HS đọc lời thoại của các nhân vật trong hình minh hoạ 1, 2, 3 trong SGK/38.
+ Các bạn trong các tình huống trên có thể gặp phải nguy hiểm gì?
- Đó là 1 số tình huống mà chúng ta có thể bị xâm hại. Ngoài các tình huống trên, em hãy kể thêm những tình huống có thể dẫn đến nguy cơ xâm hại mà em biết?
- Trẻ em có nguy cơ bị xâm hại cao, các em trai có thể bị xâm hại về thể chất: Bị đánh đập hoặc bị xâm hại về tinh thần: doạ nạt. Đặc biệt các em gái có nguy cơ bị xâm hại tình dục: Sự đụng chạm gây bối rối, khó chịu, thậm chí sợ hãi. Chúng ta cùng thảo luận để rút ra cách xử lí trong các trường hợp có thể bị xâm hại.
- Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận tìm cách phòng tránh bị xâm hại. (Gợi ý : Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp đã nêu ở trên?).
- Gọi nhóm trình bày.
Hoạt động 2: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại 
- Chia HS thành nhóm theo tổ.
- Đưa kịch bản cho các nhóm và yêu cầu HS xây dựng lời thoại để có 1 kịch bản hay, nêu được cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại. Sau đó diễn lại tình huống theo kịch bản đó.
- Gọi các nhóm lên đóng kịch.
Hoạt động 3 : Những việc cần làm khi bị xâm hại
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
+ Khi có nguy cơ bị xâm hại, chúng ta phải làm gì?
+ Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta sẽ phải làm gì?
+ Theo em chúng ta có thể tâm sự, chia sẻ với ai khi bị xâm hại?
- Xung quanh các em có nhiều người đáng tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ các em trong những lúc khó khăn. Các em có thể chia sẻ, tâm sự để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, bối rối, khó chịu,
3. Củng cố dặn dò
+ Để phòng tránh bị xâm hại, chúng ta phải làm gì?
- Gọi HS nêu lại các kĩ năng sống được giáo dục trong bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc và nêu ý kiến trước lớp.
+ Tranh 1: Nếu đi đường vắng 2 bạn có thể sẽ gặp kẻ xấu cướp đồ, dụ dỗ dùng các chất gây nghiện, 
+ Tranh 2: Đi 1 mình vào buổi tối đêm, đường vắng có thể bị kẻ xấu hãm hại, khi gặp nguy hiểm không có người giúp đỡ,
+ Tranh 3: Bạn gái có thể bị bắt cóc, bị hãm hại nếu lên xe đi cùng người lạ, 
- HS nhận đồ dùng học tập và hoạt động trong nhóm. Ghi lại những việc nên làm để phòng tránh bị xâm hại.
- Đại diện nhóm đọc phiếu, các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS hoạt động trong tổ theo hướng dẫn.
- Các nhóm lên đóng kịch, 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 9 Lop 5_12173538.doc