DẠY LỚP 5A. GV: Nguyễn Tư Mùi
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tổng kết vốn từ
I-MỤC TIÊU
1. Tìm được nhiều từ đồng nghĩa và trái nghĩa nói về các tính cách nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù BT1
2. Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn cô Chấm
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Ba tờ phiếu khổ to kẻ sẵn các cột đồng nghĩa và trái nghĩa để hs làm BT1.
- Từ điển tiếng Việt GV
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Tuần 16 Chiều thứ 3 ngày 11 tháng 12 năm 2012. DẠY LỚP 5A. GV: Nguyễn Tư Mùi LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tổng kết vốn từ I-MỤC TIÊU Tìm được nhiều từ đồng nghĩa và trái nghĩa nói về các tính cách nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù BT1 Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn cô Chấm II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Ba tờ phiếu khổ to kẻ sẵn các cột đồng nghĩa và trái nghĩa để hs làm BT1. Từ điển tiếng Việt GV III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5’ 2’ 15’ 15’ A-Bài cũ Gv nhận xét cho điểm B-Bài mới 1-Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học: 2-Hướng dẫn hs làm bài tập Bài tập 1: Cho HS thảo luận nhóm tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ đã cho.1 nhóm làm vào phiếu bài tập Gọi các nhóm báo cáo kết quả. HS chữa bài vào vở bài tập. Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài HS làm bài vào vở, 4 em làm vào phiếu -Dán 4 tờ phiếu mời 4 hs lên bảng làm bài:chỉ những chi tiết, từ ngữ nói về tính cách cô Chấm. Gọi HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Gv nhận xét bổ sung. -Làm lại BT2,4 tiết trước. -Hs đọc yêu cầu BT -Tổ chức cho hs làm việc theo nhóm -Báo cáo kết quả. -Hs đọc yêu cầu đề bài. -Hs làm việc cá nhân. -Báo cáo kết quả. Tính cách Chi tiết, từ ngữ minh họa Trung thực, thẳng thắn -Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng. -Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế. -Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, Chấm nói ngay, nói thẳng băng. Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn, năm điểm. Chấm thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa. Chăm chỉ -Chấm cần cơm và lao động để sống. -Chấm hay làm... không làm chân tay nó bứt rứt. -Tết Nguyên Đán, Chấm ra đồng từ sớm mùng hai, bắt bắt ở nhà cũng không đựơc. Giản dị Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Giàu tình cảm, dễ xúc động Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Cảnh ngộ trong phim có khi làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt. 4’ 3-Củng cố, dặn dò -Gv củng cố lại các kiến thức cần ghi nhớ. -Nhận xét tiết học, biểu dương những hs có ý thức học tốt. -Yêu cầu hs về nhà xem lại BT2. -Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong bài TOÁN Giải toán về tỉ số phần trăm ( tt ) I-MỤC TIÊU:Giúp hs: Biết cách tính một số phần trăm của một số. Vận dụng giải bài toán đơn giản về tính một số phần trăm của một số. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng nhóm cho hs làm bài tập. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5’ 1’ 12’ 20’ 2’ A-Bài cũ Gv nhận xét ghi điểm. B-Bài mới 1-Giới thiệu bài -Giới thiệu trực tiếp. 2-Hướng dẫn về toán tỉ số phần trăm a)Ví dụ: -GV nêu bài toán. -Coi số HS toàn trường là 100% thì 1% là mấy HS ? -52,5% số HS toàn trường là bao nhiêu HS? -Trường đó có bao nhiêu HS ? -Trong bài toán trên, để tính 52,5% của 800 chúng ta làm như thế nào ? b)Bài toán -Gv nêu bài toán. -Yêu cầu HS giải. 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp -Để tính 0,5% của 1000000 ta làm như thế nào ? * Kết luận: Gọi HS đọc lại kết luận SGK 3-Luyện tập, thực hành Bài 1-Hs đọc đề và làm bài. Gọi HS làm bài vào bảng nhóm, chữa bài. Bài 2 Gọi HS nêu yêu cầu của bài. Yêu cầu HS làm bài. Chữa bài. Bài 3( KG làm thêm) Gọi 1 em lên bảng làm, chữa bài trên bảng, cả lớp chữa vào vở. C-Củng cố, dặn dò -Gv tổng kết tiết học. -Dặn hs làm bài ở VBT xem trước bài mới. -2 hs lên bảng làm bài tập 3 ở VBT. -Cả lớp nhận xét, sửa bài. -HS đọc thầm, tóm tắt. -800: 100 = 8 (HS) -8 x 52,5 = 420 (HS) -420 HS nữ. -Ta lấy 800 nhân với 52,5 rồi chia cho 100 hoặc lấy 800 chia cho 100 rồi nhân với 52,5 -HS đọc thầm và tóm tắt. Sau 1 tháng số tiền lãi thu được: 1000000: 100 x 0,5 = 5000(đ) Đáp số: 5000đ -Lấy 1000000 chia cho 100 rồi nhân với 0,5. HS nối tiếp 3 em đọc HS làm bài, 1em lên bảng làm. Số học sinh 10 tuổi là: 32 x 75: 100 = 24 (học sinh ) Số học sinh 11 tuổi: 32 – 24 = 8 ( học sinh) Đáp số: 8 học sinh. -Hs đọc đề và làm bài. Số tiền lãi gửi tiết kiệm một tháng: 5000000: 100 x 0,5 = 25 000(đồng) Tổng số tiền gửi và tiền lãi sau 1 tháng: 5000000 + 25000 = 5 025 000(đ) Đáp số: 5 025 000đ -Hs đọc đề và làm bài. Số m vải dùng may quần: 254 x 40: 100 = 138 (m) Số m vải dùng may áo: 345 – 138 = 207 (m) Đáp số: 207m ...................................................................................... BDHSNK LUYỆN TOÁN I-MỤC TIÊU: Củng cố về tính nhanh các phép tính STP, giải toán về STP, về phần trăm. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 7’ 7’ 7’ 7’ 8’ 4’ 1- Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện: 12,7 x 45,6 + 12,7 x 54,4 () 345,9 x 12,7 - 245,9 x 12,7 298,05 : 0,25 - 98;05 : 0,25 Bài2. Bác An bán một món hàng. Tính ra bác đã lãi 20% so với tiền bán. Hỏi tiền lãi bằng mấy phần trăm tiền vốn? GVHD cách làm Bài 3 : Giá vở tháng 11 tăng 10% so với tháng10 nhưng tháng 12 lại giảm 10% so với tháng 11. Hỏi tháng 12 so với tháng 10 tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm? GVHD: Coi giá vở tháng 10 là 100 phần thì giá vở tháng 11 là 100 + 10 = 110 (phần) và giá vở tháng 12 sẽ là: 110 – ( 110 : 100 x 10) = 99 ( phần) Vậy giá vở tháng 12 hơn giá vở tháng 10 giảm là 100- 99 = 1 ( phần) Và tháng 12 số tháng 10 giảm số phần trăm là: 1 : 100 = 1 % Bài 4: Khi cộng một số tự nhiên với một số thập phân có hai chữ số ở phần thập phân, do sơ suất, một học sinh đã bỏ quên dấu phẩy của số thập phân và đặt phép tính cộng như cộng hai số tự nhiên nên nhận được kết quả bằng 5833. Tìm hai số đó, biết rằng kết quả của phép tính đúng bằng 4102,48. Bài 5 : Hai số thập phân có tổng bằng 55,22; Nếu dời dấu phẩy của số bé sang trái 1 hàng rồi lấy hiệu giữa số lớn và nó ta được 37, 07. Tìm 2 số đó. GV hướng dẫn cách giải. 2: Hướng dẫn chữa bài: Gọi HS lên bảng chữa bài cả lớp nhận xét bổ sung thêm. HS làm vào vở. Nêu cách tính nhanh. - Áp dụng nhân một tổng với một số - Áp dụng nhân một số với một hiệu) - Áp dụng chia một hiệu cho một số và chia nhẩm cho 0,25. HS đọc đề nhận dạng bài toán và làm bài. Giải Coi tiền bán là 100 phần thì tiền lãi là 20phần do đó tiền vốn là: 100 - 20 = 80 (phần) Vậy tiền lãi so với tiền vốn là: 20 : 80 = 25% Đáp số : 25 % HS đọc đề, phân tích bài toán. Làm bài vào vở. HS đọc đề. Theo dõi hướng dẫn để làm bài. GV gợi ý:Gợi ý: Vì tổng là STP có 2 chữ số ở phần TP nên 1 số hạng là STP có 2 chữ số ở PTP, khi viết nhầm số hạng đó đã gấp lên 100 lần. Khi đặt sai dấu phẩy của thì kết quả của phép cộng tăng: 5833 – 4102,48 = 1730,52 Khi bỏ quên dấu phẩy thì số thập phân sẽ tăng lên gấp 100 lần. Như vậy tổng sẽ tăng lên (100 – 1 = 99 ) 99 lần số thập phân đó. Số thập phân là: 1730,52 : 99 = 17.48. Số tự nhiên là : 4102,48 – 17,48 = 4085 HS làm bài: Giải : Khi dời dấu phẩy của số bé sang trái 1 hàng tức là ta đã giảm số bé đi 10 lần Nếu coi số bé là 10 phần thì tống hai số gồm 11 lần số bé + 37,07 11 lần số bé mới là : 55,22 - 37,07 = 18,15 Số bé là : 18,15 : 11 x 10 = 16,5 Số lớn là : 55,22 - 16,5 = 38,2 Đáp số : SL : 38,2; SB : 16,5. .. KỂ CHUYỆN Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I-MỤC TIÊU: - Yêu cầu kể được một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý của SGK. II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh ảnh về cảnh sum họp trong gia đình. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 4’ 1’ 8’ 24’ 3’ A-Bài cũ Gọi 1 em kể lại 1 câu chuyện đã được nghe được đọc. Gv nhận xét cho điểm. B-Bài mới 1-Giới thiệu bài: Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2-Hướng dẫn kể chuyện a-Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài -Gv kiểm tra HS đã chuẩn bị nội dung cho tiết học như thế nào b-Thực hành KC và trao đổi ý nghĩa câu chuyện trước lớp a) KC theo cặp: Từng cặp kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. b) Thi KC trước lớp. Gv nhận xét ghi điểm. 3-Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học -Chuẩn bị bài sau: cả lớp chuẩn bị trước bài KC trong SGK, tuần 17: Tìm một câu chuyện (mẩu chuyện ) em đã được nghe, được đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người xung quanh. -HS kể lại 1 câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình chống đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc nhân dân. -Hs đọc đề bài và gợi ý. -Giới thiệu câu chuyện sẽ kể. -VD: Gia đình ông bà nội tôi sống rất hạnh phúc. Tôi sẽ kể về buổi sum họp đầm ấm ở nhà ông bà nội tôi vào chiều mồng một Tết. / Tôi muốn kể về buổi sum họp đầm ấm của gia đình tôi vào các bữa cơm tối. -Cả lớp đọc thầm gợi ý SGK. Kể trong nhóm cho nhau nghe và nêu nội dung của từng chuyện. -Hs nối nhau thi kể. -Mỗi em kể xong, tự nói suy nghĩ của mình về không khí đầm ấm của gia đình. -Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn câu chuyện hay nhất, người KC hay nhất.
Tài liệu đính kèm: