Giáo án Mĩ thuật 9 - Trường THCS Đông Sơn

Tiết 3. Vẽ trang trí

TRANG TRÍ QUẠT GIẤY

I.Mục tiêu.

*Kiến thức:- HS hiểu về ý nghĩa và các hình thức trang trí quạt giấy

*Kỹ năng: -Biết cách trang trí phù hợp với hình dạng của mỗi loại quạt giấy

*Thái độ: -Trang trí được quạt giấy bằng các họa tiết đã học và vẽ màu tự do

II.Chuẩn bị.

1.Đồ dùng dạy học:

Giáo viên: -5 quạt giấy có hình dáng và kiểu trang trí khác nhau

-Hình vẽ gợi ý các bước tiến hành trang trí quạt giấy

Học sinh: - Giấy, bút, chì, com-pa, màu vẽ

2.Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, thảo luận, vấn đáp và luyện tập

III. Tiến trình dạy học.

1.Tổ chức:

 2.Kiểm tra đồ dùng vẽ của học sinh.

3.Bài mới.

 

doc 70 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1171Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 9 - Trường THCS Đông Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hiểu biết thêm về các thành tựu mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 
1954-1975 thông qua các tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
*Kỹ năng:- Biết thêm một số chất liệu trong sáng tác mỹ thuật.
*Thái độ: -Yêu quý và trân trọng tác phẩm của các hoạ sỹ.
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên; -Tranh ảnh, tư liệu về 3 tác giả.
 - Bộ đồ dùng mỹ thuật 8
Học sinh;- Tranh ảnh, tư liệu về 3 tác giả.
2.Phương pháp dạy học: Thuyết trình, vấn đáp, minh họa bằng tranh ảnh và thảo luận
III. Tiến trình dạy học.
1.Tổ chức 
 2.Kiểm tra đồ dùng vẽ.
3.Bài mới.( GV giới thiệu bài)
GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm.
Nhóm trưởng lên nhận phiếu học tập.
Các thành viên trong nhóm nghiên cứu tài liệu sưu tầm và SGK.
Nhóm trưởng tổng hợp và viết vào phiếu.
Hoạt động 1.Giới thiệu hoạ sỹ Trần Văn Cẩn
Giáo viên đặt câu hỏi:
? Hãy kể tên một vài tác phẩm của hoạ sỹ
? Các bức tranh đó vẽ về đề tài gì.
? Em biết gì về hoạ sỹ Trần Văn Cẩn.
Tác giả
Trần Văn Cẩn
Tác phẩm
 Tát nước đồng chiêm
Sinh 13/08/1910 tại Kiến An – Hải phòng
Mất 31/07/1994 tại Hà Nội.
Tốt nghiệp khoá VII (1931-1936) trường CĐMT Đông dương.
Năm 1955 đến 1964 là hiệu trưởng trường Mỹ thuật Việt Nam.
1957 đến 1983 là Tổng thư kỹ Hội mỹ thuật Việt Nam.
Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh
*Nội dung: vẽ về đề tài nông nghiệp, ca ngợi cuộc sống của người nông dân.
*Chất liệu: Hoạ sỹ khai thác chất liệu, kỹ thuật sơn mài để thể hiện bức tranh
*Bố cục: mang tính ước lệ, tất cả có 10 người đang tát nước. Bố cục dàn thành một mảng chéo, từ góc phải tranh lên góc trái tranh với 8 nhân vật, bên trái chỉ có 2 người.
*Hình tượng: Các nhân vật với những dáng vẻ khác nhau đã diễn tả các động tác tát nước, tạo nhịp điệu như múa, cánh đồng trở lên nhộn nhịp như ngày hội.
GV kết luận: Tát nước đồng chiêm là một tác phẩm sơn mài xuất sắc của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn và cũng là một thành công của mỹ thuật Việt nam về đề tài nông nghiệp.
Hoạt động 2. Giới thiệu hoạ sỹ Nguyễn Sáng
Giáo viên đặt câu hỏi:
? Hãy kể tên một vài tác phẩm của hoạ sỹ
? Các bức tranh đó vẽ về đề tài gì.
? Em biết gì về hoạ sỹ Nguyễn Sáng.
Tác giả
Nguyễn Sáng
Tác phẩm
Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ
Sinh 1923 tại Mỹ Tho - Tiền Giang
Mất 31/07/1994 tại Hà Nội.
Ông tốt nghiệp trường trung cấp Gia định và học tiếp trường CĐMT Đông dương khoá 1941-1945.
Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh
*Nội dung: vẽ về đề tài chiến tranh cách mạng .
*Chất liệu: sơn mài 
*Bố cục: hình mảng, đường nét của khung cảnh và nhân vật hết sức khúc chiết với cách diễn tả hình khối chắc khoẻ, hoà quyện nhịp nhàng theo một cách sắp xếp hiện đại.
*Hình tượng: Các nhân vật trong tranh được chắt lọc từ tinh thần người chiến sỹ và người nông dân yêu nước và căm thù giặc xâm lược.
*Màu sắc: gam chủ đạo là nâu đen, nâu vàng.
GV kết luận: Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ là một tác phẩm sơn mài đẹp về người chiến sỹ cách mạng trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
Hoạt động 3. Giới thiệu hoạ sỹ Bùi Xuân Phái
Giáo viên đặt câu hỏi:
? Hãy kể tên một vài tác phẩm của hoạ sỹ
? Các bức tranh đó vẽ về đề tài gì.
? Em biết gì về hoạ sỹ Bùi Xuân Phái.
Tác giả
Bùi Xuân Phái
Tác phẩm
Mảng tranh Phố cổ Hà Nội
Sinh 01/09/1920 tại Quốc Oai-Hà Tây
Mất 31/07/1994 tại Hà Nội.
Tốt nghiệp khoá VII (1931-1936) trường CĐMT Đông dương.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 ông tham gia khởi nghĩa tại Hà Nội.
Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh.
Hoà bình lập lại ông giảng dạy tại trường Cao đẳng mỹ thuật Việt Nam.
Những khung cảnh phố vắng với đường nét xô lệch, mái tường rêu phong.
Màu trong tranh đơn giản nhưng đằm thắm và sâu lắng. Đường nét được sử dụng không đơn thuần chỉ là những đường chu vi mà khi đậm chắc, khi run rẩy theo tình cảm của hoạ sỹ.
Tranh của hoạ sỹ gợi cho mọi người xem tình cảm yêu mến đối với Hà Nội cổ kính.
GV kết luận: Phố cổ Hà Nội là một mảng đề tài quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của hoạ sỹ Bùi Xuân Phái và được đông đảo người yêu mến nghệ thuật yêu thích.
Hoạt động 4. Đánh giá kết quả học tập.
Giáo viên đặt câu hỏi về 3 hoạ sỹ để học sinh trả lời.
Dựa vào các câu trả lời của học sinh, giáo viên tóm tắt để củng cố bài
+Tiểu sử tóm tắt của 3 hoạ sỹ
+ Các tác phẩm được giới thiệu trong bài.
HDVN. - Học sinh đọc lại bài và xem các tranh minh hoạ
- Sưu tầm tranh của các hoạ sỹ giới thiệu trong bài.
- Chuẩn bị bài 15.
------------------------------------------
Tiết 15+16 Vẽ trang trí
Tạo dáng và trang trí mặt lạ
I.Mục tiêu.
*Kiến thức: - Học sinh hiểu cách tạo dáng và trang trí mặt nạ.
*Kỹ năng: - Trang trí được mặt nạ theo ý thích.
*Thái độ: - Yêu quý nghệ thuật truyền thống.
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên; - 3 mặt nạ khác nhau, phẳng, lồi, lõm.
 - Hình hướng dẫn cách tạo dáng và trang trí.
Học sinh; -Bìa cứng, giấy vẽ, hồ dán, màu
2.Phương pháp dạy học: Quan sát, luyện tập.
III. Tiến trình dạy học.
1.Tổ chức: 
 2.Kiểm tra đồ dùng vẽ.
3.Bài mới.( GV giới thiệu bài)
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thiết bị tài liệu
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
GV giới thiệu một số mặt nạ và gợi ý để HS thấy được:
+ Dùng trong ngày vui như lễ hội, hoá trang, biểu diễn nghệ thuật
+ Có nhiều loại mặt nạ như mặt nạ người, mặt nạ thú..
GV nêu câu hỏi:
? Mặt nạ thường có hình dáng như thế nào.
? Quạt trang trí theo cách sắp xếp nào.
? Màu sắc thể hiện ra sao.
? Có những loại mặt nạ nào.
GV tóm tắt: Tạo dáng và trang trí mặt nạ tuỳ thuộc vào ý định của mỗi người sao cho có tính hấp dẫn, gây cảm xúc mạnh cho người xem.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS trang trí quạt giấy.
GV minh họa cách tạo dáng và trang trí mặt nạ trên bảng để cho HS quan sát:
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài
GV gợi ý:
+ Tìm hình mảng trang trí;
+ Tìm họa tiết phù hợp với các mảng;
+ Tìm màu theo ý thích.
Hoạt động 4. Đánh giá kết quả học tập.
GV treo một số bài để HS nhận xét về cách tạo dáng, bố cục, hình vẽ và cách vẽ màu.
GV gợi ý cho HS tự đánh giá
GV nhận xét động viên, Khích lệ HS
HDVN:
Hoàn thành bài vẽ
Chuẩn bị bài học sau.
I. Quan sát, nhận xét
HS quan sát một số mặt nạ có hình dáng và trang trí khác nhau
Mặt nạ dáng tròn, vuông, hiền lành, dữ tợn.
Mảng hình và đường nét sắp đặt cân xứng.
Mặt nạ người, nạ thú.
HS quan sát và ghi nhớ
II. Cách tạo dáng và trang trí.
HS quan sát cách tạo dáng và trang trí mặt nạ trên bảng
* Tạo dáng: Tìm hình phù hợp với các khuôn mặt, tạo dáng nhân vật, cách điệu các chi tiết.
* Trang trí: Cách phác mảng trang trí, vẽ họa tiết, vẽ màu.
Học sinh chọn loại mặt nạ
HS làm bài vẽ vào vở thực hành.
HS nhận xét về bố cục, hình vẽ, màu sắc .
HS tự đánh giá bài theo sự cảm thụ của mình
4-5 mặt nạ mẫu
Hình minh họa cách tạo dáng và trang trí
Băng dán bảng
Tiết 18. kiểm tra học kỳ I
Vẽ tranh đề tàI tự do
I.Mục tiêu.
*Kiến thức: - Học sinh phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo.
*Kỹ năng: - Ôn lại kiến thức và kỹ năng vẽ tranh.
*Thái độ: - Vẽ được tranh theo ý thích (tiết 1; vẽ hình; tiết 2 vẽ màu)
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên;- Tranh ảnh về các đề tài khác nhau.
- Bộ tranh về đề tài tự do(ĐDDH lớp 8)
Học sinh;- Giấy, bút chì, tẩy, màu vẽ.
2.Phương pháp dạy học: - Gợi mở, thực hành.
III. Tiến trình dạy học.
Giáo viên: gợi mở để học sinh có thê bộc lộ khả năng, sở trường của mình với từng thể loại như: tranh sinh hoạt, phong cảnh, chân dung, tĩnh vật
Học sinh làm bài: học sinh tự vẽ, không gò ép. Giáo viên tôn trọng sáng tạo cá nhân của mỗi em.
Đánh giá kết quả học tập.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét và tự xếp loại, chủ yếu là vẽ màu.
Giáo viên nhận xét chung, sau đó kết luận và cho điểm học kỳ I, động viên học sinh.
Hướng dẫn về nhà: vẽ tranh theo ý thích, chuẩn bị bài học sau.
Tiết 18. kiểm tra học kỳ I
Vẽ tranh đề tàI tự do(2 tiết)
I.Mục tiêu.
*Kiến thức: - Học sinh phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo.
*Kỹ năng: - Ôn lại kiến thức và kỹ năng vẽ tranh.
*Thái độ: - Vẽ được tranh theo ý thích (tiết 1; vẽ hình; tiết 2 vẽ màu)
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên;- Tranh ảnh về các đề tài khác nhau.
- Bộ tranh về đề tài tự do(ĐDDH lớp 8)
Học sinh;- Giấy, bút chì, tẩy, màu vẽ.
2.Phương pháp dạy học: - Gợi mở, thực hành.
III. Tiến trình dạy học.
Giáo viên: gợi mở để học sinh có thê bộc lộ khả năng, sở trường của mình với từng thể loại như: tranh sinh hoạt, phong cảnh, chân dung, tĩnh vật
Học sinh làm bài: học sinh tự vẽ, không gò ép. Giáo viên tôn trọng sáng tạo cá nhân của mỗi em.
Tiết 1: Học sinh vẽ phác bố cục, hình ảnh chính, phụ có liên quan đến đề tài mình chọn.
Tiết 2: Học sinh vẽ màu.
Đánh giá kết quả học tập.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét và tự xếp loại, chủ yếu là vẽ màu.
Giáo viên nhận xét chung, sau đó kết luận và cho điểm học kỳ I, động viên học sinh.
Hướng dẫn về nhà: vẽ tranh theo ý thích, chuẩn bị bài học sau.
Tổ trưởng duyệt: Ngày.tháng năm 200..
Tiết 22+23. Vẽ theo mẫu
vẽ chân dung
I.Mục tiêu.
*Kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào là tranh chân dung.
*Kỹ năng: - Biết cách vẽ tranh chân dung.
*Thái độ: -Vẽ được chân dung bạn hay người thân.
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên; -Tranh ảnh chân dung.
-Hình minh hoạ cách vẽ tranh chân dung.
Học sinh; -Tranh ảnh chân dung.
-Đồ dùng vẽ của học sinh.
2.Phương pháp dạy học: -Trực quan, vấn đáp.
III. Tiến trình dạy học.
1.Tổ chức: 
 2.Kiểm tra đồ dùng vẽ.
3.Bài mới.( GV giới thiệu bài)
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thiết bị tài liệu
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
GV giới thiệu một số tranh, ảnh chân dung và gợi ý học sinh nhận ra:
+Sự khác nhau tranh và ảnh 
+Đặc điểm các nét mặt
+Trạng thái tình cảm trong tranh.
GV yêu cầu HS quan sát tranh để HS nhận ra:
?Tranh chân dung là tranh vẽ như thế nào.
? Có thể vẽ tranh chân dung như thế nào.
GV kết kuận:
+ Có nhiều loại tranh chân dung.
+Vẽ phải chú ý đến nét mặt và sự biểu hiện tình cảm của nó.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS cách vẽ
GV hướng dẫn bằng hình minh hoạ và lưu ý học sinh; vẽ chân dung cũng tiến hành như bài vẽ theo mẫu, vẽ bao quát trước vẽ chi tiết sau.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài
GV gợi ý HS nhận xét hình 1-2 .SGK
GV yêu cầu HS tập vẽ chân dung chú ý đến biểu hiện tình cảm.
GV gọi 3 HS lên bảng vẽ chân dung bạn.
Hoạt động 4. Đánh giá kết quả học tập.
GV gợi ý HS nhận xét bài vẽ trên bảng của HS.
HDVN:
Sưu tầm tranh chân dung.
Xem trước bài 19
I. Quan sát, nhận xét.
HS trả lời theo hiểu các nhân.
+ảnh chân dung là sản phẩm được chụp bằng máy ảnh..
+Tranh chân dung là tác phẩm hội hoạ do hoạ sỹ vẽ
+Tranh chân dung là tranh vẽ về một con người cụ thể nào đó.
+Có thể vẽ chân dung bán thân, toàn thân, chân dung nhiều người.
II. Cách vẽ.
Vẽ phác hình dáng khuôn mặt, vẽ đường trục.
Tìm tỷ lệ các bộ phận 
Vẽ chi tiết
Đối chiếu bài vẽ với mẫu và điều chỉnh khi giáo viên góp ý.
Hoàn thành bài vẽ.
Học sinh nhận xét theo ý mình về;
Tỷ lệ các bộ phận.
Hình vẽ, nét vẽ.
Tranh ảnh chân dung
Hình minh họa cách vẽ
Bài vẽ của học sinh
Băng dán bảng
Tiết 23+23. Vẽ theo mẫu
vẽ chân dung bạn
I.Mục tiêu.
*Kiến thức: - Học sinh biết cách vẽ chân dung.
*Kỹ năng: -Học sinh vẽ được chân dng bạn.
*Thái độ: - Thấy được vẻ đẹp của tranh chân dung, yêu quý bạn bè, người thân.
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên; -Tranh ảnh chân dung thiếu nhi.
-Hình minh hoạ cách vẽ tranh chân dung.
Học sinh; - Sưu tầm bài vẽ tranh ảnh chân dung.
-Đồ dùng vẽ của học sinh.
2.Phương pháp dạy học: - Trực quan, vấn đáp.
III. Tiến trình dạy học.
1.Tổ chức: 
 2.Kiểm tra đồ dùng vẽ.
3.Bài mới.( GV giới thiệu bài)
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thiết bị tài liệu
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
GV giới thiệu một số tranh, ảnh chân dung và gợi ý học sinh nhận ra:
+ Các loại chân dung; bán thân, toàn thân.
+Vẽ hình, vẽ màu.
GV cho HS quan sát tranh và đặt câu hỏi:
? Hình dáng bề ngoài.
? Tỷ lệ các phần
? Hướng mặt, nét mặt
GV bổ sung:
+ Cần quan sát hình dáng nét mặt,tỷ lệ các bộ phận.
+ Diễn tả được đặc điểm, trạng thái tình cảm của nhân vật
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS cách vẽ chân dung bạn
GV hướng dẫn bằng hình minh hoạ và lưu ý học sinh; vẽ chân dung cũng tiến hành như bài vẽ theo mẫu, vẽ bao quát trước vẽ chi tiết sau
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài
GV nêu cầu của bài tập
GV quan sát và giúp HS làm bài:
Vẽ hình khuôn mặt
Tìm tỷ lệ các bộ phận
Vẽ chi tiết
Hoạt động 4. Đánh giá kết quả học tập.
GV hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ về:
+ Hình dáng chung.
+ Đặc điểm của nhân vật
HDVN:
Sưu tầm tranh chân dung.
Vẽ chân dung người thân.
Chuẩn bị bài sau.
I. Quan sát, nhận xét
HS nhận xét theo cách nhìn và suy nghĩ của mình.
HS nghe và ghi nhớ
II. Cách vẽ.
Vẽ phác hình dáng khuôn mặt, vẽ đường trục.
Tìm tỷ lệ các bộ phận 
Vẽ chi tiết
HS quan sát và vẽ theo cảm nhận riêng.
HS nhận xét và tự xếp loại
Tranh ảnh chân dung thiếu nhi
Hình minh họa cách vẽ
Bài vẽ của học sinh
Băng dán bảng
Tiết 24. Thường thức mỹ thuật
sơ lược về mỹ thuật hiện đại
phương tây cuối thế kỷ xii đầu thế kỷ xx
I.Mục tiêu.
*Kiến thức: -Học sinh hiểu sơ lược về giai đoạn phát triển của mỹ thuật hiện đại phương Tây.
*Kỹ năng: -Bước đầu làm quen với một số trường phái hội hoạ hiện đại như: trương phái ấn tượng, Dã thú, Lập thể
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên; -Tranh ảnh, tư liệu mỹ thuật phương Tây giai đoạn này.
-Tranh ảnh ở ĐDDH Mỹ thuật 8
Học sinh; -Tranh ảh saưu tầm ở báo chí.
2.Phương pháp dạy học: -Thuyết trình, vấn đáp, minh họa bằng tranh ảnh và thảo luận
III. Tiến trình dạy học.
1.Tổ chức: 
 2.Kiểm tra đồ dùng vẽ.
3.Bài mới.( GV giới thiệu bài)
Về lịch sử đây là giai đoạn có những biến chuyển sâu sắc ở châu âu với các sự kiện 
lớn như: Công xã Pa-ri(1871), Chiến tranh thế giới lần thứ I(1914-1918), Cách mạng XHCN tháng Mười Nga(1917). Về nghệ thuật, những biến động về chính trị, xã hội đã tác động đến tâm lý con người. Cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng trong triết học, văn học, nghệ thuậtđã diến ra quyết liệt. Riêng trong mỹ thuật, đây cũng là thời kỳ chứng kiến sự ra đời và kế tiếp lẫn nhau giữa các trào lưu nghệ thuật mới. Bài này chúng ta sẽ làm quen với một số trường phái mỹ thuật tiêu biểu của mỹ thuật hiện đại phương Tây.
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về các trường phái hội hoạ.
GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm.
Nhóm trưởng lên nhận phiếu học tập.
Các thành viên trong nhóm nghiên cứu tài liệu sưu tầm và SGK.
Nhóm trưởng tổng hợp và viết vào phiếu.
GV đặt câu hỏi:
? Tranh vẽ như thế nào.
? Nội dung của tranh diên tả cái gì.
? Tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
A.Trường phái hội hoạ ấn tượng
Quá trình phát triển
Đặc điểm
Từ những năm sáu mươi của thế kỷ XIX, một nhóm các hoạ sỹ trẻ Pa-ri (Pháp) đã tỏ ra không chấp nhận lối vẽ kinh điển “khuôn vàng thước ngọc” của các hoạ sỹ lớp trước. Họ vẽ người và acnhr thực bên ngoài, rồi vẽ thêm cảnh đằng sau theo cách nghĩ của họ.
Người ta lấy tên “ấn tượng” từ bức tranh cùng tên “ấn tượng mặt trời mọc” của hoạ sỹ Mô-nê tại cuộc triển lãm trẻ ở Pa-ri năm 1874 đặt tên cho trường phái mới này
Trường phái hội hoạ “ấn tượng” chia làm 2 giai đoạn là Tân và Hậu ấn tượng
Màu sắc thiên nhiên luôn biến đổi tuỳ thuộc vào ánh sáng, khí quyển. Vì thế các hoạ sỹ rất chú trọng ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng mặt trời chiếu vào con người và cảnh vật.Hội hoạ ấn tượng đi vào cuộc sống đương đại, trước hết là cảnh sinh hoạt của con người và phong cảnh thiên nhiên với bảng màu tươi sáng
Một số tác phẩm tiêu biểu như: “Bữa ăn trên cỏ”(Ma-nê); “Nhà thờ lớn Ru-văng” (Mô-nê); “Phòng ăn”(Xi-nhắc); “Hoa hướng dương” (Van-Gốc)
B.Trường phái hội hoạ Dã thú.
Quá trình phát triển
Đặc điểm
Năm 1905, trong cuộc triển lãm “Mùa thu” ở Pa-ri của các hoạ sỹ trẻ, một phòng tranh đầy màu sắc rực rỡ đến chói mắt, có một bức tượng đồng nhỏ tạc theo phong các nuột nà. Một nhà phê bình gọi đùa đây là bức tượng nằm trong chuồng dã thú và từ đó cái tên “Dã thú” được đặt tên cho trường phái hội hoạ mới này
Các hoạ sỹ trường phái này quan điểm cho rằng phả làm chọ hiện thực rối ren trở lên gần gũi, dễ hiểu với mọi người. Vì thế họ học cách thực tế qua đôi mắt hồn nhiên tươi vui của trẻ thơ trong sáng tạo nghệ thuật. Mối quan tâm chủ yếu của trường phái này là màu sắc: những mảng màu nguyên chất gay gắt, những đường viền mạnh bạo, dứt khoát.
GV kết luận: Trường phái hội hoạ “Dã thú” sử dụng phép giản ước và cách dùng màu nguyên sắc với hy vọng sáng tạo ra một nền hội hoạ mới. Tranh của họ có ảnh hưởng tới các hoạ sỹ của thế hệ sau này.
C.Trường phái hội hoạ Lập thể.
Quá trình phát triển
Đặc điểm
Ra đời tại Pháp năm 1907, tiếp theo trường phái Dã thú.Có công sáng lập ra khuynh hướng hội hoạ “Lập thể” là hoạ sỹ Brăc-cơ và Pi-cát-xô họ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các hoạ sỹ Hậu ấn tượng
Gọi là “Lập thể” vì các hoạ sỹ dựa trên các bản phác hình, hình học để diễn tả tất cả: cảnh vật, dung mạo con người, nhà cửacác hoạ tìm ra các hình thể cơ bản nhất, bản chất nhất của sự vật. Đó là hiện thực mà người ta chỉ cảm thấy và nhận biết chúng.
GV kết luận: +Những biến động của xã hội châu Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tác động mạnh đến sự ra đời của các trường phái mỹ thuật mới.
+Các hoạ sỹ trẻ luôn là những người tìm tòi, sáng tạo ra những trào lưu nghệ thuật mới khác với lối vẽ kinh điển của lớp hoạ sỹ đi trước.
+ Các trường phái hội hoạ “ấn tượng” “Dã thú” “ Lập thể” đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển mỹ thuật hiện đại.
Hoạt động 2.Đánh giá kết quả học tập.
GV đặt câu hỏi để củng cố kiến thức cho học sinh:
? Hãy kể tên một số hoạ sỹ tiêu biểu của các trường phái hội hoạ “ấn tượng” “Dã thú” “ Lập thể”.
? Nêu một số đặc điểm riêng của các trường phái hội hoạ ấn tượng, Dã thú, Lập thể
GV nhận xét, đánh giá chung về ý thức học tập của hoc sinh.
Hướng dẫn về nhà.
Học sinh đọc bà trong SGK và vở ghi chép.
Sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu về mỹ thuật hiện đại phương Tây.
Chuẩn bị bài học sau.
Tiết 21. Vẽ tranh 
Giảng:............... 	 đề tàI lao động
I.Mục tiêu.
*Kiến thức: - Học sinh tìm, chon được nội dung về lao động và biết cách vẽ tranh về lao động
*Kỹ năng: - Vẽ được tranh theo ý thích.
*Thái độ: - Biết yêu lao động và quý trọng người lao động trong mọi lĩnh vực.
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên; - Tranh ảnh, tài liệu nói về lao động.
- Tranh của của hoạ sỹ vẽ về đề tài Lao động.
- Hình gợi ý cách vẽ.
Học sinh; -Tranh lao động sưu tầm được ở báo chí.
-Đồ dùng vẽ.
2.Phương pháp dạy học: - Trực quan, vấn đáp, thực hành.
III. Tiến trình dạy học.
1.Tổ chức: 
 2.Kiểm tra đồ dùng vẽ.
3.Bài mới.( GV giới thiệu bài)
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thiết bị tài liệu
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài.
GV cho HS xem những bức tranh về laođộng của các họa sĩ, để các em cảm thụ vẻ đẹp và nhận biết được hình ảnh, bố cục, màu sắc
? Tranh có nội dung gì.
? Có những hình tượng nào.
? Màu sắc được thể hiện như thế nào.
? Có thể vẽ những tranh nào về đề tài lao động
GV kết luận: Đề tài lao động rất phong phú, có nhiều công việc lao động ở các nghành nghề và tuổi tác khác nhau.Mỗi nội dung có cách thể hiện khác nhau về hình vẽ, bố cục, màu sắc.
Hoạt đông 2. Hướng dẫn hoc sinh cách vẽ.
GV minh họa cách vẽ trên bảng;
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh làm bài.
GV nhắc HS làm bài theo từng bước như đã hướng dẫn.
GV gợi ý cho từng Hs về:
+ Tranh đề tài lao động có thể vẽ 1 hoặc 2 người (ngồi học, làm vệ sinh trường lớp, trồng cây)
+ có thể vẽ nhiều người (nhà máy, xí nghiệp, ngoài đồng ruộng)
+ Vẽ phác hình chính trước, phụ sau.
Hoạt động 4.
Đánh giá kết qủa học tập.
Gv treo một số bài vẽ để HS nhận xét về;
+ Nội dung đề tài hợp với lao động
+ Bố cục, màu sắc, hình vẽ.
GV góp ý, động viên một số học sinh về nhà hoàn thành bài vẽ.
HDVN.
Sưu tầm tranh cổ động.
Xem trước bài 22+23.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
Học sinh quan sát tranh của giáo viên treo trên bảng.
- Có nhiều nội dung về đề tài lao động như;
+ Học tập (lao động trí óc).
+ Công nhân khai thác.
+ Đánh cá ở biển
+ Làm việc đồng ruộng
II. Cách vẽ.
Tìm và chọn nội dung phù hợp với đề tài.
Bố cục mảng chính , phụ
Tìm hình ảnh, chính phụ 
Tô màu theo không gian, thời gian, màu tươi sáng.
Học sinh làm bài vào vở
thực hành
Học sinh tự đánh giá bài vẽ theo sự cảm nhận của mình.
Tranh ảnh về lao động
Hình minh họa cách vẽ
Bài vẽ của học sinh
Băng dán bảng
Tiết 26. Vẽ trang trí
Giảng:............... 	 vẽ tranh cổ động (2 tiết)
I.Mục tiêu.
*Kiến thức: -Học sinh hiểu được ý nghĩa, đặc điểm của tranh cổ động.
*Kỹ năng: - Biết cách sắp xếp mảng hình, mảng chữ để tạo được một bức tranh cổ động.
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên; - Hình minh hoạ cách vẽ tranh cổ động.
- Tranh cổ động của các hoạ sỹ Việt Nam, Thế giới.
Học sinh; - Sưu tầm tranh cổ động.
- Đồ dùng vẽ.
2.Phương pháp dạy học: - Trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III. Tiến trình dạy học.
1.Tổ chức: 
 2.Kiểm tra đồ dùng vẽ.
3.Bài mới.( GV giới thiệu bài)
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thiết bị tài liệu
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
GV treo một số tranh cổ động và tranh đề tài gợi ý học sinh nhận xét:
? Thế nào là tranh cổ động.
? Sự khác nhau giữa tranh cổ động và tranh đề tài.
? Tranh thường được treo ở đâu.
? Tranh cổ động gồm có mấy phần.
? Có những loại tranh cổ động nào.
GV tóm tắt, bổ sung nêu đặc điểm của tranh cổ động: bố cục thường là các mảng hình lớn tạo nên sự khoẻ khoắn, mạnh mẽ, dễ nhìn, dễ hiểu. Hình ảnh trong tranh cô đọng, chữ ngắn gọn, rõ ràng. Tính tượng trưng cao thể hiện ở hình vẽ và màu sắc, tranh đặt ở những nơi có nhiều người qua lại
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS cách vẽ
GV vừa hướng dẫn bằng minh họa vừa đặt câu hỏi:
? Hình ảnh nào là chính, phụ.
? Dùng kiểu chữ nào là phù hợp.
? Bố cục mảng hình và mảng chữ.
? Màu sắc thể hiện như thế nào.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập.
GV gợi ý HS trao đổi qua các câu hỏi:
? Tranh cổ động có đặc điểm gì.
? Vì sao Tranh cổ động đặt ở những nơi công cộng.
? Em có suy nghĩ gì về màu sắc trong Tranh cổ động.
HD

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Mi thuat 4 cot.doc