Giáo án môn Tin học 7 (chi tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Biết nhu cầu sử dụng của chương trình bảng tính trong đời sống và trong học tập.

 - Biết được một số chức năng của chương trình bảng tính;

2. Kỹ năng:- Nhận diện màn hình chính,.Biết cách nhập, sửa, xóa dữ liệu trong ô của trang tính.

3. Thái độ: - Nghiêm túc, có ý thức.

II. PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp và thuyết trình.

III. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.

 - Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, xem trước bài mới.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới:

Đặt vấn đề: (1’)Ở cuối năm học lớp 6, các em đã được học cách trình bày một số nội dung văn bản bằng bảng cho cô đọng, dễ hiểu và dễ so sánh. Trong chương trình lớp 7 chúng ta sẽ đi tìm hiểu về vấn đề này đó là chương trình bảng tính.

 

doc 101 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 911Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học 7 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập công thức
C. Nhập dữ liệu trên thanh công thức
B. Nháy chuột vào ô và nhập công thức
D. Tất cả đều đúng
3: Kết quả nào sau đây là của biểu thức Sum(6) - max(5)
A. 11
B. 1
C. -1
D. Tất cả sai
4: Trong ô C1 có dữ liệu là 18, các ô D1, E1 không có dữ liệu, khi em nhập vào ô F1: =Average(C1:E1) trại ô F1 em sẽ được kết quả là.
A. 30
B. #VALUE
C. 6
D. Tất cả sai
5: Khi viết sai tên hàm trong tính toán, chương tình báo lỗi
A. #VALUE
B. #NAME
C. #DIV/0!
D. #N/A
6: Hộp tên cho biết thông tin:
A. Tên của cột
B. Tên của hàng
C. Địa chỉ ô tính được chọn	
D. Cả A, B, C sai
7: Thanh công thức dùng để:
A. Hiển thị nội dung ô tính được chọn
C. Hiển thị công thức trong ô tính được chọn
B. Nhập dữ liệu cho ô tính được chọn
D. Cả 3 ý trên.
8: Trong các công thức sau công thức nào viết đúng
A. =Sum(A1;A2;A3;A4)
B. =SUM(A1,A2,A3,A4)
C. =Sum(A1;A4)
D. =Sum(A1-A4)
Phần II: TỰ LUẬN
1: Sử dụng các ký hiệu phép toán của Excel. Hãy viết các công thức sau:
a) 	 b)	 
2: Cho trang tính sau:
a) Viết công thức để tính tổng các ô chứa dữ liệu
b) Viết công thức sử dụng địa chỉ để tính trung bình cộng các ô chứa dữ liệu
c) Viết công thức sử dụng hàm để tính trung bình cộng các ô chứa dữ liệu
d) Sử dụng hàm viết công thức tìm ô có giá trị lớn nhất, nhỏ nhất.
Câu3: Cho trang tính sau:
a) Viết công thức có sử dụng địa chỉ tính trung bình cộng các ô có chứa dữ liệu. 
b) Viết công thức sử dụng hàm tính tổng các ô có chứa dữ liệu.
* Đáp án
I/ Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
D
B
D
B
C
D
B
 II/ Tự luận (6 điểm)
Bài 1: 	a)= (7+9)/(6-2)*(3+1)	(1 điểm)
b)= (5^3 – 3^2)/((5+2)^2)	(1 điểm)
Bài 2: 	a)Viết công thức để tính tổng các ô chứa dữ liệu :
	= (A1+B1+C1+D1+E1) 	(0,5 điểm)
b) Viết công thức sử dụng địa chỉ để tính trung bình cộng các ô chứa dữ liệu :	= (A1+B1+C1+D1+E1)/5	(0,5 điểm)	
c) Viết công thức sử dụng hàm để tính trung bình cộng các ô chứa dữ liệu 
= AVERAGE(A1,B1,C1,D1,E1) hoặc AVERAGE(A1:E1)(0,5 điểm)
d) Sử dụng hàm viết công thức tìm ô có giá trị lớn nhất, nhỏ nhất
= Max(A1, B1, C1, D1, E1) hoặc Max(A1:E1)
= Min(A1, B1, C1, D1, E1) hoặc Min(A1:E1)
Bài 3: a) Viết công thức có sử dụng địa chỉ tính trung bình cộng các ô có dữ liệu:
	= AVERAGE(B2:C5,D7:F8)	(1 điểm)
b) Viết công thức sử dụng hàm để tính tổng các ô có chứa dữ liệu:
	= Sum(B2:C5,D7:F8)	( 1 điểm)
 Ký duyệt
TT : Nguyễn Văn Sơn
Tuần:12 Ngày soạn:
Tiết:24 Ngày dạy:
HỌC ĐỊA LÝ THÊ GIỚI VỚI EARTH EXPLORER
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được chức năng của phần mềm Earth Explorer
- Biết cách khởi động phần mềm.
- Biết quan sát bản đồ trái đất bằng cách cho trái đất tự quay.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng vào học địa lý, tìm hiểu thế giới.
3. Thái độ: 
- Tập trung, nghiêm túc
II. PHƯƠNG PHÁP:
	- Vấn đáp, thuyết trình.
III. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu.
	- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’).
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	Hãy nêu các hàm cơ bản đã học?
3. Bài mới:
	Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:(35’) Timg hiểu phần mềm
GV cho HS đọc SGK
GV: Công dụng của phần mềm? 
GV : giới thiệu phần mềm 
GV cho HS quan sát trái đất
Giao diện chính của Earth Explorer
GV giới thiệu các thành phần trong cửa sổ phần mềm.
GV: Công dụng của phần mềm là quan sát. Vậy quan sát bằng cách nào ?
GV giới thiệu các nút để quan sát trái đất.
GV làm mẫu.
Gọi HS làm thử
1. Giới thiệu về phần mềm
Phần mềm Earth Explorer chuyên dùng để xem và tra cứu bản đồ thế giới.
2. Khởi động phần mềm 
- Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền.
- Thanh bảng chọn.
- Thanh công cụ.
- Hình ảnh trái đất với bản đồ địa hình chi tiết nằm giữa màn hình.
- Thanh trạng thái.
- Bảng thông tin các quốc gia trên thế giới.
3. Quan sát bản đồ bằng cách cho trái đất tự quay
- Xoay từ trái sang phải. 
- Xoay từ phải sang trái. 
- Xoay từ trên xuống dưới. 
- Xoay từ dưới lên trên. 
- Dừng xoay. 
4. Phóng to, thu nhỏ và dịch chuyển bản đồ
- Phóng ta bản đồ: 
- Thu nhỏ bản đồ: 
- Dịch chuyển bản đồ: 
4. Kết luận củng cố: (3’)
Trả lời câu hỏi SGK
Nút nào để quan sát trái đất? Công dụng của từng nút?
	5. Dặn dò:	()
Tuần 13 Ngày soạn:
Tiết:25 Ngày dạy:
HỌC ĐỊA LÝ THẾ GIỚI VỚI EARTH EXPLORER(tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được chức năng của phần mềm Earth Explorer
- Biết cách khởi động phần mềm.
- Biết quan sát bản đồ trái đất bằng cách cho trái đất tự quay.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng vào học địa lý, tìm hiểu thế giới.
3. Thái độ: 
- Tập trung, nghiêm túc
II. PHƯƠNG PHÁP:
	- Vấn đáp, thuyết trình.
III. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu.
	- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’):
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
	Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:(35’) Quan sát và sử dụng bản đồ
Giao diện chính của Earth Explorer
GV: Nhìn trái đất rất nhỏ vậy để quan sát rõ hơn ta làm thế nào ?
GV: Giới thiệu nút phóng to, thu nhỏ. 
GV: Làm mẫu cho HS quan sát.
GV gọi HS làm thử.
GV: CD của việc phúng to, và thu nhỏ?
Những điểm cần lưu ý là gỡ?
GV nhận xột phần phỏt biểu của học sinh?
GV: HD HS cách dịch chuyển và kéo thả 
GV HD HS cách dịch chuyển nhanh đến 1 quốc gia hoặc 1 thành phố.
GV hướng dẫn HS cách hiện các đường biên giới, biển, sông, kinh tuyến, vĩ tuyến, các thành phố, quốc gia, đảo.
Hỏi: nếu muốn biết vị trớ A cách vị trí B một đoạn bao xa, ta phải làm gì?
- Muốn xem Bắc Kinh cách Hà Nội bao xa (theo đường chim bay) em phải dựa vào đâu để biết
GV hướng dẫn HS cách tính khoảng cách.
Gọi HS lên làm thử.
- Yêu cầu học sinh sử dụng các nút lệnh cho trái đất tự xoay từ trái sang phải, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên.
- Yêu cầu học sinh chọn nước Việt Nam và sử dụng nút phóng to, thu nhỏ để quan sát.
- Làm ẩn, hiện các quần đảo, núi, đường sông, đường biên giới của Việt Nam và cho nhận xét.
GV: Yêu cầu học sinh dùng lệnh để di chuyển bản đồ (thao tác kéo thả chuột).
- Yêu cầu học sinh lựa chọn các quốc gia ở khu vực Đông Nam á. 
- Tìm thủ đô và thành phố của các nước và đọc tên.
- Phóng to bản đồ từng quốc gia để quan sát cụ thể hơn.
GV: Hướng dẫn học sinh thao tác để dịch chuyển nhanh tới một quốc gia.
4 Kết luận củng cố: (8’)
	Gọi HS lên bảng thực hành lại các yêu cầu của bài học
	5 Dặn dò:	()
 Ký duyệt
TT : Nguyễn Văn Sơn
Tuần 13 Ngày soạn:
Tiết:26 Ngày dạy:
HỌC ĐỊA LÝ THẾ GIỚI VỚI EARTH EXPLORER(tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu được ý nghĩa và một số chức năng chính của phần mềm
2. Kỹ năng:
- Thao tác đước các thao tác: xem, di chuyển bản đồ, phóng to, thu nhỏ, thay đổi thông tin trên bản đồ, đo khoảng cách giữa 2 địa điểm và tìm kiếm thông tin trên bản đồ
3. Thái độ: 
- Tập trung, nghiêm túc
II. PHƯƠNG PHÁP:
	- Thực hành.
III. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu.
	- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’):
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
	Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:(38’) Thực hành sử dụng bản đồ
GV: Giới thiệu trên bản đồ địa hình chúng ta có thể xem các thông tin như tên các quốc gia, các thành phố, các hòc đảo trên biển.
HS: Chú ý lắng nghe, quan sát, làm các thao tác thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
GV: Giới thiệu cho học sinh cách đặt các chế độ thể hiện trên bản đồ của cá đường biên giới, các con sông, cácbờ biển.
HS: Chú ý lắng nghe, quan sát, làm các thao tác thực hành theo yêu cầu của giáo viên
GV: Giới thiệu học sinh thao tác để tính khoảng cách giữa hai vị trí trên bản đồ.
? Khi ta chọn 2 địa điểm cần đo thì trên bản đồ sẽ xuất hiện gì?
- Cho học sinh làm ví dụ trên máy với việc đo khoảng cách từ Quảng Ninh đến Hà Nội.
GV: Đưa ra một số yêu cầu cho học sinh thực hành với các thao tác.
- Để các em so sánh với nhau.
- Nhận xét và đưa ra kết quả đúng nhất.cách.
Gọi HS lên làm thử.
1. Xem thông tin trên bản đồ
2. Tính khoảng cách giữa 2 vị trí trên bản đồ
- Xuất hiện bảng thông báo kết quả khoảng cách tương đối giữa hai vị trí trênb ản đồ.
* Chú ý: Khoảng cách đo được là khoảng cách tính theo đường chim bay và chỉ là khoảng cách tương đối.
.
.
4 Kết luận củng cố: (5’)
	Đánh giá lại kết quả thực hành của từng nhóm
	5. Dặn dò:	()
Tuần 14 Ngày soạn:
Tiết:27 Ngày dạy:
HỌC ĐỊA LÝ THẾ GIỚI VỚI EARTH EXPLORER
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- Nắm được các thông tin chi tiết trên bản đồ.
2. Kỹ năng:	- Thành thạo các thao tác: Cách đo khoảng cách giữa hai điểm trên bản đồ và tìm kiếm thông tin trên bản đồ.
3. Thái độ: 	- Tập trung, nghiêm túc
II. PHƯƠNG PHÁP:
	- Thực hành.
III. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu.
	- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’):
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
	Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:(35’) Thực hành sử dụng bản đồ
GV: Yêu cầu học sinh bật máy tính và khởi động phần mềm Earth Explorer.
? Để hiện tên các nước Châu Á ta làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh thể hiện ở bản đồ các nước Châu Á.
- Yêu cầu học sinh xem thông tin chi tiết của nước Việt Nam.
? Để chọn được vị trí của nước Việt Nam ta làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh cho hiện tên, thủ đô, các con sông, đường bờ biển, các đảo của Việt Nam.
GV: Hướng dẫn học sinh xem các thông tin về diện tích, dân số của một nước.
- Yêu cầu học sinh cho hiện tên các thành phố của Việt Nam trên bản đồ như hình trang 108 SGK.
HS: Chú ý lắng nghe, quan sát, làm các thao tác thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
? Để tính khoảng cách giữa Hà Nội và Bắc Kinh ta làm như thế nào?
Đưa ra thêm một số cặp địa danh để học sinh thực hành việc đo khoảng cách giữa 2 địa điểm.
1. Thực hành xem bản đồ
2. Đo khoảng cách
- Di chuyển chuột đến vùng cần đo.
- Nháy chuột nút Measure.
- Di chuyển đến vị trí thứ 1.
- Kéo thả chuột đến vị trí thứ 2..
4. Kết luận củng cố: (8’)
	Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện, Gv đánh giá, tổng kết
	5. Dặn dò:	()
 Ký duyệt
TT : Nguyễn Văn Sơn
Tuần 14 Ngày soạn:
Tiết:28 Ngày dạy:
Bài 5. THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH	
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hướng dẫn cho HS cách điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng, đồng thời giới thiệu khi nào thì thêm cột, thêm hàng hoặc xoá cột, xoá hàng.
2. Kỹ năng:
	- HS biết cách điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng và biết thêm cột, thêm hàng hoặc xoá cột, xoá hàng.
3. Thái độ: 
	- Tập trung, nghiêm túc
II. PHƯƠNG PHÁP:
	- Vấn đáp, thuyết trình.
III. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu.
	- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: KT 15 ’
Đề KT :
Câu 1:Hãy nêu các thành phần chính của trang tính?
Câu 2:Nêu cú pháp của hàm tính tổng, tính trung bình cộng , tìm giá trị lớn nhất ,giá trị nhỏ nhất?
Câu 3 :Để tính trung bình cộng của các ô từ A1 đến ô A7 ta nhập hàm như thế nào?
3. Bài mới:
	Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:(20’)Điều chỉnh cột và hàng
GV: Đưa tình huống: khi nhập vào trang tính xuất hiện các trường hợp như hình minh hoạ. (GV treo bảng phụ).
 + Cột Họ Tên và cột điểm trung bình quá hẹp.
+ Dòng quá hẹp
- GV thao tác các tình huống vừa đưa ra và cách giải quyết.
- Yêu cầu HS tự tạo ra tình huống và thao tác nhiều lần.
HS: Quan sát, ghi chép
1. Điều chỉnh độ rộng của cột và độ cao của hàng
- Đưa con trỏ vào vạch ngăn cách 2 cột hoặc hai dòng.
- Kéo thả sang phải, trái/lên, xuống để mở rộng hoặc thu hẹp độ rộng hoặc chiều cao theo ý muốn.
* Chú ý: Nháy đúp chuột trên vạch phân cách cột hoặc hàng sẽ điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng vừa khít với dữ liệu có trong cột và hàng đó.
Hoạt động 2:(20’) Chèn thêm hoặc xóa cột và hàng
- GV đưa ra tình huống cần phải chèn thêm cột hoặc hàng trên màn chiếu. (Chèn thêm cột Giới tính bên cạnh cột Họ tên)
- Chèn thêm một hành để tạo khoảng cách như hình minh hoạ.
- GV giới thiệu cách làm bằng menu lệnh hoặc dùng chuột, hoặc dùng bàn phím.
- Chú ý: Khi xoá cột hoặc xoá hàng, các cột bên phải được đẩy sang trái, các hàng phía dưới được đẩy lên trên.
HS: Quan sát, ghi chép
2. Chèn thêm hoặc xoá cột và hàng
a) Chèn thêm cột hoặc hàng
+ Để chèn thêm cột:
- Chọn một cột
- InsertàColumns
+ Để chèn thêm hàng:
- Chọn một hàng
- Insertà Rows
b) Xoá cột hoặc hàng
- Chọn cột hoặc hàng cần xoá
- Chuột phải à Delete
4. Kết luận củng cố: (3’)
Yêu cầu học sinh nhắc lại cách chèn và xóa cột và hàng
	5. Dặn dò:	Về nhà xem lại bài,đọc trước phần còn lại củ bài
Tuần 15 Ngày soạn:
Tiết:29 Ngày dạy:
Bài 5. THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH(tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hướng dẫn cho HS cách sao chép và di chuyển dữ liệu, sao chép công thức 2. Kỹ năng:
	HS biết làm và làm tốt các thao tác đối với các kiến thức trên
3. Thái độ: 
	- Tập trung, nghiêm túc
II. PHƯƠNG PHÁP:
	- Vấn đáp, thuyết trình.
III. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Giáo án, SGK, máy chiếu.
	- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’): 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	Hãy nêu các bước để chèn một cột vào bảng tính.
3. Bài mới:
	1. Đặt vấn đề: (1’)Ở tiết trước chúng ta đã biết cách điều chỉnh độ rộng của cột, độ cao của hàng cũng như việc chèn hoặc xóa đi cột và hàng. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các thao tác khác trên trang tính.
	2. Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:(15’) Sao chép và di chuyển dữ liệu
GV: Đưa tình huống cần sao chép dữ liệu trong một ô hoặc một khối ô. 
- Chèn thêm một hành để tạo khoảng cách như hình minh hoạ.
- GV thao tác cụ thể cách sao chép nhiều lần cho HS quan sát.
- GV giới thiệu cách làm bằng menu lệnh hoặc dùng chuột, hoặc dùng bàn phím.
- Di chuyển nội dung của ô tính khác với sao chép nội dung của ô tính ( GV lấy VD cho HS quan sát sự khác nhau) à Khi di chuyển nội dung thì đến ô tính khác thì nội dung ở ô ban đầu sẽ bị xoá
GV yêu cầu HS thao tác nhiều lần việc sao chép và di chuyển trên bảng tính.
- Chú ý: Khi xoá cột hoặc xoá hàng, các cột bên phải được đẩy sang trái, các hàng phía dưới được đẩy lên trên.
1. Điều chỉnh độ rộng của cột và độ cao của hàng
- Đưa con trỏ vào vạch ngăn cách 2 cột hoặc hai dòng.
- Kéo thả sang phải, trái/lên, xuống để mở rộng hoặc thu hẹp độ rộng hoặc chiều cao theo ý muốn.
* Chú ý: Nháy đúp chuột trên vạch phân cách cột hoặc hàng sẽ điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng vừa khít với dữ liệu có trong cột và hàng đó.
3. Sao chép và di chuyển dữ liệu
a) Sao chép nội dung ô tính
(Sử dụng các nút lệnh: Copy, Cut, Paste)
- Chọn ô hoặc khối ô có thông tin cần sao chép.
- Nháy nút Copy trên thanh công cụ.
- Chọn ô cần đưa thông tin được sao chép vào.
- Nháy nút Paste trên thanh công cụ.
b) Di chuyển nội dung ô tính
- Chọn ô hoặc các ô thông tin cần chuyển.
- Nháy nút Cut trên thanh công cụ
- Chọn ô cần đưa thông tin di chuyển đến.
- Nháy nút Paste trên thanh công cụ.
Hoạt động 2:(20’) Sao chép công thức
- Xét VD: (GV minh hoạ trên màn chiếu tương tự như hình bên)
Ô A5 có số 200
Ô D1 có số 150
B3 có công thức = A5+D1
-> Nếu sao chép công thức ở ô B3 và dán vào ô C6 ta thấy trong ô C6 có công thưc = B8+E4 ( Tức là công thức đã bị điều chỉnh)
Như vậy: 
+ ở hình 1, A1 và D5 được xác định quan hệ tương đối về vị trí của các địa chỉ trong công thức so với ô B3
+ Trong hình 2, ở ô đích C6, sau khi sao chép, quan hệ tương đối 
4. Sao chép công thức
a) sao chép nội dung các ô có công thức
- Khi sao chép một ô có nội dung là công thức chứa địa chỉ, các địa chỉ được điều chỉnh để giữ nguyên quan hệ tương đối về vị trí so với ô đích.
b) Di chuyển nội dung các ô có công thức
- Ta có thể di chuyển bằng các nút lệnh Cut và Paste và các địa chỉ trong công thức không bị điều chỉnh (công thức được sao chép y nguyên).
4. Kết luận củng cố: (3’)
Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức đã học
	5. Dặn dò:	học bài và trả lời câu hỏi ở cuối bài
 Ký duyệt
TT : Nguyễn Văn Sơn
Tuần 15 Ngày soạn:
Tiết:30 Ngày dạy:
Bài thực hành 5: CHỈNH SỬA TRANG TÍNH CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Thực hiện các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột hoặc độ cao của hàng, chèn thêm hoặc xoá hàng và cột của trang tính.
	- Thực hiện các thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu
2. Kỹ năng:
- Biết sử dụng thành thạo các kiến thức trên
3. Thái độ: 
- Tập trung, nghiêm túc, có ý thức tự học.
II. PHƯƠNG PHÁP:
	- Thực hành.
III. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu.
	- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Khi sao chép một ô có nội dung là công thức chức địa chỉ ta làm sao?
3. Bài mới:
	Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:(38’) Thực hành các thao tác trên trang tính
GV: Yêu cầu học sinh khởi động chương trình bảng tính Excel và mở bảng tính Bang diem lop em đã được lưu trong bài thực hành 4.
a) Chèn thêm cột trống vào trước cột D (Vật Lý) để nhập điểm môn Tin học như minh hoạ bảng phụ.
b) Chèn thêm các hàng trống và thực hiện các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột, độ cao của hàng để có trang tính tương tự như hình 48a (Bảng phụ).
c) Trong các ô của cột G (Diem trung binh) có công thức tính điểm trung bình của học sinh. Hãy kiểm tra công thức trong các ô đó để biết sau khi chèn thêm một cột, công thức có còn đúng không? điều chỉnh lại công thức cho đúng.
d) Di chuyển dữ liệu trong các ô cột thích hợp để có trang tính như hình 48b. Lưu bảng tính của em.
- Tiếp tục sử dụng bảng tính Bang diem lop em
a) Di chuển dữ liệu trong cột D (Tin hoc) tạm thời sang cột khác và xoá cột D. 
- Sử dụng hàm thích hợp để tính điểm trung bình ba môn học (toán, Vật lý, Ngữ Văn) của bạn đầu tiên trong ô F5 và sao sao chép công thức để tính điểm trung bình của các bạn còn lại.
b) Chèn thêm cột mới vào cột E (Ngữ văn) và sao chép dữ liệu từ cột lưu tạm thời (điểm Tin hoc) vào cột mới được chèn thêm. 
Kiểm tra công thức trong cột Điểm trung bình có còn đúng không? Từ đó rút ra kết luận thêm về ưu điểm của việc sử dụng hàm thay vì sử dụng công thức.
c) Chèn thêm cột mới vào cột Điểm trung bình và nhập dữ liệu để có trang tính như hình 49. 
1. Bài 1
Điều chỉnh độ rộng của cột, độ cao hàng, chèn thêm hàng và cột, sao chép và di chuyển dữ liệu.
a)
b)
2. Bài 2
Tìm hiểu các trường hợp tự điều chỉnh của công thức khi chèn, thêm cột mới
Đóng bảng tính nhưng không lưu.
4. Kết luận củng cố: (5’)
	- Nhận xét lại các kết quả của từng nhóm học sinh, gọi 1 em lên thực hiện lại.
	5. Dặn dò:	Về học lại nắm vững thao tác chỉnh sữa trang tính tiết sau thực hành
Tuần 16 Ngày soạn:
Tiết:31 Ngày dạy:
Bài thực hành 5: CHỈNH SỬA TRANG TÍNH CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Thực hiện các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột hoặc độ cao của hàng, chèn thêm hoặc xoá hàng và cột của trang tính.
	- Thực hiện các thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu
2. Kỹ năng:
- Biết sử dụng thành thạo các kiến thức trên
3. Thái độ: 
- Tập trung, nghiêm túc, có ý thức tự học.
II. PHƯƠNG PHÁP:
	- Thực hành.
III. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu.
	- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:(39’) Thực hành các thao tác trên trang tính
Kiểm tra tính đúng đắn của công thức trong cột điểm trung bình và sửa công thức cho phù hợp.
Hãy rút ra kết luận khi nào chèn thêm cột mới, công thức vẫn đúng.
a) Tạo trang tính mới với nội dung như hình 50.
b) Sử dụng hàmh hoặc công thức thích hợp trong ô D1 để tính tổng các số trong các ô A1, B1 và C1
c) Sao chép công thức trong ô D1 vào các ô: D2; E1; E2 và E3.
- Quan sát các kết quả nhận được và giải thích?
- Di chuyển công thức trong ô D1 vào ô G1 và công thức trong ô D2 vào ô G2 à Quan sát kết quả nhận được và rút ra nhận xét của em.
d) Ta nói rằng sao chép nội dung của một ô (Hay một khối ô) vào một khối có nghĩa rằng sau khi chọn các ô và nháy nút copy, ta chọn khối đích trước khi nháy nút Paste.
- Sao chép nội dung ô A1 vào khối H1:J4
- Sao chép khối A1:A2 vào các khối sau: A5:A7; B5:B8; C5:C9.
? Quan sát các kết quả nhận được và rút ra nhận xét của em.
3. Bài 3
Thực hành sao chép và di chuyển công thức và dữ liệu
Tạo trang tính
4. Bài 4 
Thực hành chèn và điều chỉnh độ rộng của cột, chiều cao của hàng.
4. Kết luận củng cố: (4’)
	- Nhận xét lại các kết quả của từng nhóm học sinh
	5. Dặn dò:	(1)
	- Về nhà các em thực hành lại trên máy tính và xem trước bài mới.
 Ký duyệt
TT : Nguyễn Văn Sơn
Tuần 16 Ngày soạn:
Tiết:32 Ngày dạy:
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh và việc sử dụng các hàm để tính toán.
2. Kỹ năng:
	- Thực hiện được các phép toán bằng cách sử dụng hàm, công thức 
3. Thái độ: 
	- Tập trung, nghiêm túc, có ý thức tự học.
II. PHƯƠNG PHÁP:
	- Thực hành.
III. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính, máy chiếu.
	- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’):	.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’).
	Em hãy nêu các bước để sao chép, di chuyển nội dung ô tính?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:(25’) Làm bài tập 
GV: Các em hãy thực hành làm bài tập trên máy.
GV: Các em hãy nhớ lại các bước nhập công thức vào ô tính.
HS: Lắng nghe, thực hành.
GV: Em có nhận xét gì về cách tính toán trong bảng tính Excel có gì khác so với cách tính toán thông thường?
HS: Có sự khác nhau đó là các ký hiệu của phép toán nhân, chia và phép toán lũy thừa. 
GV: Tổng kết lại: 
GV: Em nào có thể cho thầy biết các phép toán trong công thức được thực hiện theo trình tự như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Tổng kết lại: Các phép toán trong dấu ngoặc đơn thực hiện trước, tiếp đến là phép nâng lên lũy thừa, tiếp theo là phép nhân, phép chia, cuối cùng là phép cộng, phép trừ.
GV: Vậy theo các em để nhập công thức đúng thì chúng ta phải tiến hành qua những bước nào?
HS: Trả lời: 4 bước.
--------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TIN 7 _2014 2015.doc