Giáo án Tin học lớp 7 - Phần I: Bảng tính điện tử - Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính - Thái Quang Tiến - Trường THCS Bổ Túc

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

- HS biết:

 Hs biết tìm hiểu về các thành phần trên bảng tính.

 - HS hiểu:

 Hs hiểu được các thao tác chọn đối tượng trên Excel.

 1.2. Kỹ năng:

 - Hiểu được bảng tính là gì, chức năng của các thành phần cơ bản trên trang tính.

1.3. Thái độ:

 - Nghiêm túc, có ý thức. Chấp hành nghiêm chỉnh nội qui phòng máy.

2. TRỌNG TÂM

Bảng tính.

Các thành phần chính trên trang tính.

Chọn các đối tượng trên trang tính.

Dữ liệu trên trang tính.

3. CHUẨN BỊ:

 3.1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.

 3.2. Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, xem trước bài mới.

4. TIẾN TRÌNH

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2337Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 7 - Phần I: Bảng tính điện tử - Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính - Thái Quang Tiến - Trường THCS Bổ Túc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 2 – tiết: 5,6
Tuần dạy: 3	
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU
TRÊN TRANG TÍNH
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS biết:
 Hs biết tìm hiểu về các thành phần trên bảng tính. 
	- HS hiểu:
 Hs hiểu được các thao tác chọn đối tượng trên Excel.
 1.2. Kỹ năng:
	- Hiểu được bảng tính là gì, chức năng của các thành phần cơ bản trên trang tính.
1.3. Thái độ: 
	- Nghiêm túc, có ý thức. Chấp hành nghiêm chỉnh nội qui phòng máy.
2. TRỌNG TÂM
Bảng tính.
Các thành phần chính trên trang tính.
Chọn các đối tượng trên trang tính.
Dữ liệu trên trang tính.
3. CHUẨN BỊ:
	3.1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
	3.2. Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, xem trước bài mới.
4. TIẾN TRÌNH 
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Lớp 7a1: 
Lớp 7a2: 
Lớp 7a3: 
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Em hãy nêu các cách để khởi động chương trình bảng tính Excel? 10 đ
Tl: Nháy chuột vào biểu tượng của Excel tren màn hình.
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc của bảng tính 
Gv: Thế nào gọi là Bảng tính ?
Hs: trả lời
Gv: Vậy số lượng các trang tính có bị giới hạn không?
Hs: Trả lời
Gv: Nêu cách đổi tên trang tính, chèn thêm trang tính
Hs: Ghi bài
1. Bảng tính:
- Bảng tính được tạo thành từ các trang tính
+ Trang tính bao gồm các ô, cột, hàng.
+ Trang tính được kích hoạt là trang tính đang được hiển thị trên màn hình, có nhãn trang màu trắng, tên trang viết bằng chữ đậm.
+ Mỗi bảng tính chứa rất nhiều trang tính.
+ Đổi tên trang tính: Nháy chuột phải vào tên trang tính cần đổi, chọn Rename
+ Chèn trang tính: Nháy chuột phải vào tên trang tính cần chèn, chọn Insert\Wordsheet.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các thành phần trên trang tính.
Gv: Ngoài các thành phần của trang tính như ô tính, hàng, cột thì còn có các thành phần gì nữa?
Hs: Nêu Hộp tên, Khối, Thanh công thức
Gv: Rút ra kết luận và lấy ví dụ về khối ô.
Hs: Chỉ ra tên hàng, tên cột
Gv: Ví dụ minh hoạ cụ thể.
Hs: Lắng nghe, ghi chép
2. Các thành phần chính trên trang tính.
- Hộp tên: Là ô hiển thị địa chỉ của ô được chọn.
- Khối: là nhóm ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật.
Vd: C3:H6
- Thanh công thức: Cho biết nội dung của ô đang được chọn.
Tiết 2 - Hoạt động 3: Chọn các đối tượng trên trang tính
GV: Quan sát hình vẽ 15 SGK và cho cô biết cách chọn các đối tượng trên trang tính.
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và tổng kết lại
HS: lắng nghe, ghi chép
GV: Cho HS quan sát các hình vẽ 16 -19 trong sách giáo khoa và rút ra nhận xét.
HS: Tập trung nghiên cứu và phát biểu.
GV: Hãy quan sát hình vẽ 19 SGK, em hãy cho biết có gì khác so với các hình vẽ khác?
HS: Có 2 khối ô được chọn, đó là C6:D10 và F6:F12
GV: Vậy để chọn đồng thời nhiều khối khác nhau chúng ta làm thế nào?
HS: Trả lời
GV: Tổng kết lại
HS: Ghi chép
3. Chọn các đối tượng trên trang tính.
- Chọn 1 ô: Đưa con trỏ chuột đến ô đó nháy chuột
- Chọn 1 hàng: Nháy chuột vào tên hàng cần chọn
- Chọn 1 cột: Nháy chuột vào tên cột
- Chọn 1 khối: Kéo thả chuột từ 1 ô góc đến ô góc đối diện.
- Chọn đồng thời nhiều khối:
	+ B1: Chọn khối đầu tiên
	+ B2: Nhấn giữ phím Ctrl và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
Lưu ý: Có thể sử dụng kết hợp giữa phím Shift + tổ hợp phím, phím Ctrl để chọn các ô rời rạc.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các loại dữ liệu trên trang tính
GV: Em hãy cho cô biết trên trang tính có những loại dữ liệu gì?
HS: Có dữ liệu số, chữ
GV: Đưa ra kết luận
HS Nghe giảng, ghi chép
GV: Em hãy quan sát hình ảnh và cho cô biết dữ liệu nào là dữ liệu kiểu ký tự, dữ liệu nào là dữ liệu kiểu số?
HS: lần lượt nhận dạng các kiểu giữ liệu
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh.
HS: Lắng nghe, ghi chép.
4. Dữ liệu trên trang tính:
a. Dữ liệu số:
	- Là các số 0,1, 9, dấu cộng (+) chỉ số dương, dấu trừ (-) chỉ số âm và dấu % chỉ tỉ lệ phần trăm.
VD: 120; +38; -150.
	- Ở chế độ ngầm định, dữ liệu kiểu số được căn thẳng lề phải trong ô tính.
	- Thông thường, dấu phẩy (,) được dùng để phân cách hàng nghìn, hàng triệu, dấu chấm (.) để phân cách phần nguyên và phần thập phân.
b. Dữ liệu ký tự:
	- Là các dãy các chữ cái, chữ số và các ký hiệu.
VD: Lớp 7A, Cộng hòa.
	- Ở chế độ ngầm định, dữ liệu kiểu kí tự căn thẳng lề trái trong ô tính.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
	- Câu 1: Số trang tính trên trên một bảng tính là:
	+ a/ chỉ có một trang tính.
	+ b/ Chỉ có ba trang tính.
	+ c/ Có thể có nhiều trrang tính.
	+ d/ Có 100 trang tính.
	- Đáp án câu 1: c.
	- Câu 2: Hộp tên hiển thị:
	+ a/ Địa chỉ của ô tính đang được kích hoạt.
	+ b/ Nội dung của ô tính đang được kích hoạt.
	+ c/ Công thức của ô đang được kích hoạt.
	+ d/ Kích thước của ô được kích hoạt.
	- Đáp án câu 2: a.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài mới ghi.
+ Trả lời các câu hỏi trong sgk tr 18.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị cho bài thực hành 2: “Làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính”.
5. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính - Thái Quang Tiến - Trường THCS Bổ Túc.doc