Giáo án môn Tin học 7, kì I - Tiết 26 - Bài thực hành 5: Chỉnh sửa trang tính của em

 Bài thực hành 5: CHỈNH SỬA TRANG TÍNH CỦA EM.

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Học sinh biết vận dụng các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột hoặc độ cao của hàng, chèn thêm hoặc xóa hằng và cột của trang tính.

- Học sinh hiểu và vận dụng thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu để giải quyết các bài tập cụ thể.

1.2. Kĩ năng:

• Hs thực hiện được:

 - Việc vận dụng các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột hoặc độ cao của hàng, chèn thêm hoặc xóa hằng và cột của trang tính. Thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu để giải quyết các bài tập cụ thể.

• Hs thực hiện thành thạo:

- Việc vận dụng các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột hoặc độ cao của hàng, chèn thêm hoặc xóa hằng và cột của trang tính. Thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu để giải quyết các bài tập cụ thể.

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 7, kì I - Tiết 26 - Bài thực hành 5: Chỉnh sửa trang tính của em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 13 - Tiết 26
 Ngày dạy: 10/11/2014
 Bài thực hành 5: CHỈNH SỬA TRANG TÍNH CỦA EM.
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Học sinh biết vận dụng các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột hoặc độ cao của hàng, chèn thêm hoặc xóa hằng và cột của trang tính.
Học sinh hiểu và vận dụng thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu để giải quyết các bài tập cụ thể.
Kĩ năng: 
Hs thực hiện được:
 - Việc vận dụng các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột hoặc độ cao của hàng, chèn thêm hoặc xóa hằng và cột của trang tính. Thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu để giải quyết các bài tập cụ thể.
Hs thực hiện thành thạo:
- Việc vận dụng các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột hoặc độ cao của hàng, chèn thêm hoặc xóa hằng và cột của trang tính. Thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu để giải quyết các bài tập cụ thể.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ‏ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. 
Tính cách:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Phòng máy, chương trình bảng tính hoạt động tốt.
3.2. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới ở nhà.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng. 
 Lòng trong quá trình thực hành
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bài tập 1: Thực hành sao chép và di chuyển công thức và dữ liệu (20 phút)
Gv: Sắp xếp học sinh thực hành máy tính.
 2 đến 3 HS/ 1 máy tính.
- Yêu cầu HS khởi động máy tính.
Gv: Yêu cầu HS nhắc lại thao tác sao chép dữ liệu, sao chép công thức.
- Yêu cầu HS tạo trang tính như hình 50
- Ô D1 có công thức =SUM(A1 :C1)
=> ô D2=SUM(A2:C2)
 ô E1=SUM(B1:D1)
 E2=SUM(B2:D2)
 E3=SUM(B3:D3)=0 vì trong các ô B3,C3,D3 không có dữ liệu.
-NX: các công thức khi được sao chép sẽ thay đổi theo vị trí tương đối tới các ô được sao chép.
1. Thực hành bài tập 3: Thực hành sao chép và di chuyển công thức và dữ liệu.
- Tạo trang tính như hình 50 (SGK – 47).
- Trong ô D1, sử dụng hàm hoặc công thức để tính tổng các số trong các ô A1,B1,C1.
- Sao chép công thức từ ô D1 sang các ô D2,E1,E2,E3 
-> Nhận xét về kết quả của các ô vừa sao chép.
- Di chuyển công thức trong ô D1 vào ô G1, từ ô D2 vào ô G2 
-> rút ra nhận xét.
- Thực hiện sao chép các ô vào các khối và rút ra nhận xét.
Bài tập 2 Tìm hiểu các trường hợp tự điều chỉnh của công thức khi chèn thêm cột mới.(17 phút)
Gv: Nhắc lại cách di chuyển ô tính ?
Hs: Chọn ô hoặc các ô có dữ liệu cần di chuyển.-> chọn nút Cut -> Chọn ô hay các ô muốn đưa dữ liệu được di chuyển tới (ô đích) -> chọn nút Paste 
- Tính điểm TB cho bạn đầu tiên (sử dụng hàm Average ở dạng địa chỉ khối để tính điểm trung bình)
- Sao chép công thức tới các ô khác trong cột điểm trung bình.
- Yêu cầu HS thực hiện sao chép dữ liệu.
- Kiểm tra công thức trong cột điểm trung bình còn đúng không?
- HS: công thức vẫn đúng.
Hs: Thực hiện chèn thêm cột và nhập dữ liệu.
- Kiểm tra lại công thức đúng hay sai?
- Chỉnh sửa lại công thức và rút ra nhận xét.
- Cho HS thảo luận theo nhóm.
2. Thực hành bài tập 2: Tìm hiểu các trường hợp tự điều chỉnh của công thức khi chèn thêm cột mới.
- Mở bảng tính Bang diem lop em.
a, Di chuyển dữ liệu trong cột D (Tin học) sang cột K.
- Xóa cột D
- Sử dụng hàm thích hơp để tính điểm trung bình 3 môn Toán, Vật lí, Ngữ Văn cho bạn đầu tiên.
- Sao chép công thức đó tới các bạn còn lại.
b, Chèn thêm một cột mới vào sau cột E (ngữ Văn).
- Sao chép dữ liệu ở cột K (tin học) sang cột mới vừa được chèn thêm.
- Khi sử dụng hàm ở dạng địa chỉ khối, nếu vị trí của các dữ liệu trong bảng tính bị thay đổi thì công thức cũng sẽ tự thay đổi theo mà không cần phải thực hiện tính lại.
c, Chèn thêm cột mới vào trước cột Điểm TB.
- Nhập dữ liệu cho cột mới như trong hình 49 (SGK – 47).
Tổng kết. (3 phút)
- Giáo viên đánh giá kết quả tiết thực hành
- Tuyên giương các em làm tốt, nhiệt tình. Phê bình nhắc nhở những em chưa nghiêm túc trong tiết thực hành.
Hướng dẫn học tập. (3 phút)
Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà các em xem lại bài thực hành và thực hiện thành thạo các thao tác chỉnh sửa trang tính trong chương trình bảng tính.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Xem lại tất cả các kiến thực đã học từ trước đến nay để chuẩn bị cho tiết sau làm bài tập và kiểm tra 1 tiết thực hành.
5. PHỤ LỤC.
----------˜˜&™™----------

Tài liệu đính kèm:

  • docT26.doc