HỌC VẼ HÌNH HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI GEOGEBRA
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
* Hoạt động 1: - Học sinh biết các công cụ để xác định các quan hệ song song, vuông góc, đường phân giác của một góc.
- Học sinh hiểu được các công cụ quan hệ hình học để xác định các quan hệ song song, vuông góc, đường phân giác của một góc.
* Hoạt động 2: - Học sinh biết công cụ vẽ đường thẳng: chức năng và thao tác thực hiện vẽ đường thẳng.
- Học sinh hiểu được thao tác vẽ đường thẳng để thực hiện được vẽ tam giác.
1.2 Kĩ năng:
• Hs thực hiện được:
- Học sinh thực hiện được các thao tác xác định các quan hệ song song, vuông góc, đường phân giác của một góc; các lệnh thường dùng khi sử dụng Gegebra.
• Hs thực hiện thành thạo:
- Học sinh thực hiện thành thạo các thao tác xác định các quan hệ song song, vuông góc, đường phân giác của một góc; các lệnh thường dùng khi sử dụng Gegebra.
Tuần 37 - Tiết 65 Ngày dạy: 07/05/2015 HỌC VẼ HÌNH HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI GEOGEBRA 1. MỤC TIÊU: Kiến thức: * Hoạt động 1: - Học sinh biết các công cụ để xác định các quan hệ song song, vuông góc, đường phân giác của một góc. - Học sinh hiểu được các công cụ quan hệ hình học để xác định các quan hệ song song, vuông góc, đường phân giác của một góc. * Hoạt động 2: - Học sinh biết công cụ vẽ đường thẳng: chức năng và thao tác thực hiện vẽ đường thẳng. - Học sinh hiểu được thao tác vẽ đường thẳng để thực hiện được vẽ tam giác. Kĩ năng: Hs thực hiện được: - Học sinh thực hiện được các thao tác xác định các quan hệ song song, vuông góc, đường phân giác của một góc; các lệnh thường dùng khi sử dụng Gegebra. Hs thực hiện thành thạo: - Học sinh thực hiện thành thạo các thao tác xác định các quan hệ song song, vuông góc, đường phân giác của một góc; các lệnh thường dùng khi sử dụng Gegebra. Thái độ: Thói quen: - Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. Tính cách: - Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: - Quan hệ giữa các đối tượng hình học. - Một số lệnh thường dùng. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Phòng máy. Phần mềm Geogebra hoạt động tốt. 3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút) Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh. Kiểm tra miệng: (3 phút) Cho các đối tượng hình học. Yêu cầu học sinh xác định điểm nằm trên đoạn thẳng, trung điểm, giao điểm giữa các đối tượng. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Quan hệ giữa các đối tượng hình học. (17’) Gv: Giới thiếu các công cụ , , . Hs: Nắm chức năng, cách sử dụng của các công cụ. Gv: Giới thiệu mối quan hệ giữa các đối tượng hình học: - Đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng khác: - Đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng khác: - Đường phân giác của một góc: Hs: Nắm kiến thức, ghi bài đầy đủ. 4. Quan hệ giữa các đối tượng hình học. - Đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng khác: + Dùng công cụ: + Thao tác: Chọn công cụ Nháy chọn điểm và đường thẳng. - Đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng khác: + Dùng công cụ: + Thao tác: Chọn công cụ Nháy chọn điểm và đường thẳng. - Đường phân giác của một góc: + Dùng công cụ: + Thao tác: Chọn công cụ Nháy chọn 3 điểm, trong đó đỉnh góc là điểm thứ 2 được chọn. Hoạt động 2: Một số lệnh thường dùng: (15’) Gv: Khi nhãn của một đối tượng bị khuất, ta có thể dịch chuyển nhãn ra vị trí khác để hiển thị rõ hơn. Gv: Tiến hành thao tác cho HS quan sát. Gv: Đưa ra các tình huống khác nhau và yêu cầu học sinh đưa ra cách giải quyết tình huống. Hs: Kết hợp sách giáo khoa suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết cho từng tình huống. Gv: Cùng học sinh đi giải quyết các tình huống để học sinh hiểu một số lệnh thường được sử dụng trong phần mềm. 5. Một số lệnh thường dùng: a, Dịch chuyển nhãn của đối tượng: - Mục đích: dịch chuyển nhãn xung quanh đối tượng để hiển thị rõ hơn. - Cách thực hiện: Dùng công cụ chọn -> nháy chuột tại nhãn và kéo thả chuột xung quanh đối tượng đến vị trí mới. b, Làm ẩn một đối tượng hình học: - Mục đích: làm ẩn một đối tượng hình học trên màn hình. - Cách thực hiện: nháy chuột phải lên đối tượng -> xuất hiện bảng chọn -> chọn Show object c, Làm ẩn/ hiện nhãn của đối tượng: - Mục đích: Làm ẩn hoặc hiện lại nhãn của đối tượng. - Cách thực hiện: Nháy chuột phải lên đối tượng -> xuất hiện bảng chọn -> chọn Show label d, Xóa một đối tượng: - Cách 1 : Nháy chọn đối tượng -> ấm phím Delete - Cách 2 : Nháy chuột phải lên đối tượng -> xuất hiện bảng chọn -> chọn Delete. e, Thay đổi tên, nhãn của đối tượng: - Mục đích: đổi tên của đối tượng. - Cách thực hiện: Nháy chuột phải lên đối tượng -> xuất hiện bảng chọn -> chọn Rename -> xuất hiện hộp thoại -> nhập tên mới cho đối tượng -> chọn Apply. g, Phóng to, thu nhỏ các đối tượng trên màn hình: - Nháy chuột phải lên vị trí trống trên màn hình -> xuất hiện bảng chọn -> chọn Zoom -> chọn tỉ lệ phóng to, thu nhỏ của màn hình. h, Dịch chuyển toàn bộ các đối tượng hình học trên màn hình: - Nhấn giữ phím Ctrl và nhấn giữ chuột trái, khi con trỏ chuột có dạng thì kéo thả chuột để di chuyển. Tổng kết. (5 phút) Gv: Gọi học sinh nêu lại nội dung bài học. Lên thực hiện lại các thao tác đã được học Hs: Nêu lại nội dung trọng tâm và thực hiện các thao tác đã được học trong tiết Hướng dẫn học tập. (3 phút) Đối với bài học ở tiết này: - Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay. - Về nhà thực hiện lại các thao tác đã được học (nếu có điều kiện). Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Xem trước các bài tập để chuẩn bị cho tiết sau thực hành 5. PHỤ LỤC. ----------&----------
Tài liệu đính kèm: