I. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
- Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng.
- Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.
1.2.Kỹ năng: Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
1.3.Thái độ: Rèn tính trung thực, tỉ mỉ, thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng.
1.4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo: Biết cách xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo thể tích.
Ngày soạn: 28/08/2015 Ngày giảng: 01-03/09/2015 Tiết 2 : ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG CHỦ ĐỀ: ĐO ĐỘ DÀI. ĐO THỂ TÍCH MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng. Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp. 1.2.Kỹ năng: Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng. 1.3.Thái độ: Rèn tính trung thực, tỉ mỉ, thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng. 1.4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực sáng tạo: Biết cách xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo thể tích. - Năng lực tính toán: biết cách đổi các đơn vị đo thể tích. CHUẨN BỊ: 1.1.Chuẩn bị của giáo viên: - giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa. - 2 đến 3 loại bình chia độ khác loại. 1.2.Chuẩn bị của học sinh: - Một số vật đựng chất lỏng, 1 vài ca có để sẵn chất lỏng (nước). - Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số lớp học. Kiểm tra bài cũ (5’): Yêu cầu HS: HS1: GHĐ và ĐCNN của thước đo là gì? Tại sao trước khi đo độ dài em thường ước lượng rồi mới chọn thước? HS2: Chữa bài tập: 1-2.7; 1-2.8; 1-2.9 SBT. Bài mới: HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1(3’): Đặt vấn đề Phương pháp dạy học: Vấn đáp Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân. Đặt vấn đề: GV có thể dùng hai bình có hình dạng khác nhau và có dung tích gần bằng nhau hoặc tranh vẽ như trong SGK (ở phần mở bài) để đặt vấn đề và giới thiệu bài học. Có thể đặt thêm câu hỏi “Làm thế nào để biết trong bình nước còn chứa bao nhiêu nước?”. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi vừa nêu. HS đọc phần mở bài, lần lượt khoảng 2- 3 em đưa ra phương án của mình. HOẠT ĐỘNG 2:(15’): Đơn vị đo thể tích. Tìm hiểu về dụng cụ đo thể tích. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, thực nghiệm Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân. GV thông báo mục I học sinh tự ôn tập Nhắc lại đơn vị đo độ thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l). 1 lít = 1dm3; 1ml = 1cm3 (cc). II. Đo độ dài. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích. GV yêu cầu HS quan sát hình 3.1 và đọc câu hỏi C2, C3, C4, C5 và hướng dẫn học sinh thảo luận đưa ra câu trả lời? HS quan sát hình vẽ hình 3.1 và đưa ra câu trả lời C2: Ca đong to có GHĐ: 1 lít và ĐCNN: 0,5 lít. Ca đong nhỏ có GHĐ: 0,5 lít và ĐCNN: 0,5 lít. Can nhựa có GHĐ: 5 lít và ĐCNN: 1 lít GV: Đối với C3, GV nên gợi ý các tính huống để HS tìm ra càng nhiều dụng cụ trong thực tế thay cho ca đong càng tốt. Trên đường giao thông những người bán xăng dầu lẻ thường dùng dụng cụ nào để đong xăng, dầu cho khách hàng? Thùng gánh nước hay xô gánh nước của gia đình em chưa được bao nhiêu lít nước? Ca, cốc đựng bia để bán cho khách uống bia thường chứa được bao nhiêu lít? HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi theo sự hướng dẫn của GV: C3: Chai, lọ, ca, bình đã biết sẵn dung tích: chai côcacôla 1 lít, chai lavie nửa lít hoặc 1 lít, xô 10 lít, thùng gánh nước 20 lít, bơm tiêm, xi lanh,..... GV yêu cầu HS quan sát hình 3.2 và thông báo trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng. Sau đó yêu cầu HS nêu GHĐ và ĐCNN của từng bình này (C4) HS trả lời C4: Bình a: GHĐ: 100ml, ĐCNN: 2ml. Bình b: GHĐ: 250ml, ĐCNN: 50ml. Bình c: GHĐ: 300ml, ĐCNN: 50ml. GV yêu cầu HS hoàn thành C5. HS tiến hành trả lời theo sự điều khiển của GV, theo dõi và bổ sung câu trả lời của mình ( nếu cần): Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm: Chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích; các loại ca đong (ca, xô, thùng) đã biết trước dung tích; bình chia độ, bơm tiêm. Đơn vị đo thể tích (HS tự ôn tập). Đo thể tích chất lỏng. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích. C2: Ca đong to có GHĐ: 1 lít và ĐCNN: 0,5 lít. Ca đong nhỏ có GHĐ: 0,5 lít và ĐCNN: 0,5 lít. Can nhựa có GHĐ: 5 lít và ĐCNN: 1 lít C3: Chai, lọ, ca, bình đã biết sẵn dung tích: chai côcacôla 1 lít, chai lavie nửa lít hoặc 1 lít, xô 10 lít, thùng gánh nước 20 lít, bơm tiêm, xi lanh,..... C4: Bình a: GHĐ: 100ml, ĐCNN: 2ml. Bình b: GHĐ: 250ml, ĐCNN: 50ml. Bình c: GHĐ: 300ml, ĐCNN: 50ml. C5: Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm: Chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích; các loại ca đong (ca, xô, thùng) đã biết trước dung tích; bình chia độ, bơm tiêm. HOẠT ĐỘNG 3 (15’): Tìm hiểu về cách đo thể tích chất lỏng. Phương pháp dạy học: Thực nghiệm Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân. GV thông báo và yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi C6, C7, C8. GV hướng dẫn HS thảo luận và thống nhất từng câu trả lời. HS làm việc cá nhân lần lượt trả lời: C6: b. Đặt thẳng đứng. C7: b. Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng ở giữa bình. C8: 70cm3. 50cm3. 40cm3. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân điền vào chỗ trống của câu C9 để rút ra kết luận về cách đo thể tích chất lỏng. Hướng dẫn HS thảo luận và thống nhất phần kết luận. HS trả lời các câu hỏi, điền từ vào chỗ trống trong câu hỏi C9 (1)thể tích - (2) giới hạn đo – (3) độ chia nhỏ nhất – (4)thẳng đứng – (5)ngang – (6)gần nhất. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng. C6: b. Đặt thẳng đứng. C7: b. Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng ở giữa bình. C8: 70cm3. 50cm3. 40cm3. Rút ra kết luận C6: (1 )thể tích (2) giới hạn đo (3) độ chia nhỏ nhất (4)thẳng đứng (5)ngang (6)gần nhất Kết luận: Cách đo độ dài: + Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp. + Đặt thước và mắt đúng cách. + Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định. HOẠT ĐỘNG 4: (5’) Thực hành đo thể tích chất lỏng chứa trong bình Phương pháp dạy học: Thực nghiệm Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm. GV + Dùng bình 1 và bình 2 để minh họa lại 2 câu hỏi đặt ra ở đầu bài (xác định dung tích bình chứa và thể tích nước còn có trong bình), đồng thời nêu mục đích của thực hành, và kết hợp giới thiệu dụng cụ thực hành. + giới thiệu bảng kết quả đo 3.1 để hướng dẫn HS thực hành theo nhóm và cách ghi kết quả thực hành. + Chia nhóm, quan sát các học sinh thực hành, điều chỉnh hoạt động của nhóm nếu cần. Tùy theo HS có thể làm nhiều cách khác nhau: VD: Đổ nước vào bình trước, rồi đổ nước ra ca đong hoặc bình chia độ hoặc ngược lại. HS + Nhận dụng cụ thực hành và tiến hành đo thể tích chất lỏng theo nhóm. + Tham gia trình bày cách làm của nhóm theo sự đề nghị của GV. IV.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 4.1.Tổng kết - Đọc phần ghi nhớ: Để đo thể tích chất lỏng có thể dùng bình chia độ, ca đong,.... 4.2.Hướng dẫn về nhà. - Làm bài tập trong SBT. - Đọc qua bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước. Ngày 31 tháng 08 năm 2015 BGH kí duyệt
Tài liệu đính kèm: