Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Câu cảm thán

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Đặc điểm hình thức của câu cảm thán.

 - Chức năng của câu cảm thán.

 2. Kỹ năng :

 - Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.

 - Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

 3. Thái độ : Có ý thức về việc sử dụng câu cảm thán trong giao tiếp một cách có hiệu quả.

B/ CHUẨN BỊ :

- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ.

- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.

C/ PHƯƠNG PHÁP : Phân tích tình huống mẫu + Động não + Thực hành có hướng dẫn + Học theo nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2355Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Câu cảm thán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TT PHÚ HÒA
Giáo án Ngữ văn 8
Tuần 22
Tiết 87
Trần Thị Kim Loan
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
CÂU CẢM THÁN
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
	- Chức năng của câu cảm thán.
	2. Kỹ năng : 
	- Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
	- Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
	3. Thái độ : Có ý thức về việc sử dụng câu cảm thán trong giao tiếp một cách có hiệu quả.	 
B/ CHUẨN BỊ :
- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ.
- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Phân tích tình huống mẫu + Động não + Thực hành có hướng dẫn + Học theo nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.
	HS : 
	+ Đặc điểm hình thức :
Có từ cầu khiến : hãy, đừng thôi, nào
Hay có ngữ điệu cầu khiến.
Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
	+ Chức năng : dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
	- Các từ cầu khiến : hãy, đừng, chớ, nên, cần phải, không được thường đặt trước bộ phận nào trong câu ?
	HS : Thường đặt trước bộ phận vị ngữ.
	- Đặt 1 câu cầu khiến.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Câu phân loại theo mục đích nói, ngoài hai kiểu câu đã học (câu nghi vấn, câu cầu khiến) còn có câu cảm thán. Vậy câu cảm thán có đặc điểm hình thức như thế nào ? Chức năng chính của nó là gì ? Trong bài học hôm nay, các em sẽ được biết về hai kiến thức này.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
 Ù Hoạt động 2 : Hình thành đơn vị kiến thức của bài học. (Phân tích tình huống mẫu)
- GV treo bảng phụ VD a, b/I Sgk/43.
- Tìm các câu cảm 
thán trong 2 đoạn trích vừa đọc.
- Căn cứ vào đặc điểm hình thức nào ta nhận biết đó là câu cảm thán ?
- Chức năng của câu cảm thán là gì ?
- GV nhận xét.
- Câu cảm thán là gì ?
- GV gợi nhớ cho HS : 
	+ Câu cảm thán được cấu tạo nhờ những từ cảm thán (thán từ).
	+ Các em cần nhớ lại những từ cảm thán đã học như : ôi, than ơi, hỡi ơi, trời ơi có thể tự tạo thành một câu đặc biệt, mà cũng có thể là một bộ phận biệt lập trong câu và thường ở đầu câu ; 
và : thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào đứng sau những từ mà nó bổ nghĩa (làm phụ ngữ sau tính từ).
- 1HS đọc 2 đoạn trích 
a, b/I Sgk/43.
- 1HS phát hiện.
- 1HS :
	+ Từ ngữ cảm thán : hỡi ơi (a), than ôi (b).
	+ Dấu câu : chấm than.
- 1HS : Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết).
- 1HS khác đọc nội dung ghi nhớ Sgk/44.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng :
VD :
	a. Hỡi ơi lão Hạc !
	b. Than ôi !
	® Dùng từ cảm thán hỡi ơi, than ôi, kết thúc câu bằng dấu chấm than, chức năng bộc lộ tình cảm cảm xúc.
	 Þ Hai câu trên là câu cảm thán.
* Ghi nhớ : Sgk/44.
	+ Không phải tất cả các câu kết thúc bằng dấu chấm than đều là câu cảm thán (câu cầu khiến cũng được kết thúc bằng dấu chấm than).
- Vậy để phân biệt giữa hai kiểu câu này, ta làm 
thế nào ? (Động não)
- Khi viết đơn, biên bản (văn bản hành chính công vụ), hay trình bày kết quả giải một bài toán (văn bản khoa học), ta có thể dùng câu cảm thán không ? Vì sao ?
- 1HS :
	+ Dựa vào từ ngữ (cảm thán, cầu khiến).
	+ Dựa vào chức năng.
- 1-2 HS :
	+ Không sử dụng.
	+ Vì ngôn ngữ trong văn bản hành chính và trong văn bản khoa học là ngôn ngữ của tư duy logíc nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc.
	+ Câu cảm thán xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
Ù Hoạt động 3 : Luyện tập. (Thực hành có hướng dẫn)
- GV sửa.
- 1HS đọc, xác định yêu cầu BT1.
- 1HS thực hiện BT1.
- HS khác nhận xét.
II. Luyện tập :
	1. Nhận biết câu 
cảm thán.
	a. 
	- Than ôi !
	- Lo thay !
	- Nguy thay !
	b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !
	c. Chao ôi,của mình thôi.
	Không phải tất cả các câu trong đoạn trích đều là câu cảm thán, chỉ có 5 câu nêu trên là câu cảm thán vì chúng có từ ngữ cảm thán (than ôi, thay, hỡi ơi, chao ôi).	
- GV gọi 4HS, mỗi HS thực hiện một yêu cầu của BT.
- GV chốt.
- 1HS đọc, xác định yêu cầu BT2.
- HS lần lượt trình bày :
a. Xót xa, thương cảm.
b. Đau đớn, oán trách.
c. Buồn bã.
	d. Ân hận.
	2. Phân tích tình cảm, cảm xúc trong những 
câu sau
	a. Lời than của người 
nông dân dưới chế độ phong kiến.
	b. Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi 
truân chuyên do chiến tranh gây ra.
	c. Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống (trước cách mạng tháng Tám).
	d. Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt.
	Tuy những câu trên đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng đều không phải là câu cảm thán vì chúng không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này.
- GV nêu yêu cầu. Cho HS thảo luận nhóm 2HS 1’ viết đoạn văn. (Học theo nhóm)
- Gọi vài HS đọc đoạn văn bài làm của nhóm.
- GV sửa.
- HS thực hiện yêu cầu BT.
- HS đọc đoạn văn.
- HS khác nhận xét.
	3. Thêm yêu cầu : Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu cảm thán.
Ù Hoạt động 4 : Củng cố bài học.
- 1HS đọc, xác định yêu cầu BT4.
- 3HS đứng tại chỗ trình bày miệng.
- HS khác nhận xét, 
bổ sung.
	4. Nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
(HS trình bày miệng).
- GV chốt.
 Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Học thuộc ghi nhớ Sgk/44.
	+ Ôn lại hai bài câu nghi vấn, câu cầu khiến (đặc điểm hình thức và chức năng của 2 kiểu câu đó).
	+ Tìm và chỉ rõ tác dụng của câu cảm thán trong một vài văn bản đã học.
	- Chuẩn bị bài mới : “Câu trần thuật” Sgk/4547.
	+ Ôn tập về ba kiểu câu :
Câu nghi vấn (2 bài)
Câu cầu khiến
Câu cảm thán
	+ Đọc và thực hiện các nhiệm vụ mục I Sgk/45, 46.
	+ Chuẩn bị trước các BT 1, 2, và 5 (Chuẩn bị kỹ BT5) Sgk/46, 47.

Tài liệu đính kèm:

  • doct87.doc