Giáo án Tập đọc 3 - Cái cầu

Tập đọc

Cái cầu

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đọc được các từ khó : xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ, Hàm Rồng

- Hiểu các từ khó : chum, ngòi, sông Mã

- Hiểu nội dung bài thơ : Bạn nhỏ rất yêu cha , tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm đẹp nhất, đáng yêu nhất

2. Kĩ năng

- Đọc đúng, đọc trơn toàn bài

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và các khổ thơ

- Thuộc lòng bài thơ

3. Thái độ

- Tích cực chủ động, hăng hái phát biểu xây dựng bài

- Biết quý trọng những người lao động

 

docx 5 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 900Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 3 - Cái cầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC 
Môn : Tiếng Việt Lớp: 3A1
Phân môn: Tập đọc 
Bài : Cái cầu
Người hướng dẫn :Nguyễn Thanh Hương
Người soạn :Lưu Xuân Hồng
Ngày soạn : 28/ 01/2018
Ngày giảng :31/ 01/2018
Thứ tư, ngày 31 tháng 1 năm 2018
Tập đọc 
Cái cầu
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Đọc được các từ khó : xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ, Hàm Rồng
- Hiểu các từ khó : chum, ngòi, sông Mã
- Hiểu nội dung bài thơ : Bạn nhỏ rất yêu cha , tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm đẹp nhất, đáng yêu nhất 
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, đọc trơn toàn bài
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và các khổ thơ
- Thuộc lòng bài thơ
3. Thái độ 
- Tích cực chủ động, hăng hái phát biểu xây dựng bài
- Biết quý trọng những người lao động
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, tranh minh họa , kế hoạch dạy học
2. Chuẩn bị của HS: SGK, đồ dùng học tập
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức lớp ( 1 phút)
Mục tiêu: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng học tập, khởi động lớp
2. Tiến trình tiết dạy
Thời gian 
Nội dung các
 hoạt động
Phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
4 phút
I. Kiểm tra bài cũ
Mục tiêu: Giúp HS tái hiện kiến thức 
GV gọi 1 HS đọc đoạn 2 bài tập đọc nhà bác học và bà cụ 
- GV hỏi : Câu chuyện giữa 
Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào? ( Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ cũng là một trong số những người đó )
- Gv gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
- Gv gọi Hs đọc bài
- HS trả lời
- GV nhận xét
1 phút
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Giúp HS biết kiến thức sẽ được học 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và hỏi : Em thấy gì trong bức tranh ?
GV: Đây chính là bức tranh về những chiếc cầu 
Bài thơ cái cầu đã thể hiện tình cảm của một bạn nhỏ với cha của mình khi được cha gửi cho chiếc ảnh về cái cầu . Vậy đó là cây cầu nào và vì sao bạn nhỏ lại yêu quý cây cầu đến thế chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. Bài tập đọc Cái cầu 
- GV ghi bảng 
- HS trả lời
- Hs lắng nghe
10 phút 
2. Luyện đọc
Mục tiêu: Giúp HS luyện đọc các từ khó và đọc trơn toàn bài
- Gv đọc mẫu 
- Gv nói: Giọng bài thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ giống như một lời kể, nhấn giọng ở những từ thể hiện tình cảm : vừa bắc xong, yêu sao yêu ghê, yêu hơn cả, cái cầu của cha...
- GV gọi 1 HS giỏi đọc 
- GV gọi HS đọc nối tiếp, mỗi HS đọc 2 dòng thơ
- GV nhận xét 
- GV hỏi HS các từ khó : bắc cầu, đãi đỗ, Hàm Rồng
- GV cho HS đọc từ khó 
- GV yêu cầu HS đoc đồng thanh từ khó 
- GV gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ 
- GV nhận xét 
- GV hỏi HS nghĩa của các từ chum, ngòi, sông Mã 
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm đôi 
- GV cho HS thi đọc giữa các nhóm 
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
- Gv gọi vài HS đọc toàn bài
- GV nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc bài
- HS đọc bài
- HS lắng nghe
- HS đọc bài
- HS đọc bài
- HS đọc bài 
- HS đọc bài
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS đọc bài
- HS đọc bài
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc bài
- HS lắng nghe
10 phút
3. Tìm hiểu bài 
Mục tiêu : Giúp HS hiểu nội dung bài thơ, bạn nhỏ rất yêu quý cha của mình và trận trọng hình ảnh cái cầu
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại khổ 1 và trả lời câu hỏi 
+ Người cha trong bài thơ làm nghề gì ? ( Cha làm nghề xây dựng cầu - có thể là kĩ sư hoặc là một công nhân )
+ Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào ? Bắc qua dòng sông nào ? ( Cầu Hàm Rồng bắc qua Sông Mã - đây là chiếc cầu nổi tiếng bắc qua hai bờ sông Mã, nằm giữa hai quả núi. Một bên giống đầu rồng gọi là núi Rồng. Bên kia giống viên ngọc gọi là núi Ngọc. Trong thời kì chống Mĩ cứu nước, cầu Hàm Rồng có vị trí vô cùng quan trọng. Máy bay Mĩ thường xuyên bắn phá nhằm phá cầu cắt đứt đường vận chuyển lương thực, chuyển quân của ta vào miền Nam. Bố bạn nhỏ đã xây dựng chiếc cầu nổi tiếng này)
- GV gọi HS trả lời 
- Gv nhận xét
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, 3,4 và trả lời câu hỏi :
+ Từ chiếc cầu cha làm bạn nhỏ nghĩ đến những gì ? 
( Sợi tơ nhỏ giúp nhện qua chum nước , ngọn gió giúp sáo sang sông, cầu lá tre giúp kiến qua ngòi, cả chiếc cầu lá treo sang nhà bà ngoại và cái cầu ao mà mẹ thường đãi đỗ)
+ Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? Vì sao ? (Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu trong ảnh -Cầu Hàm Rồng vì đó là chiếc cầu do cha bạn nhỏ và các đồng nghiệp làm nên)
+ Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?( Em thích hình ảnh chiếc cầu tơ nhện vì đó là hình ảnh độc đáo, Những sợi tơ nhỏ bắc qua chum nước giống như là chiếc cầu bắc qua dòng sông)
+ Bài thơ cho thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha của mình như thế nào ? ( Bạn nhỏ rất yêu quý cha, tự hào về cha và tự hào về chiếc cầu do cha làm ra, Các em cần phải yêu quý công việc và quý trọng sản phẩm do cha mẹ mình làm ra)
- HS đọc bài 
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS đọc bài
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
7 phút
4. Luyện đọc lại 
Mục tiêu: Giúp Hs đọc trơn và đọc thuộc lòng bài thơ
- GV đọc lại bài thơ 
- GV gọi 2 HS đọc bài 
- GV gọi 2 nhóm đọc thuộc 4 khổ thơ
- GV gọi Hs nhận xét
- Gv nhận xét
- GV gọi 3 HS thi đọc thuộc lòng cả bài 
- GV cho HS bình chọn HS đọc tốt nhất 
- Gv nhận xét
- HS lắng nghe 
- HS đọc bài 
- HS đọc bài 
- HS đọc bài 
- HS đọc bài 
- HS đọc bài 
- Hs nhận xét
- HS lắng nghe
2 phút 
III. Củng cố, dặn dò
- GV hỏi HS hôm nay học bài gì ?
- GV yêu cầu HS nêu lại nội dung bài thơ
- Gv dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo “Nhà ảo thuật”
- HS trả lời
- HS trả lời
-HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan 22 Cai cau_12264646.docx