Tập đọc
ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT
- Theo Thần thoại Hi Lạp -
I. MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn:
Mi-đát, Đi-ô-ni-dốt, Pác-tôn, lấy lại, tham lam.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm và giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài và nhân vật.
2. Đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: phép màu, quả nhiên, khủng khiếp.
- Hiểu nội dung bài: Những ước muốn tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người.
3. Thái độ
- Không tham lam, mơ tưởng những điều viển vông.
Biết ước mơ những điều giản dị, chính đáng.
- Ham thích môn học.
Người soạn: Nguyễn Thị Lệ Quyên Người dạy: Nguyễn Thị Lệ Quyên Ngày soạn: 29/10/2017 Ngày dạy: 2/11/2017 Đối tượng: Học sinh lớp 4 Thời gian: 40 phút. Tập đọc ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT - Theo Thần thoại Hi Lạp - I. MỤC TIÊU 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: Mi-đát, Đi-ô-ni-dốt, Pác-tôn, lấy lại, tham lam. - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm và giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài và nhân vật. 2. Đọc - hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ: phép màu, quả nhiên, khủng khiếp. - Hiểu nội dung bài: Những ước muốn tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người. 3. Thái độ - Không tham lam, mơ tưởng những điều viển vông. Biết ước mơ những điều giản dị, chính đáng. - Ham thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. Giáo viên - Sách giáo khoa Tiếng Việt Lớp 4 (Tập 1) - Bảng phụ viết sẵn câu văn cần luyện đọc: Xin Thần cho mọi vật tôi chạm vào đều hóa thành vàng! Xin Thần tha tội cho tôi! Xin người lấy lại điều ước để cho tôi được sống! Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng / hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam. 2. Học sinh - Sách giáo khoa Tiếng Việt Lớp 4 (Tập 1) - Vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 HS đọc đoạn 1 bài Thưa chuyện với mẹ và trả lời câu hỏi: Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì? - Gọi 1 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Cương đã thuyết phục mẹ như thế nào? - Gọi 1 HS đọc từ “Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ... đến đốt cây bông” và nêu nội dung chính của bài. - Nhận xét và chốt lại kiến thức. 2. Dạy – học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - Yêu cầu HS quan sát bức tranh trong SGK trang 90 và mô tả những gì bức tranh thể hiện. - GV: Bức tranh vẽ khung cảnh một cung điện nguy nga tráng lệ, trước mắt ông vua là một bàn đầy đủ thức ăn lóe lên ánh vàng. Nhưng tại sao ông vua lại khiếp sợ khi nhìn thấy thức ăn như vậy? Để trả lời câu hỏi này, cô và các con cùng đến với bài tập đọc Điều ước của vua Mi-đát. - GV ghi tên bài lên bảng. 2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a)Luyện đọc: - Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài. - GV nêu giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng kể, khoan thai: 6 Lời vua Mi-đát chuyển từ phấn khởi, thỏa mãn sang hốt hoảng, khẩn cầu, hối hận. 6 Lời phán của thần Đi-ô-ni-dốt đọc với giọng điềm tĩnh, oai vệ. -> Lời của các nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện. - GV hướng dẫn HS chia đoạn. * Hướng dẫn HS luyện đọc: - Lần 1: Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài kết hợp sửa lỗi phát âm: + Tên riêng nước ngoài: Mi-đát, Đi-ô-ni-dốt, Pác-tôn. + Từ khó, dễ nhầm lẫn: lấy lại, tham lam. -> Vừa rồi cô đã giúp các con đọc đúng từ mà các con đọc còn dễ sai. Bây giờ cô mời 3 bạn đứng dậy đọc nối tiếp bài văn cho cô nào! - Lần 2: Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài kết hợp giải nghĩa từ: + Phép mầu: phép lạ, đem lại những kết quả khác thường. + Quả nhiên: đúng như đã đoán trước, nói trước. - Lần 3: Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài kết hợp đọc câu dài, câu khó: + Các câu cầu khiến bộc lộ cảm xúc: Xin Thần cho mọi vật tôi chạm vào đều hóa thành vàng! Xin Thần tha tội cho tôi! Xin người lấy lại điều ước để cho tôi được sống! + Câu dài: Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng/ hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam. - GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm 3 (Thời gian: 2 phút)-> Vừa rồi cô đã giúp các con đọc một số câu văn khó và dài, bây giờ các con luyện đọc trong nhóm 3 cho cô. Thời gian là 2 phút. - GV tổ chức cho HS thi đọc. Bình chọn nhóm đọc hay. - GV nhắc lại giọng đọc. - GV đọc mẫu. -> Vừa rồi cô đã giúp các con luyện đọc bài tập đọc, bây giờ các con chuyển sang phần tìm hiểu bài cho cô. b) Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 - GV đặt câu hỏi: + Thần Đi-ô-ni-dốt cho vua Mi-đát cái gì? + Vua Mi-đát xin thần điều gì? + Theo em, vì sao vua Mi-đát lại ước như vậy? + Lúc đầu điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào? + Nội dung đoạn 1 là gì? - GV ghi ý chính đoạn 1 lên bảng. - Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Tại sao vua Mi-đát lại xin thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước? + Vậy khủng khiếp có nghĩa là gì? + Đặt câu với từ khủng khiếp. + Nêu ý chính đoạn 2. - GV ghi ý chính đoạn 2 lên bảng. - Yêu cầu HS đọc đoạn 3, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Vua Mi-đát có được điều gì khi nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác-tôn? + Khi đó vua Mi-đát hiểu ra điều gì? + Nội dung đoạn cuối bài là gì? - GV ghi ý chính đoạn 3 lên bảng. - Gv: Như vậy cô đã hướng dẫn các con tìm hiểu nội dung của từng đoạn rồi, bây giờ bạn nào có thể cho cô biết: Nội dung chính của tập đọc này là gì? - GV ghi nội dung chính lên bảng. c) Luyện đọc diễn cảm - GV yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc. GV ghi bảng ngắn gọn. - GV yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn câu chuyện. - GV nêu đoạn văn đọc diễn cảm: Từ Mi-đát bụng đói cồn cào... đến hết. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2 để tìm những từ ngữ cần nhấn giọng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn. - Xin thần tha tội cho tôi! Xin người lấy lại điều ước để cho tôi được sống. Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán: - Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà ngươi sẽ rửa sạch được lòng tham. Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam. - Yêu cầu 1 HS đọc mẫu. - Yêu cầu HS đọc sinh đọc trong nhóm 2. - GV yêu cầu 1 HS thể hiện giọng đọc. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò. - Yêu cầu 1 HS nhắc lại nội dung chính của bài. - GV đặt câu hỏi: Qua câu chuyện này giúp các con hiểu ra điều gì hay rút ra được bài học gì cho riêng mình? - GV: Các con ạ hạnh phúc không bao giờ được xây dựng từ những điều ước tham lam. Mỗi người chúng ta phải có những ước mơ chính đáng và nỗ lực bằng chính khả năng của mình để thực hiện được những ước mơ đó. Có như vậy thì chúng ta mới thực sự có được hạnh phúc. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và soạn bài ôn tập tuần 10. + Cương xin mẹ học nghề thợ rèn để kiếm sống và đỡ đần cho mẹ. + Cương nắm lấy tay mẹ, nói với mẹ những lời tha thiết: Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trân trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. - 1 HS đọc và trả lời: Cương ước mơ trở thành thợ rèn vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quý và cậu đã thuyết phục được mẹ. - 2-3 HS trả lời: Bức tranh vẽ cảnh trong một cung điện nguy nga, tráng lệ. Trước mắt ông vua là đầy đủ những thức ăn đủ loại. Tất cả đều lóe lên ánh sáng rực rỡ của vàng. Nhưng nét mặt của nhà vua có vẻ hoảng sợ. -HS lắng nghe. - HS ghi tên bài vào vở. - 1 HS đọc thành tiếng. - HS lắng nghe. - Bài văn chia làm 3 đoạn: + Đoạn 1: Có lần thần Đi-ô-ni-dốt... đến sung sướng hơn thế nữa! + Đoạn 2: Bọn đầy tớ... đến cho tôi được sống! + Đoạn 3: Còn lại. - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài theo trình tự. - 3 HS đọc bài - 3 HS đọc bài. + 2HS đọc Giọng phấn khởi. Giọng cầu khẩn, hối hận. + 2-3 HS đọc. - 2 nhóm thi đọc - HS lắng nghe - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi: + Thần Đi-ô-ni-dốt cho vua Mi-đát một điều ước. + Vua Mi-đát xin thần làm cho mọi vật ông chạm vào đều biến thành vàng. + Vì ông ta là người tham lam. + Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng. Nhà vua tưởng như mình là người sung sướng nhất trên đời. * Điều ước của vua Mi-đát được thực hiện. - 2-3 HS nhắc lại ý chính đoạn 1. - Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi. + Vì nhà vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước: vua không thể ăn, uống bất cứ thứ gì. Vì tất cả mọi thứ ông chạm vào đều biến thành vàng. Mà con người không thể ăn vàng được. + Khủng khiếp là rất hoảng sợ, sợ đến mức tột độ. * Vua Mi-đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước. - 2-3 HS nhắc lại ý chính đoạn 2. - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Ông đã mất đi phép màu và rửa sạch được lòng tham. + Vua Mi-đát hiểu ra rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam. * Vua Mi-đát rút ra bài học quý. - 2-3 HS nhắc lại ý chính đoạn 3. * Những điều ước tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người. - HS ghi nội dung chính vào vở. * Toàn bài đọc với giọng khoan thai; lời của các nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện. 6 Lời vua Mi-đát chuyển từ phấn khởi, thỏa mãn sang hốt hoảng, khẩn cầu, hối hận. 6 Lời phán của thần Đi-ô-ni-dốt đọc với giọng điềm tĩnh, oai vệ. - 3 HS đọc. * Nhấn giọng ở những từ: cồn cào,cầu khẩn, tha tội, phán, rửa sạch, thoát khỏi. - 1 HS đọc. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc, sửa lỗi cho nhau. - 1 HS đọc thành tiếng. - Những điều ước tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người. - Người nào có lòng tham như vô đáy như vua Mi-đát thì không thể có hạnh phúc/ Đừng tham lam ao ước chuyện dại dột/ Ước muốn kì quái không bao giờ mang lại hạnh phúc.
Tài liệu đính kèm: