Giáo án Tập đọc 5 - Lập làng giữ biển

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT

LỚP 5

TIẾT : LẬP LÀNG GIỮ BIỂN

NGƯỜI SOẠN: PHẠM HÀ TRANG

I. Mục tiêu

- Đọc được các từ khó: hổn hển, lưu cữu, phập phồng

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ

- Đọc diễn cảm được toàn bài theo giọng nhân vật

- Hiểu được nội dung câu chuyện: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời khỏi mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng một cuộc sống mới.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: bài giảng điện tử, sách giáo khoa

- Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi

III. Hoạt động dạy học

 

docx 6 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 2659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 5 - Lập làng giữ biển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT
LỚP 5
TIẾT : LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
NGƯỜI SOẠN: PHẠM HÀ TRANG
Mục tiêu
Đọc được các từ khó: hổn hển, lưu cữu, phập phồng
Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ
Đọc diễn cảm được toàn bài theo giọng nhân vật 
Hiểu được nội dung câu chuyện: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời khỏi mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng một cuộc sống mới.
Chuẩn bị:
Giáo viên: bài giảng điện tử, sách giáo khoa
Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi
Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
GV hỏi: Hôm trước lớp chúng ta học bài gì?
Học sinh đọc đoạn 3 của bài”Tiếng rao đêm” và nêu nội dung bài học.
- HS nhận xét
- Gv nhận xét.
*GV: Bài tập đọc ca ngợi hành động cao đẹp của một thương binh, bất chấp mọi nguy hiểm, dám xông vào đám cháy để cứu một em bé thoát nạn.
- Hs trả lời: hôm trước lớp chúng ta học bài:” Tiếng rao đêm”
- 1 hs đọc đoạn 3 bài.
1 hs nêu nội dung bài
- hs thực hiện
- hs lắng nghe
Bài mới
2.1: Giới thiệu bài
GV chiếu tranh và hỏi
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Em hãy cho cô biết tên chủ điểm tuần nào?
+ Tên chủ điểm, tranh minh họa chủ điệm gợi cho em nghĩ đến những ai?
*GV: Hôm nay, chúng ta sẽ chuyển sang chủ điểm mới đó là Vì cuộc sống thanh bình. Chủ điểm này viết về những con người đang ngày đêm vất vả để giữ gìn cuộc sống thanh bình cho chúng ta. Bài tập đọc hôm nay nói về những người lao động bình thường, rất gần gũi với chúng ta. Để biết thêm về họ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài tập đọc Lập làng giư biển.
2.2: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc
- 1hs đọc mẫu
Cô mời một bạn đọc cả bài 
- Yêu cầu học sinh chia đoạn.
Bài tập đọc này được chia làm mấy đoạn?
- Tổ chức cho hs đọc từng đoạn.
+ Lần 1: 
GV lắng nghe hs đọc sửa lỗi phát âm cho học sinh
Tìm từ khó phát âm
Qua phần đọc bài, các con thấy từ nào khó phát âm, hãy nêu cho cô từ khó đó?
-Gv cho 2-3 hs đọc lại từ khó
+ Lần 2:
- Sửa lỗi phát âm cho học sinh
- Tổ chức cho hs đọc nhóm đôi.
- Gọi 2 nhóm đọc trước lớp
+ Nhận xét, sửa lỗi.
+Gv nx: (cô đồng ý với ý kiến các bạn nx)
- Gv đọc mẫu cho học sinh 1 lần 
 Chú ý giọng đọc cho học sinh 
Giọng kể chuyện: lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi.
Lưu ý giọng của từng nhân vật: 
*Gv: Vừa rồi cô và trò chúng ta đã được luyện đọc toàn bài. Để hiểu rõ hơn về nội dung bài tập đọc ngày hôm nay chúng ta cùng sang phần tìm hiểu bài.
b. Tìm hiểu bài:
Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và cho cô biết:
- Câu chuyện có mấy nhân vật
Câu 1: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau về việc gì?
- GV nhận xét
- GV hỏi: Một bạn cho cô biết ý của đoạn 1 là gì?
*GV: Đoạn chuyện vừa rồi nói về kế hoạch của bố Nhụ khi muốn đưa mọi người ra đảo, vậy ra đảo có lợi ích gì chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2.
- 1 hs đọc bài, cả lớp đọc thầm đoạn 2
+ 1 bạn đọc cho cô đoạn 2, cả lớp đọc thầm.
- GV đọc lại câu:”Ở đây đất rộng..ngư trường gần”. Vậy em hiểu thế nào là “ngư trường”?
- Người dân ở làng Nhụ gọi là “dân chài”, em hiểu “dân chài”là thế nào?
- Bố Nhụ muốn đưa mọi người ra đảo vì người dân chài lúc nào cũng mong có đất để phơi được 1 vàng lưới. “vàng lưới” ở đây nghĩa là gì?
*GV: 
Gia đình Nhụ đang sống ở một làng ven biển, nhưng bố Nhụ lại muốn lập làng mới ở ngoài đảo. Vậy việc lập làng ở ngoài đảo có lợi ích gì?
+ gọi hs trả lời
+ gọi hs nhận xét, nhắc lại
*GV nx, kết luận: Việc lập làng mới ngoài đảo rất có lợi, theo lời bố Nhụ: ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bây lâu của những người dân chài là có đất rộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuvền.
- Vậy một bạn hãy cho cô biết ý của đoạn 2 là gì?
*GV: Việc lập làng mới ngoài đảo có rất nhiều lợi ích, vậy ông Nhụ có đồng ý với kế hoạch của bố Nhụ không, chúng ta cùng tìm hiểu sang đoạn 3.
- Gọi 1 hs đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm
Cả lớp cùng theo dõi lắng nghe bạn đọc và cho cô biết.
- Ông Nhụ có đồng ý với ý kiến của bố Nhụ không?
*Gv: Đúng rồi đó các con, sau khi suy nghĩ kĩ ông Nhụ đã đồng ý với ý kiến của bố Nhụ. Ông đồng ý với bố Nhụ sẽ rời làng ra biển.
-Vậy các hãy tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tính với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ.
+ gọi hs trả lời
+hs nhận xét
Nhận xét câu trả lời của bạn. Con hãy nhắc lại câu trả lời của bạn.
+GV: Ông suy nghĩ rất kĩ khi ngồi trên chiếc võng làm bằng lưới đáy buộc lưu cữu ở hàng hiên. Vậy “ lưới đáy”, “lưu cữu” là gì?
*GV: cô rất đồng ý với các con. Lưới đáy là vận dụng đánh cá ăn chìm dưới đáy biển còn lưu cữu là chỉ những thứ đã có từ lâu đời. Đã cho thấy ông Nhụ ở đó đã rất lâu nên để đưa ra quyết định rời khỏi nơi đã gắn bó với mình bao lâu nay ông đã suy nghĩ rất nhiều.
- Vậy đoạn 3 đã nói lên điều gì?
*GV: Cuối cùng ông cũng đồng ý với ý kiến của bố Nhụ. Để biết làng mới trên đảo hiện lên trong trí tưởng tượng của Nhụ như thế nào chung ta cùng tìm hiểu đoạn cuối.
- Hs đọc thầm đoạn bốn 
- Hình ảnh làng chài mới hiện lên trong trí tưởng tượng của Nhụ như thế nào?
- Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
+gọi hs trả lời
+ hs nhận xét
*GV: Về kế hoạch của bố, Nhụ nghĩ là Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới.
-GV hỏi: Câu chuyện nói lên điều gì?
*GV: Bài Lập làng giữ biển ca ngợi những người dân chài dũng cảm, dám rời bỏ mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi. Việc làm của họ không chỉ phục vụ cho riêng họ là xây dựng một cuộc sống mới tốt đẹp hơn mà còn là giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
- Yêu cầu 2-3 học sinh nhắc lại
- Hs viết vào vở
*Gv: Cô và các con vừa được tìm hiểu nội dung bài học, bây giờ chúng ta cùng chuyển sang phần cuối cùng luyện đọc diễn cảm.
C, Luyện đọc diễn cảm
- Trong bài con thích luyện đọc đoạn nào nhất?
*Gv: À, mỗi bạn trong lớp chúng ta sẽ thích một đoạn khác nhau vậy bây giờ các con hãy chú ý lên bảng và cùng luyện đọc diễn cảm đoạn sau:
“Để có một ngôi làng mãi phía chân trời”
Hướng dẫn với học sinh đọc diễn cảm đoạn 4, in đậm những từ cần nhấn giọng.
- Gv đọc mẫu( Các con chú ý cách cô đọc)
- HS nhận xét cách đọc
- Chiếu đoạn có nhấn ngắt giọng
- Y.c hs đọc lại
- Chia học sinh luyện đọc trong nhóm
- Thi đoc 
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài.
4. Dặn dò
- Nhắc học sinh luyện đọc lại bài cũ, có thể chọn đọc diễn cảm 1 đoạn khác. Chuẩn bị bài cho tiết sau.
- hs trả lời: bức tranh vẽ chú bộ đội đang canh giữ biên cương và chú công an đang làm nhiệm vụ để mang lại cuộc sống yên bình.
+ Chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình.
+ Trả lời: Bức tranh gợi cho em nhớ tới những con người luôn giữ gìn cuộc sống thanh bình cho mọi người như các chú công an, bộ đội biên phòng,
- HS lắng nghe.
-HS đọc bài
- HS chia đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến tỏa ra hơi muối.
Đoạn 2: Tiếp đến thì để cho ai.
Đoạn 3: Tiếp đến quan trọng nhường nào.
Đoạn 4: Còn lại.
+ 4 hs đọc nối tiếp
+ HS trả lời:
Hổn hển, lưu cữu, phập phồng.
HS đọc bài.
- Hs quan sát
- Các nhóm đọc bài
2 nhóm đọc bài
+ HS nhận xét
- Hs lắng nghe
- hs trả lời: 3 nhân vật là ông Nhụ, bố Nhụ và Nhụ.
- HS trả lời: bố và ông Nhụ bàn với nhau về việc họp làng để đưa cả làng và đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
- hs trả lời: Đoạn 1 nói về việc bố và ông Nhụ bàn với nhau về việc lập làng mới ngoài đảo.
- Hs đọc thầm
-hs lắng nghe và trả lời:
Ngư trường: vùng biển có nhiều cá tôm thuận tiện cho việc đánh bắt.
- hs trả lời: dân chài là những người dân làm nghề đánh bắt cá, hải sản trên biển.
- HS trả lời: vàng lưới là bộ lưới gồm nhiều tấm, có phao,chì, dùng để đánh bắt cá, tôm và các loại hải sản khác.
- hs trả lời: Việc lập làng mới ngoài đảo có rất nhiều lợi ích. Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bây lâu của những người dân chài là có đất rộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuvền.
- Hs lắng nghe
- hs trả lơi: Đoạn 2 nói lên ích lợi của việc lập làng mới ngoài đảo.
- Hs lắng nghe
- hs trả lời: Ông nhụ đồng ý với ý kiến của bố Nhụ.
-hs trả lời: Những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ là: Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào.
-hs trả lời
+lưới đáy: lưới đánh bắt cá ăn chìm ở dưới đáy sông, vùng giáp biển.
+lưu cữu: để cố định đã lâu, không thay đổi.
- hs lắng nghe
- hs trả lời: Ông Nhụ đã suy nghĩ rất kĩ và đồng ý với ý kiến của bố Nhụ.
- hs trả lời: có ngôi làng như mọi ngôi làng ở đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường hóc, có nghĩa trang
-hs suy nghĩ trả lời.
- Hs trả lời: Câu chuyện ca ngợi những người dân chài dũng cảm rời mảnh đất quen thuộc để lập làng mới, giữ một vùng của Tổ quốc.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan 22 Lap lang giu bien_12271867.docx