Giáo án Tin học 6 - Chương 1: Làm quen với Tin học và máy tính - Bài 1: Thông tin và tin học - Lê Ngọc Nhung - Trường THCS Hưng Khánh Trung A

I. Mục tiêu

 Biết khái niệm về thông tin và hoạt động thông tin của con người.

 Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.

 Biết khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.

II. Phương pháp

 Đặt vấn đề để học trao đổi và đưa ra nhận xét.

 Sử dụng phương pháp gợi mở, nêu vấn đề.

III. Đồ dùng dạy học

 Chuẩn bị một số hình ảnh minh họa về thông tin.

 Học sinh đọc sách giáo khoa.

IV. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định lớp (2’)

2. Kiểm tra bài cũ

3. Dạy bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 6 - Chương 1: Làm quen với Tin học và máy tính - Bài 1: Thông tin và tin học - Lê Ngọc Nhung - Trường THCS Hưng Khánh Trung A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 1	 Ngaøy soaïn: 13/8/2011
Tieát: 1 	 	 Ngaøy daïy: 23/8/2011
Baøi 1 : THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. Mục tiêu
Biết khái niệm về thông tin và hoạt động thông tin của con người.
Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
Biết khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
II. Phương pháp
Đặt vấn đề để học trao đổi và đưa ra nhận xét.
Sử dụng phương pháp gợi mở, nêu vấn đề.
III. Đồ dùng dạy học
Chuẩn bị một số hình ảnh minh họa về thông tin.
Học sinh đọc sách giáo khoa.
IV. Tiến trình dạy học.
Ổn định lớp (2’)
Kiểm tra bài cũ
Dạy bài mới:
Giới thiệu bài mới: Từ khái niệm tin học là một ngành khoa học nghiên cứu các hoạt động xử lí thông tin bằng máy tính. Vậy thông tin là gì? Hoạt động thông tin của con người bao gồm những việc gì? ® bài 1.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm thông tin. (15’)
· Mục tiêu: Biết khái niệm về thông tin
· Cách tiến hành: Đặt vấn đề về thông tin.
 1. Các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài phát thanh cho em biết tin tức gì?
 2. Tấm biển chỉ đường hướng dẫn em điều gì?
 3. Tín hiệu xanh đỏ của đèn tính hiệu giao thông trên đường phố cho em biết điều gì?
 4. Tiếng trống trường cho em biết điều gì?
 5. Khi đọc bài báo, xem bản tin giúp em tăng thêm gì?
 6. Những tin tức, sự kiện mà em biết được. Đó chính là thông tin.Vậy thông tin là gì?
 7. Em hãy cho một vài ví dụ về thông tin?
* Hoạt động cá nhân
- Suy nghĩ, trả lời.
 +biết tin tức về tình hình thời sự trong nước và trên thế giới.
 + hướng dẫn cách đi đến một nơi nào đó.
 + biết khi nào có thể qua đường.
 + báo hiệu đến giờ học, ra chơi hay vào lớp.
- Suy nghĩ, trả lời.
 + tăng thêm sự hiểu biết, khả năng tư duy.
 + phát biểu khái niệm thông tin.
- Suy nghĩ, trả lời.
1. Thông tin là gì?
 Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết cho con người về thế giới.
Ví dụ: Tiếng trống trường báo hiệu cho em biết đến giờ vào học, ra chơi hay ra về.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động thông tin của con người. (20’)
· Mục tiêu: Biết khái niệm về hoạt động thông tin.
· Cách tiến hành: Đặt những câu hỏi gợi mở về hoạt động thông tin của con người.
1. Con người tiếp nhận thông tin bằng cách nào?
2 Bộ não đóng vai trò gì trong hoạt động thông tin của con người?
3 Theo em, người ta có thể truyền đạt hay trao đổi thông tin với nhau bằng cách nào?
4.Thông tin thường chứa ở đâu?
5. Vậy hoạt động thông tin của con người bao gồm những việc nào? Trong đó, việc nào quan trọng nhất? Vì sao?
6. Cho ví dụ về hoạt động thông tin?
7. Xác định thông tin vào và thông tin ra khi giải một bài toán?
- Để băng qua đường an toàn thì em cần phải xử lí những thông tin gì?
Hoạt động cá nhân.
- Suy nghĩ, trả lời.
 + tiếp nhận bằng các giác quan.
 + trao đổi thông tin thông qua văn bản, âm thanh, hình ảnh.
 + sách vở, bộ não con người, máy tính.
 + xử lí, lưu trữ thông tin.
 +tiếp nhận, xử lí, lưu trữ, truyền thông tin. Xử lí quan trọng nhất vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người.
- Suy nghĩ, trả lời
 + khi băng qua đường, giải bài toán, ..
2. Hoạt động thông tin của con người.
- Hoạt động thông tin của con người bao gồm việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin. Trong đó, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người.
 - Thông tin trước khi xử lí gọi là thông tin vào.
 - Thông tin sau khi xử lí gọi là thông tin ra.
Củng cố (5’)
- Thông tin là gì?
- Hoạt động thông tin của con người bao gồm những việc gì? Trong đó, việc nào quan trọng nhất? Vì sao?
- Theo em, để phân loại kết quả học cuối học kì của từng học sinh, thông tin nào là thông tin cần lưu giữ?
- Nghe tin dự báo thời tiết ngày mai trời có mưa, em sẽ xử lí như thế nào?
Dặn dò (2’)
- Hoạt động thông tin của con người không diễn ra khi nào?
- Đọc trước phần 3: Hoạt động thông tin và tin học.
Rút kinh nghiệm:
Tuaàn: 1	 Ngaøy soaïn: 13/8/2011
Tieát: 2 	 	 Ngaøy daïy: 23/8/2011
Baøi 1 : THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (tt)
I. Mục tiêu
Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
Biết khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
II. Phương pháp
Đặt vấn đề để học trao đổi và đưa ra nhận xét.
Sử dụng phương pháp gợi mở, nêu vấn đề.
III. Đồ dùng dạy học
Học sinh đọc sách giáo khoa.
IV. Tiến trình dạy học.
Ổn định lớp (2’)
Kiểm tra bài cũ
Dạy bài mới:
Giới thiệu bài mới: Với sự ra đời của máy tính thì ngành tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vậy tin học có nhiệm vụ gì mà nó phát triển mạnh mẽ như thế? ® phần 3.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hoạt động thông tin và tin học. (30’)
· Mục tiêu: Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. Nhiệm vụ chính của tin học.
· Cách tiến hành: Đặt vấn đề về hoạt động thông tin và tin học.
 1. Con người tiếp nhận thông tin bằng cách nào?
 2. Bộ não con người có vai trò gì khi tiếp nhận thông tin?
 3. Làm sao để nhìn thấy được những vật ở quá xa hay quá bé?
 4. Vậy để hỗ trợ cho công việc tính toán với những con số rất lớn hay số rất bé, em cần có công cụ nào?
 5. Máy tính ra đời, ngành tin học phát triển càng mạnh. Vậy tin học nghiên cứu việc gì?
 6. Máy tính ngoài hỗ trợ con người trong việc tính toán còn hỗ trợ con người trong lĩnh vực nào?
 7. Làm các bài tập 1.1; 1.8; 1.9; 1.10; 1.17; 1.18; 1.21; 1.22; 1.25.
* Hoạt động cá nhân
- Suy nghĩ, trả lời.
 +bằng các giác quan.
 + xử lí, nơi lưu trữ thông tin.
 + công cụ hỗ trợ: kính thiên văn, kính hiển vi.
 +máy tính.
 + phát biểu nhiệm vụ chính của tin học.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
3. Hoạt động thông tin và tin học.
 Nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính.
Củng cố (7’)
- Nêu nhiệm vụ chính của tin học?
- Dùng công cụ nào để hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin?
Dặn dò (5’)
- Tìm thêm một số ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não.
 - Thông tin được thể hiện dưới dạng nào? Làm thế nào để người khác hiểu được điều em nói?
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Thông tin và tin học - Lê Ngọc Nhung - Trường THCS Hưng Khánh Trung A.doc