1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS biết:
Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.
- HS hiểu:
Hiểu khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bít.
1.2. Kĩ năng:
-Phân biệt được ba dạng thông tin cơ bản: dạng văn bản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh.
-Biết biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin.
-Biết trong máy tính thông tin được biểu diễn dưới dạng bít chỉ gồm số 0 và số 1.
-Biết nhiệm vụ chính của tin học.
1.3. Thái độ:
-Học tập nghiêm túc. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phòng máy.
2. TRỌNG TÂM
Các dạng thông tin cơ bản.
Biểu diễn thông tin.
Biểu diễn thông tin trong máy tính.
Bài 2 - tiết: 3 Tuần dạy: 2 THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - HS biết: Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản. - HS hiểu: Hiểu khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bít. 1.2.. Kĩ năng: -Phân biệt được ba dạng thông tin cơ bản: dạng văn bản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh. -Biết biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin. -Biết trong máy tính thông tin được biểu diễn dưới dạng bít chỉ gồm số 0 và số 1. -Biết nhiệm vụ chính của tin học. 1.3. Thái độ: -Học tập nghiêm túc. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phòng máy. 2. TRỌNG TÂM Các dạng thông tin cơ bản. Biểu diễn thông tin. Biểu diễn thông tin trong máy tính. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên: phòng máy tính, máy chiếu. 3.2. Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, xem trước bài mới. 4. TIẾN TRÌNH 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Lớp 6a1: .; Lớp 6a2: .. ; Lớp 6a3: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi: ? Em hãy nêu khái niệm thông tin? Trã lời: thông tin là những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (Sự vật, sự kiện) và về chính bản thân con người. 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Các dạng thông tin cơ bản - GV đặt câu hỏi đề nghị một học sinh có mấy dạng thông tin cơ bản được lưu trữ trong máy? HS: Lắng nghe trả lời câu hỏi. - GV mở rộng giới thiệu các dạng thông tin kết hợp với nhau cho những cảm nhận và hiểu biết chính xác hơn, ví dụ như: hình ảnh động, hình ảnh kết hợp âm thanh (phim ảnh). * Lưu ý: Các dạng thông tin đã trình bày trong sách giáo khoa không phải là tất cả các dạng thông tin có thể có. GV: ? Em có thể thu nhận thông tin dưới dạng khác được không? HS: Gọi học sinh trả lời (phát huy tinh thần tự nguyện). Gọi tiếp một vài em khác nhận xét câu trả lời của bạn. - GV nhấn mạnh: Tuy nhiên ba dạng thông tin: Văn bản, hình ảnh, âm thanh là những dạng thông tin cơ bản mà máy tính có thể xử lý được. GV: ? Làm thế nào có thể lưu trữ một bài hát có nốt nhạc, một tấm ảnh hoặc một ca khúc? HS: Cho học sinh tình nguyện phát biểu. (Học sinh trả lời và đề nghị đưa ra dẫn chứng cụ thể). Gọi học sinh trả lời theo ý hiểu GV nhận xét và chốt lại. 1. Các dạng thông tin cơ bản: Có ba dạng cơ bản: dạng văn bản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh. - Trong cuộc sống con người còn thường thu nhận thông tin dưới dạng khác: mùi vị, cảm giác (nóng lạnh, vui buồn). - Thể hiện chúng ra giấy. Hoạt động 2: Biểu diễn thông tin GV: ? Em hãy nêu những khó khăn khi muốn lưu trữ một bài hát hoặc một tấm hình? Từ sự khó khăn đó các em hãy nói đến vì sao cần phải biểu diễn thông tin để máy tính có thể hiểu được và cho ra kết quả. HS: Gọi một số học sinh lấy ví dụ về cách biểu diễn thông tin. HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm lên trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV: nhận xét chung, thống nhất ý kiến. Ghi vào vở GV: Cùng là các con số ta có thể biểu diễn chúng dưới dạng bảng hay đồ thị 2. Biểu diễn thông tin: - Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó. Một thông tin có thể được biểu diễn nhiều cách khác nhau: Ví dụ để tính toán chúng ta biểu diễn thông tin dưới con số và các kí hiệu toán học. - Biểu diễn thông tin nhằm mục đích lưu trữ và chuyển giao thông tin thu nhận được thông tin cần được biễu diễn dưới dạng mà máy tính có thể “tiếp nhận được”. Hoạt động 3: Biểu diễn thông tin trong máy GV: ?Thông tin trong máy tính được biểu diển như thế nào? HS: Cho thảo luận nhóm. Gọi dại diện nhóm lên trả lời. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV:Nhận xét chung cho cả lớp ghi vào vở.. 3. Biểu diễn thông tin trong máy tính: - Máy tính có thể trợ giúp con người trong hoạt động thông tin, thông tin được biểu diễn dưới dạng dãy bit. Chỉ gồm hai kí hiệu là 1 và 0. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: - Câu 1: Người ta có thể hiện thông tin một cách + a/ Hạn chế. + b/ Đa dạng. + c/ Không thể hiện được. + d/ Tất cả sai. - Đáp án câu 1: b. - Câu 2: Hình khắc trên đá của người xưa thường có mục đích + a/ Trình diễn khả năng điêu khắc. + b/ Biểu diển thông tin. + c/ Trang trí. + d/ Tất cả sai. - Đáp án câu 2: b 5.Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: + Học bài mới ghi. + Trả lời các câu hỏi trong sgk tr 9. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Nghiên cứu trước bài 3: “Em có thể làm được những gì nhờ máy tính?” V. RÚT KINH NGHIỆM 1. Ưu điểm: 2. Tồn tại: 3. Hướng khắc phục:
Tài liệu đính kèm: