Giáo án Tin học 6 - Chương II: Phần mềm học tập - Bài 7: Sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím - Thái Quang Tiến - Trường THCS Bổ Túc

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

- HS biết:

Hs biết quy trình thực hiện của bàn phím, việc lợi ích của việc gõ mười ngón.

- HS hiểu

 Hiểu được bàn phím máy tính, ích lợi của việc gõ bàn phím bằng mười ngón, tư thế ngồi.

1.2. Kỉ năng:

 Rèn kỹ năng gõ phím bằng mười ngón tay.

1.3. Thái độ:

Học tập nghiêm túc. Tác phong đánh chữ chuyên nghiệp.

2. TRỌNG TÂM

 Giới thiệu phần mềm

 Luyện tập: đăng ký người luyện tập; nạp tên người luyện tập; thiết đặt các lựa chọn để luyện tập; lựa chọn bài học và mức luyện gõ bàn phím; luyện gõ bàn phím; thoát khỏi phần mềm.

3. CHUẨN BỊ

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 6 - Chương II: Phần mềm học tập - Bài 7: Sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím - Thái Quang Tiến - Trường THCS Bổ Túc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 7 - Tiết 13,14
Tuần dạy: 7
SỬ DỤNG PHẦN MỀM MARIO ĐỂ LUYỆN GÕ PHÍM
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS biết:
Hs biết quy trình thực hiện của bàn phím, việc lợi ích của việc gõ mười ngón.
- HS hiểu
 Hiểu được bàn phím máy tính, ích lợi của việc gõ bàn phím bằng mười ngón, tư thế ngồi.
1.2. Kỉ năng: 
 Rèn kỹ năng gõ phím bằng mười ngón tay.
1.3. Thái độ: 
Học tập nghiêm túc. Tác phong đánh chữ chuyên nghiệp.
2. TRỌNG TÂM
 Giới thiệu phần mềm
 Luyện tập: đăng ký người luyện tập; nạp tên người luyện tập; thiết đặt các lựa chọn để luyện tập; lựa chọn bài học và mức luyện gõ bàn phím; luyện gõ bàn phím; thoát khỏi phần mềm.
3. CHUẨN BỊ
 3.1. Giáo viên: Phòng máy.
 3.2. Học sinh: SGK, vở, bút.
4. TIẾN TRÌNH 
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 Lớp 6a1: 	
 Lớp 6a2: 	
 Lớp 6a3: 	
 4.2. Kiểm tra miệng : 
	Câu hỏi:
 Câu 1: Bàn phím và Chuột có tác dụng gì? 10 Đ
 Câu 2: Khu vực chính của bàn phím gồm mấy hàng?
	Trả lời: 
	Câu 1: Là các thiết bị dùng để nhập dữõ liệu.
	Câu 2: gồm 5 hàng: hàng phím số, hàng phím trên, hàng phím cơ sở, hàng phím dưới, hàng phím cách.
 4.3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu
GV: Bài trước các em đã được học luyện gõ mười ngón. Hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các em phần mềm Mario để luyện tập trực tiếp trên phần mềm này.
GV: màn hình của phần mềm Mario sau khi khởi động gồm có các mục như sau:
GV: Trong mục Lesson gồm có các bài luyện tập sau:
GV: Hãy nhắc lại hàng phím nào là hàng phím cơ sở.
HS: trả lời
Hoạt động 2: Luyện tập phần mền mario.
GV: Hãy chỉ ra các phím kí hiệu.
HS: trả lời.
GV: Theo các em muốn khởi động bất kỳ phần mềm nào chúng ta làm sao?
HS: trả lời.
GV: Sau khi khởi động xong chúng ta sẽ bắt đầu đăng ký người luyện tập.
Tiết 14 – Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành.
Nếu các em đã có 1 lần đăng ký rồi thì gõ phím L hoặc vào mục Student Ị Load
Ịchọn tên
GV: Chúng ta có thể lựa chọn mức độ luyện tập khác nhau từ dễ đến khó.
Mức 1: Mức đơn giản nhất.
Mức 2: Mức trung bình. WPM cần đạt được là 10.
Mức 3: Mức luyện tập nâng cao WPM cần đạt được là 30.
Mức 4: Mức luyện tập tự do
GV: Gọi HS nhắc lại Lessons ỊChọn Home Row Only là luyện tập hàng phím nào?
GV: Sau khi luyện tập xong, các em sẽ thoát chương trình bằng cách:
Giới thiệu phần mềm Mario:
Là phần mềm luyện gõ 10 ngón.
Màn hình có dạng như sau: Hệ thống bản chọn chính:
+ File: Gồm các lệnh hệ thống
+ Student: Cài đặt thông tin học sinh
+ Lessons: Lựa chọn các bài học để luyện gõ phím
PHome Row Only: Chỉ luyện tập các phím ở hàng cơ sở.
PAdd Top Row: Luyện thêm các phím ở hàng trên.
PAdd Bottom Row: Luyện các phím ở hàng dưới.
PAdd Numbers: Luyện các phím ở hàng phím số.
PAdd symbols: Luyện các phím kí hiệu
PAll keyboard: Luyện tập kết hợp toàn bộ bàn phím
Luyện tập:
a/ Khởi đông chương trình
P Khởi động chương trình Mario bằng cách chạy tập tin Mario.exe
P Hoặc nháy đúp chuột vào biểu tương Mario trên màn hình
b/ Đăng kí người luyệp tập:
Gõ phím W
 Hoặc vào mục Student Ị New
P Nhập tên của em Ị Enter
P Nháy chuột vào Done để đóng cửa sổ 
c/ Nạp tên người luyện tập:
P Gõ phím L(hoặc nháy chuột vào mục Student Ị Load)ỊEnter.
P Nháy chuột để chọn tên.
P Nháy chuột vào Done để đóng cửa sổ 
d/ Thiết đặt các lựa chọn để luyện tập:
P Gõ phím E (hoặc chọn mục Student)ỊEdit
P Nháy chuột vào dòng Goal WPM Ị Sửa lại giá trị ỊEnter 
P Nháy chuột vào chọn người dẫn đường
P Nháy Done để xác nhận và đóng cửa sổ.
e/ Lựa chọn bài học và mức luyện gõ bàn phím:
P Mỗi bài học có 4 mức luyện tập: 
 + Mức 1: Mức đơn giản nhất.
 + Mức 2: Mức trung bình. WPM cần đạt được là 10.
 + Mức 3: Mức luyện tập nâng cao WPM cần đạt được là 30.
 + Mức 4: Mức luyện tập tự do
Nháy Lessons ỊChọn Home Row Only
Chọn mức luyện tập bằng cách gõ một phím số (từ 1 đến 4) hoặc nháy chuột lên biểu tượng tương ứng.
f/ Luyện gõ bàn phím:
Chú ý: Sau khi luyện gõ xong một bài Ị xuất hiện màn hình kết quả Ị Chọn Next để sang bài tiếp theo.
g/ Thoát khỏi phần mềm:
P Nhấn phím Q hoặc chọn File Ị Quit.
 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Câu 1: Phần mềm Mario sử dụng để làm gì? 
- Đáp án câu 1: Luyện gõ phím bằng mười ngón.
- Câu 2: Muốn đăng kí người luyện tập ta phải làm như thế nào?
- Đáp án câu 2: Khởi động phần mền. nhấn phím W để đăng nhập.
- Câu 3: WPM có nghĩa là gì?
- Đáp án câu 3: Là số lượng từ gõ đúng trung bình trong một phút.
 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
Học bài theo SGK và vở ghi
 	- Xem lại cách 
+ Đăng kí người luyện tập.
+ Nạp tên người luyện tập.
 	+ Thiết đặt các lựa chọn để luyện tập.
	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
	Chuẩn bị cho tiết kiểm tra 1 tiết.
5. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 7. Sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím - Thái Quang Tiến - Trường THCS Bổ Túc.doc