I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác trong học tập, có ý thức và yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
Hs: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. Phương pháp: Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
Tuần 2 – Tiết 3 Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN (T1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính. 2. Kĩ năng: - Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản. 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác trong học tập, có ý thức và yêu thích môn học. II. Chuẩn bị Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu. Hs: Vở ghi, sách giáo khoa. III. Phương pháp: Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số lớp: Lớp Ngày dạy Tên học sinh vắng 6ª2 04/09/2015 ............................................................................... 6ª4 31/08/2015 ............................................................................... 6ª5 02/09/2015 ............................................................................... - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho bài học (sách vở, dụng cụ, .....) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu 1: Thông tin là gì? Trình bày nội dung hoạt động thông tin của con người? Câu 2: Trình bày nội dung hoạt động thông tin và tin học? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: TÌM HIỂU CÁC DẠNG THÔNG TIN CƠ BẢN (16 phút) + Lấy ví dụ về các thông tin các em được tiếp nhận. + HS nêu các dạng thông tin hàng ngày em được tiếp nhận. + Cho HS cho trò chơi “tam sao thất bản”. + HS thực hiện truyền thông tin theo sự hướng dẫn của GV. + Thông tin mà bạn A truyền cho bạn B bằng cách nào? + Như vậy đó là thông tin ở dạng gì? + Thông tin mà bạn B truyền cho bạn C bằng cách nào? + Như vậy đó là thông tin ở dạng gì? + Thông tin mà bạn A nhận được ở dạng gì? + Như vậy đó là thông tin ở dạng gì. + Yêu cầu HS rút ra nhận xét có những dạng thông tin cơ bản nào cho ví dụ minh họa của từng dạng thông tin. + Lắng nghe va hướng dẫn HS nhận biết tìm ví dụ để các em hiểu và nắm bắt được bài học. + Nhận xét chốt nội dung bài học cho HS thực hiện ghi bài. + Chú ý lắng nghe, tìm hiểu bài học. + Giọng nói, sách, chữ viết, hình ảnh + 3 HS lên thực hiện trò chơi theo yêu cầu của GV. + Các bạn khác quan sát và nhận xét khi có yêu cầu. + Bạn A nói cho bạn B thông tin bạn A nhận được. + Dạng âm thanh. + Bạn C nhận được thông tin từ bạn B thông qua việc nhìn. + Dạng hình ảnh. + Bạn A nhận thông tin thông qua chữ viết trên tờ giấy. + Dạng văn bản. + Các dạng thông tin cơ bản: - Dạng âm thanh; Ví dụ: Thông tin từ đài phát thanh - Dạng hình ảnh; Ví dụ: Áp phích tuyên truyền an toàn giao thông - Dạng văn bản. Ví dụ: Vở học Tin học quyển 6. + Chú ý lắng nghe. + Thực hiện ghi bài vào vở nội dung bài học. 1. Các dạng thông tin cơ bản. - Dạng văn bản. - Dạng hình ảnh. - Dạng âm thanh. Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN (18 phút) + Yêu cầu HS nêu các ví dụ về thông tin mà các em được tiếp nhận hàng ngày. + Thuyết trình, diễn giải về biểu diễn thông tin. + Đưa ra các ví dụ minh họa để các em có thể nắm vững hơn. + Vậy thế nào là biểu diễn thông tin? + Nhận xét chốt nội dung bài học yêu cầu một số HS nhắc lại. + Yêu cầu HS hãy nêu một ví dụ khác? + Theo em nếu cuộc sống hàng ngày của chúng ta không có thông tin và xử lí thông tin thì sẽ như thế nào? + Vậy việc biểu diễn thông tin có vai trò như thế nào? + Nhận xét chốt nội dung bài. + Đưa ra các ví dụ mà các em hay gặp trong cuộc sống. + Chú ý lắng nghe tìm hiểu nội dung bài. + Quan sát và nhận biết cách biểu diễn thông tin. + Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó. + Thực hiện ghi bài vào vở nội dung bài học. + Đưa ra một số ví dụ khác từ thực tế mà các em biết. + Chúng ta không thể sống được nếu không có thông tin. + Biểu diễn thông tin có vai trò quan trọng đối với việc truyền và tiếp nhận thông tin. + Thực hiện ghi bài vào vở. 2. Biểu diễn thông tin - Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó. - Biểu diễn thông tin có vai trò quan trọng đối với việc truyền và tiếp nhận thông tin. 4. Củng cố: (4 phút) - Các dạng thông tin cơ bản. Biểu diễn thông tin. 5. Hướng dẫn và dặn dò về nhà: (1 phút) - Học thuộc phần lý thuyết. - Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo. 6. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: