Giáo án Tin học 7 - Bài 12 - Vẽ hình phẳng bằng Geogebra

BÀI 12: VẼ HÌNH PHẲNG BẰNG GEOGEBRA

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được.

1. Kiến thức:

- Biết được các khái niệm đối tượng toán học hình trong phần mềm GEOGEBRA.

- Biết quan hệ phụ thuộc toán học giữa các đối tượng

- Biết cách vẽ các hình động đơn giản.

2. Kỹ năng:

- Thực hiện được thao tác nhập lệnh trong phần mềm GEOGEBRA.

- Thực hiện sử dụng được các công cụ đoạn thẳng, điểm để vẽ tam giác trong phần mềm GEOGEBRA.

- Thực hiện được thao tác tạo góc và vẽ góc trong phần mềm.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi sáng tạo, hứng thú với môn học.

- Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn và linh hoạt trong học tập, tích cực tham gia xây dựng bài.

II. Chuẩn bị:

1. Phương pháp: Hướng dẫn, nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp diễn giải, thực hành, lấy học sinh làm trung tâm để hs chủ động tìm hiểu.

 

docx 6 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1082Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 - Bài 12 - Vẽ hình phẳng bằng Geogebra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy
.... /....
.... /....
.... /....
.... /....
Lớp dạy
7A1
7A3
7A6
7A11
Ngày soạn: ......../......./20...... 
Tiết PPCT: ...........................
Tuần: ....................................
BÀI 12: VẼ HÌNH PHẲNG BẰNG GEOGEBRA 
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được.
1. Kiến thức:
Biết được các khái niệm đối tượng toán học hình trong phần mềm GEOGEBRA.
Biết quan hệ phụ thuộc toán học giữa các đối tượng
Biết cách vẽ các hình động đơn giản.
2. Kỹ năng:
Thực hiện được thao tác nhập lệnh trong phần mềm GEOGEBRA.
Thực hiện sử dụng được các công cụ đoạn thẳng, điểm để vẽ tam giác trong phần mềm GEOGEBRA..
Thực hiện được thao tác tạo góc và vẽ góc trong phần mềm.
3. Thái độ: 
Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi sáng tạo, hứng thú với môn học.
Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn và linh hoạt trong học tập, tích cực tham gia xây dựng bài.
II. Chuẩn bị:
1. Phương pháp: Hướng dẫn, nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp diễn giải, thực hành, lấy học sinh làm trung tâm để hs chủ động tìm hiểu.
2. phương tiện: 
GV: Giáo án, SGK, máy tính, Tivi, bảng viết, trình chiếu, phòng máy.
HS: SGK, vở ghi chép, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số lớp: (1p)
2. Tiến trình bài mới:
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các đối tượng tự do và phụ thuộc toán học trong phần mềm.
GV: Ở bài 11 các em đã học cách nhập và vẽ đồ thị hàm số, bạn nào nhắc lại cho cô cú pháp nhập hàm số?
HS: trả lời câu hỏi.
GV: cho học sinh quan sát các đối tượng, từ đó yêu cầu HS cho biết đâu là đối tượng tự do, đâu là đối tượng phụ thuộc.
HS: quan sát và trả lời câu hỏi.
1. Đối tượng tự do và phụ thuộc toán học
 Các đối tượng trong phần mềm GeoGebra được chia làm hai loại: đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc. Các đối tượng phụ thuộc sẽ có quan hệ toán học chặt chẽ với các đối tượng khác.
VD: a:=2
 g:= (x^2+1)/(x-1)
f:= a/x
Hoạt động 2: Tìm hiểu các công cụ vẽ và điều khiển hình
GV: Đối với các bài toán hình học, để vẽ các em cần gì?
HS: trả lời câu hỏi
GV: trong phần Mềm Word đã học, trên giao diện của Word có những thành phần chính nào?
HS: trả lời các thành phần
GV: mở phần mềm GeoGebra cho HS quan sát và cho biết tên gọi của các thành phần trên phần mềm.
HS: quan sát, đọc sách giáo khoa, thảo luận với bạn và đưa ra tên gọi các thành phần trên phần mềm.
GV: nhận xét và đưa ra kết luận
2. Các công cụ vẽ và điều khiển hình
 Các công cụ vẽ nằm trên thanh công cụ, để chọn công cụ vẽ ta chỉ cần nháy chuột vào biểu tượng.
 Lưu ý: Nhấn phím ESC trên bàn phím để trở về công cụ chọn ( biểu tượng hình mũi tên)
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách vẽ tam giác trong phần mềm
GV: Ở bài trước các em đã được học cách tạo điểm, cô mời một bạn lên tạo giúp cô 3 điểm trên phần mềm.
HS: lên tạo các điểm trên phần mềm.
GV: vậy bây giờ từ ba điểm trên ta cần làm gì để có thể tạo thành tam giác?
HS: trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét câu trả lời và đưa ra thao tác thực hiện chọn công cụ để nối các điểm lại với nhau để tạo thành tam giác.
3. Vẽ tam giác
Bước 1: Chọn công cụ đoạn thẳng
Bước 2: Vẽ 3 đoạn thẳng với các điểm chung
Hoàn thành tam giác
Nhấn ESC trên bàn phìm để chuyển về công cụ chọn hình.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách vẽ góc và đo góc
GV: Vậy từ tam giác trên để thể hiện các góc có trong tam giác ta ghi như thế nào?
HS: lên ghi các góc có trong tam giác.
GV: Vậy bây giờ các em hãy thử thao tác nhấp vào các điểm trên tam giác trong phần mềm sau đó xem điều gì xảy ra?
HS: lên thực hiện và đưa ra câu trả lời
GV: hướng dẫn các điểm cần lưu ý và đưa ra kết luận bài học.
4. Vẽ góc và đo góc
Bước 1: nháy chuột chọn công cụ góc
Bước 2: nháy chuột vào các đỉnh theo thứ tự thể hiện góc được học trong toán học.
Kết quả: Góc sẽ được thể hiện trên hình.
Lưu ý: Phần mềm tạo 3 đối tượng góc theo thứ tự các đỉnh A, B, C là các góc α, β, γ.
3. Củng cố, dặn dò: (3p)
Nhắc lại các khái niệm toán học, cách thực hiện chọn công cụ để vẽ các hình, công cụ để thể hiện góc.
Về nhà xem lại bài, xem trước các phần tiếp theo.
IV. Rút kinh nghiệm
Tổ trưởng chuyên môn
Đinh Tấn Truyền
Giáo viên soạn
Nguyễn Thị Thu Hằng
Ngày dạy
.... /....
.... /....
.... /....
.... /....
Lớp dạy
7A1
7A3
7A6
7A11
Ngày soạn: ......../......./20...... 	
Tiết PPCT: ...........................
Tuần: ....................................
BÀI 12: VẼ HÌNH PHẲNG BẰNG GEOGEBRA 
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được.
1. Kiến thức:
Biết được các khái niệm đối tượng toán học hình trong phần mềm GEOGEBRA.
Biết quan hệ phụ thuộc toán học giữa các đối tượng
Biết cách vẽ các hình động đơn giản.
2. Kỹ năng:
Thực hiện được thao tác nhập lệnh trong phần mềm GEOGEBRA.
Thực hiện sử dụng được các công cụ đoạn thẳng, điểm để vẽ tam giác trong phần mềm GEOGEBRA..
Thực hiện được thao tác tạo góc và vẽ góc trong phần mềm.
3. Thái độ: 
Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi sáng tạo, hứng thú với môn học.
Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn và linh hoạt trong học tập, tích cực tham gia xây dựng bài.
II. Chuẩn bị:
1. Phương pháp: Hướng dẫn, nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp diễn giải, thực hành, lấy học sinh làm trung tâm để hs chủ động tìm hiểu.
2. phương tiện: 
GV: Giáo án, SGK, máy tính, Tivi, bảng viết, trình chiếu, phòng máy.
HS: SGK, vở ghi chép, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số lớp: (1p)
2. Tiến trình bài mới:
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 5 : Tìm hiểu cách vẽ phân giác, trung điểm đoạn thẳng
GV: Để chọn một góc ta thực hiện như thế nào, mời một bạn lên bảng thực hiện.
HS: lên bảng thực hiện
GV: Đường phân giác của một góc là gì?
HS: trả lời câu hỏi toán học
GV: Nhận xét, vậy để vẽ đường phân giác trong phần mềm GeoGebra ta sử dụng công cụ đường phân giác.
GV: Hướng dẫn công cụ và cách thức thực hiện
HS: quan sát và ghi bài.
GV: Vậy để vẽ đường trung điểm ta thực hiện thế nào? Các em thảo luận sau đó cô mời một bạn lên thao tác cho cả lớp cùng quan sát.
HS: thảo luận, đọc SGK và lên bảng thực hành.
5. Phân giác. Trung điểm đoạn thẳng
a. Đường phân giác của một góc
B1: Chọn công cụ đường phân giác
B2: Nháy chuột chọn góc.
b. Trung điểm đoạn thẳng
B1: Chọn công cụ trung điểm hoặc tâm
B2: Chọn 2 điểm đầu và cuối.
Hoạt động 6: Tìm hiểu cách vẽ đường thẳng song song, vuông góc, trung trực.
GV: Các em hãy đọc SGK và tìm hiểu cách vẽ đường song song, đường vuông góc, đường trung trực. Sau đó lên bảng trình bày lại cách thực hiện.
HS: nghiên cứu SGK, thảo luận để đưa ra các bước thực hiện.
GV: Cho HS bất kì lên thực hiện, dưới lớp quan sát và nhận xét.
a. Đường thẳng song song
B1: Chọn công cụ đường song song
B2: Chọn điểm, sau đó chọn đường thẳng hoặc tia.
b. Đường thẳng vuông góc
B1: Chọn công cụ đường vuông góc
B2: Chọn điểm, sau đó chọn đường thẳng hoặc tia.
c. Đường trung trực
B1: chọn công cụ đường trung trực
B2: Chọn đoạn thẳng hoặc chọn 2 điểm đầu và cuối của đoạn thẳng.
Hoạt động 7: Tìm hiểu quan hệ giữa các đối tượng hình học
7. Quan hệ giữa các đối tượng hình học
Hình thực tế
Mô tả quan hệ
Đối tượng bị phụ thuộc (cha)
Đối tượng phụ thuộc (con)
Điểm A, B nằm trên đường thẳng d
Nằm trên
d
A, B
A là giao của hai đường thẳng d và d1
Giao điểm
A
d, d1
d là phân giác góc ABC
Phân giác
ABC
d
M là trung điểm cạnh AB
Trung điểm
AB
M
h là đường cao hạ từ điểm A xuống cạnh BC
Đường cao
A, BC
h
α Là góc tạo bởi ba điểm A, B, C
Góc
α
ABC
.
Hoạt động 8: Tìm hiểu các thao tác với đối tượng
GV: các em hãy đọc SGK và tìm hiểu các thao tác trên đối tượng, từ đó cho cô biết có những thao tác nào? Mục đích của từng thao tác.
HS: đọc và tìm hiểu các thao tác có trong phần mềm.
8. Các thao tác với đối tượng
a. Di chuyển tên của đối tượng
b. làm ẩn một đối tượng hình học
c. di chuyển toàn bộ màn hình
d. phóng to, thu nhỏ các đối tượng trên màn hình
3. Củng cố, dặn dò: (3p)
Nhắc lại các khái niệm toán học, cách thực hiện chọn công cụ để vẽ các hình, công cụ để thể hiện góc.
Cách thực hiện vẽ đường song song, đường vuông góc, trung trực, quan hệ giữa các đối tượng trong phần mềm.
Về nhà xem lại bài để tiết sau thực hành
Về đọc trước các bài tập trong SGK để tiết sau lên phòng máy thực hành vẽ.
IV. Rút kinh nghiệm
Tổ trưởng chuyên môn
Đinh Tấn Truyền
Giáo viên soạn
Nguyễn Thị Thu Hằng

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 12 Ve hinh phang voi GeoGebra GA Sach moi_12248963.docx