Giáo án Tin học 7 - Phần 2: Phần mềm học tập - Bài 12: Học về hình hình học động với GeoGebra - Trần Thị Mỹ Châu - Trường THCS Gio Hải

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết ý nghĩa của phần mềm.

- Biết chức năng các màn hình chính và thanh bảng chọn trên màn hình của phần mềm

2. Kĩ năng

- Kích hoạt khởi động được phần mềm.

- Nhận biết được màn hình và thanh bảng chọn trên màn hình.

3. Thái độ

- Nhận thức được GeoGeBra là một phần mềm học vẽ hình học động ở (THCS) rất tốt, có ý thức muốn tìm hiểu các phần mềm khác phục vụ học tập.

- Có ý thức quí trọng sức lao động của các tác giả phần mềm, từ đó nâng cao thêm ý thức tôn trọng bản quyền.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3137Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 - Phần 2: Phần mềm học tập - Bài 12: Học về hình hình học động với GeoGebra - Trần Thị Mỹ Châu - Trường THCS Gio Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/04/2012
Ngày giảng: Lớp 7A: / /2012	7B: / /2012
Tiết 58-59 HỌC VẼ HÌNH HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI GEOGEBRA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết ý nghĩa của phần mềm.
- Biết chức năng các màn hình chính và thanh bảng chọn trên màn hình của phần mềm
2. Kĩ năng 
- Kích hoạt khởi động được phần mềm.
- Nhận biết được màn hình và thanh bảng chọn trên màn hình.
3. Thái độ
- Nhận thức được GeoGeBra là một phần mềm học vẽ hình học động ở (THCS) rất tốt, có ý thức muốn tìm hiểu các phần mềm khác phục vụ học tập.
- Có ý thức quí trọng sức lao động của các tác giả phần mềm, từ đó nâng cao thêm ý thức tôn trọng bản quyền. 
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, máy tính
- Học sinh: SGK, chuẩn bị trước bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Vấn đáp, trực quan, thực hành
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
 Hoạt động của cô và trò
Nội dung
Hoạt động 1
- GV: Yêu cầu hs đọc sgk và trả lời câu hỏi: phần mềm có khả năng nào?
- HS: Đọc sgk và trả lời
- GV: Nhận xét và bổ sung
1. Giới thiệu phần mềm
Geogebra là một phần mềm giúp các em học tập hình học trong môn toán.Phần mềm này có khả năng:
+ Vẽ và thiết kế hình học chính xác
+ Tạo sự chuyển động của các hình
Tác giả phần mềm là Markus Hohenwarter, quốc tịch Áo, Giảng viên Toán – Tin học thuộc trường Đại học University of Salzburg, Cộng hòa Áo
Hoạt động 2
- GV: Tương tự như các phần mềm khác em hãy thử nêu cách khởi động với phần mềm Geogebra?
 Sau khi khởi động phần mền thì màn hình làm việc chính gồm những thành phần nào?
- HS: Trả lời
- GV: Treo bảng phụ giới thiệu các thành phần chính của phần mềm Geogebra.
- GV: Giới thiệu các công cụ vẽ và điều khiển hình có trong phần mềm.
 Để chọn một công cụ ta làm ntn?
- GV: Chúng ta đã biết, với Word có phần mở rộng là .doc, Excel là .xls còn với Geogebra là .ggb. 
 Cách mở và lưu với tệp Geogebra?
- GV: Để thoát khỏi phần mềm ta làm ntn?
2. Làm quen với phần mềm
a) Khởi động
- Nháy đúp chuột biểu tượng của Geogebra.
b) Giới thiệu màn hình
- Thanh bảng chọn.
- Thanh công cụ.
- Khu vực trung tâm.
- Cửa sổ các đối tượng đại số
* Để vùng làm việc rộng hơn, ta thực hiện các bước:
-Nháy chọn View à bỏ chọn mục Axes.
- Nháy chọn View à bỏ chọn mục Algebra window.
c) Các công cụ vẽ và điều khiển màn hình
Để vẽ các hình chúng ta cần các công cụ. Các công cụ vẽ được thể hiện như những biểu tượng trên thanh công cụ. Để chọn một công cụ hãy nháy chuột lên biểu tượng của nó.
- Công cụ chọn: để di chuyển hình
d) Mở và ghi tệp vẽ hình
- Lưu: File SaveFile name Save
- Mở: File Open
e) Thoát khỏi phần mềm
File -> Close
Hoạt động 3
- GV: Em hãy nêu các bước vẽ tam giác ABC bằng phần mềm Geogebra
- HS : Trả lời
- GV : Nhận xét và bổ sung
- GV : Để thực hiện thao tác di chuyển ta sử dụng nút lệnh nào?
- GV: Yêu cầu HS thực hiện di chuyển các điểm A, B, C.
- GV: Yêu cầu HS lưu lại các tệp hình đã vẽ.
- GV: Yêu cầu HS mở lại các tệp đã lưu.
 Để thoát khởi phần mềm ta làm ntn?
- GV: Yêu cầu HS thoát khỏi phần mềm Geo.
3. Vẽ hình đầu tiên: Tam giác ABC
- Nháy chọn công cụ tạo đoạn thẳng: 
- Nháy chuột tại vị trí thứ nhất, (xác định điểm A), di chuyển đến vị trí thứ 2 và nháy chuột. Tạo xong đoạn AB. 
- Tiếp tục nháy chuột tại B, di chuyển đến vị trí mới và nháy chuột. Tạo xong đoạn BC.
- Tiếp tục nháy chuột tại C, di chuyển đến điểm A và nháy chuột. Vẽ xong tam giác ABC.
- Để chuyển sang công cụ chọn khác và điều khiển hình vẽ nháy chuột chọn: 
- Lưu hình vẽ với tên tamgiac.ggb
4. Củng cố
- Nêu cách vẽ hình chữ nhật ABCD.
5. Dặn dò
- Hướng dẫn HS về ôn bài, tìm hiểu phần 4, 5, 6 chuẩn bị cho tiết sau.
6. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 01/04/2012
Ngày giảng: Lớp 7A: / /2012	7B: / /2012
Tiết 60-61 HỌC VẼ HÌNH HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI GEOGEBRA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và quan hệ giữa chúng.
- Biết thao tác một số lệnh đơn giản liên quan đến điểm, đoạn đường thẳng và cách thiết lập quan hệ giữa chúng.
2. Kĩ năng 
- Kích hoạt khởi động được phần mềm.
- Nhận biết được màn hình và thanh bảng chọn trên màn hình.
- Thực hiện được trong việc vẽ và minh hoạ các hình được học trong chương trình môn Toán. 
3. Thái độ
- Nhận thức được GeoGeBra là một phần mềm học vẽ hình học động ở (THCS) rất tốt, có ý thức muốn tìm hiểu các phần mềm khác phục vụ học tập.
- Có ý thức quí trọng sức lao động của các tác giả phần mềm, từ đó nâng cao thêm ý thức tôn trọng bản quyền. 
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, máy tính
- Học sinh: SGK, chuẩn bị trước bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Vấn đáp, trực quan, thực hành
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
Câu: Em hãy nêu cách khởi động phần mềm geogebra và các thành phần chính của màn hình làm việc.
3. Bài mới:
 Hoạt động của cô và trò
Nội dung
Hoạt động 1
- GV: Em hãy kể tên các quan hệ giữa các đối tượng hình học đã học trong môn toán Hình.
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét và bổ sung các quan hệ trong sgk
 Nêu cách thiết lập các quan hệ đó trong phần mềm?
4. Quan hệ giữa các đối tượng hình học
- Điểm nằm trên đoạn thẳng, đường thẳng
- Giao điểm của 2 đường thẳng
- Trung điểm của đoạn thẳng
- Đoạn thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng khác
- Đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với đường thẳng khác
- Đường phân giác của một góc.
Hoạt động 2
- GV: Giới thiệu các lệnh thường dùng trong Geogebra.
 Nêu các thao tác dịch chuyển nhãn của đối tượng?
 Nêu các thao tác làm ẩn 1 đối tượng hình?
 Nêu các thao tác làm ẩn/hiện nhãn 1 đối tượng hình?
 Nêu các thao tác xoá 1 đối tượng hình?
 Nêu các thao tác đổi tên, nhãn đối tượng hình?
Nêu các
 Nêu các thao tác phóng to, thu nhỏ đối tượng hình? 
 Nêu các thao tác di chuyển đối tượng hình?
5. Một số lệnh hay dùng
a) Dịch chuyển nhãn của đối tượng
- Dùng công cụ chọn và thực hiện thao tác kéo thả chuột xung quanh đối tượng đến vị trí mới. 
b) Làm ẩn một đối tượng hình học
- Nháy chuột phải lên đối tượng và chọn Show Object.
c) Làm ẩn/hiện nhãn của đối tượng
- Nháy chuột phải lên đối tượng và chọn Show label.
d) Xoá một đối tượng
C1 : Nháy chọn đối tượng và nhấn phím Delete.
C2: Nháy chuột phải lên đối tượng và chọn Delete.
e) Thay đổi tên, nhãn của đối tượng
- Nháy chuột phải lên đối tượng và chọn Rename. Gõ tên mới -> Apply.
g) Phóng to, thu nhỏ các đối tượng trên màn hình
- Nháy chuột phải lên đối tượng và chọn Room. 
h) Di chuyển toàn bộ các đối tượng hình học trên màn hình
- Giữ Ctrl + Chuột trái và thao tác kéo thả chuột.
Hoạt động 3
- GV: Yêu cầu học sinh lần lượt làm lại tất cả các thao tác đã học và làm các bài tập SGK trang 125.
- GV: Chú ý đi xung quanh hướng dẫn HS các thao tác khó. 
 Kiểm tra việc thực hành của học sinh. Sửa sai và cho điểm.
6. Bài tập thực hành
a. Vẽ tam giác ABC với trọng tâm G và 3 đường tiếp tuyến.
b.Vẽ tam giác ABC với đường cao và trực tâm H.
c.Vẽ tam giác ABC với 3 đường phân giác cắt nhau tại điểm I.
d.Vẽ hình bình hành ABCD.
4. Củng cố
 - Nhận xét tiết thực hành của lớp (khen thưởng nhóm nào, phê bình nhóm nào)
 - GV nhận xét đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm, tuyên dương các nhóm thực hành tốt
5. Dặn dò
 - Ôn lại những kiến thức đã học từ đầu năm đến giờ
6. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 12. Học về hình hình học động với GeoGebra - Trần Thị Mỹ Châu - Trường THCS Gio Hải.doc