I. MỤC TIÊU.
ã Kiến thức:
- Học sinh biết các lệnh điều khiển trong phần mềm mô phỏng Hệ Mặt Trời.
- Học sinh biết được các hành tinh trong hệ mặt trời và biết được quỹ đạo quay của các hành tinh đó.
ã Kĩ năng:
- Thao tác với phần mềm trên máy tính.
- Quan sát hệ mặt trời và các vì sao bằng phần mềm mô phỏng hệ mặt trời.
ã Thái độ:
- Tuân thủ theo hướng dẫn của GV, thực hành nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
ã Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, phần mềm mô phỏng hệ mặt trời.
ã Học sinh:
- Đọc trước bài ở nhà.
Ngày soạn: 29.9.2009 Ngày giảng: 6A: 12 & 14.10.2009 6B: 14 & 15.10.2009 Tiết 15,16 - Bài 8 quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời I. Mục tiêu. Kiến thức: - Học sinh biết các lệnh điều khiển trong phần mềm mô phỏng Hệ Mặt Trời. - Học sinh biết được các hành tinh trong hệ mặt trời và biết được quỹ đạo quay của các hành tinh đó. Kĩ năng: - Thao tác với phần mềm trên máy tính. - Quan sát hệ mặt trời và các vì sao bằng phần mềm mô phỏng hệ mặt trời. Thái độ: - Tuân thủ theo hướng dẫn của GV, thực hành nghiêm túc. II. Đồ dùng dạy học. Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu, phần mềm mô phỏng hệ mặt trời. Học sinh: - Đọc trước bài ở nhà. III. Phương pháp. - Đặt vấn đề học sinh thảo luận nhúm thực hiện cỏc thao tỏc điều khiển, ghi nhận kết quả và đưa ra kết luận. IV. Tổ chức giờ học. Khởi động (7'): Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ. Đồ dùng dạy học: máy tính. Cách tiến hành: ? Trình bày các khu vực chính trên bàn phím? ? GV y/c HS thực hành gõ phím bằng phần mềm Mario. Giáo viên Học sinh Ghi bảng tiết 1 Hoạt động 1 (38') làm quen với phần mềm mô phỏng hệ mặt trời Mục tiêu: Học sinh biết các lệnh điều khiển trong phần mềm mô phỏng Hệ Mặt Trời. Đồ dùng dạy học: Máy tính, phần mềm mô phỏng Hệ Mặt Trời. Cách tiến hành: GV: Đã bao giờ các em tự hỏi trái đất của chúng ta quay quanh mặt trời như thế nào? / Hay là tại sao lại có hiện tượng Nguyệt thực, ? Tại sao lại có hiện tượng Nhật Thực. Để rõ hơn về những điều trên ta vào bài ngày hôm nay. Y/ c học sinh đọc sgk/3 ph ? Hãy cho biết tác dụng của nút orbits? ? nút view có tác dụng gì? ? Để thu nhỏ khung nhìn ta làm như thế nào? ? Để thay đổi tốc độ chuyển động của các hành tinh ta làm ntn? ? Hãy cho biết tác dụng của từng nút? - HS nghe. Quan sát, làm lại các thao tác g/v vừa làm mẫu. - HS trả lời đồng thời theo dõi gv thao tác trên máy. - HS trả lời đồng thời theo dõi gv thoa tác trên máy. * Giới thiệu về phần mềm: - Mặt trời mầu lửa đỏ nằm ở giữa trung tâm màn hình. - Các hành tinh trong hệ mặt trời nằm trên các quỹ đạo khác nhau quay xung quanh mặt trời. - Mặt trăng chuyển động như một vệ tinh quay quanh Trái Đất. 1. Các lệnh điều khiển quan sát. - Nút Orbits để hiện hoặc ẩn quỹ đạo chuyển động. - Nút View làm vị trí quan sát tự chuyển động. - biểu tượng Zoom để phóng to hoặc thu nhỏ khung nhìn. - biểu tượng speed để thay đổi vận tốc chuyển động của các hành tinh. - Các nút mũi tên nên, xuống, trái, phải để dịch chuyển khung nhìn. - biểu tượng quả cầu xanh để xem thông tin chi tiết của các vì sao. Kết luận: Hoạt động 2 (40') thực hành quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời bằng phần mềm mô phỏng hệ mặt trời Mục tiêu: Học sinh biết được các hành tinh trong hệ mặt trời và biết được quỹ đạo quay của các hành tinh đó, giải thích được các hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất, giải thích được hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực. Đồ dùng dạy học: Máy tính, phần mềm mô phỏng hệ mặt trời. Cách tiến hành: - GV yêu cầu học sinh quan sát trên màn hình, giáo viên hướng dẫn cách khởi động phần mềm. - Chia h/s làm 6 nhóm để thực hành. G/v đặt các câu hỏi: 1) Giải thích hiện tượng ngày và đêm. 2) Giải thích hiện tượng nhật thực, điều khiển khung nhìn phần mềm để quan sát được hiện tượng nhật thực. 3) Giải thích hiện tượng nguyệt thực, điều khiển khung nhìn phần mềm để quan sát được hiện tượng nguyệt thực. 4) sao Kim và sao Hoả sao nào ở gần Mặt trời hơn. 5) Trái đất nặng bao nhiêu, nhiệt độ trung bình trên trái đất là bao nhiêu. - Yêu cầu từng nhóm trình bày những gì khám phá được. - Gọi các nhóm khác tham gia bổ sung, đánh giá. - GV nhận xét. - H/s quan sát. - Làm lại các thao tác g/v vừa hướng dẫn. - H/s điều khiển khung nhìn cho thích hợp để quan sát hệ mặt trời. - Quan sát các chuyển động từ đó lần lượt trả lời các câu hỏi mà g/v đã đặt ra. - Các nhóm h/s trình bày những gì khám phá được. 2. Thực hành. Kết luận: * Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà ('): - Tổng kết: + Nhắc lại các lệnh điều khiển của phần mềm mô phỏng hệ mặt trời. + GV nhận xét phần thực hành của HS. - Hướng dẫn học ở nhà: + Tự khám phá thêm về trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời. + Xem lại tất cả các kiến thức đã học trong chương I và chương II để giờ sau chữa bài tập.
Tài liệu đính kèm: