Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản - Phan Thị Mỹ Trang - Trường THCS Nguyễn Tất Thành

I - MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài này HS cần:

- Biết được các thành phần cơ bản của một văn bản.

- Biết các quy tắc soạn thảo văn bản bằng Word.

- Nhận biết được con trỏ soạn thảo.

- Biết cách gõ văn bản tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ:

1- Nội dung:

• Giáo viên: Nghiên cứu kĩ bài 14 SGK và các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung bài học.

• Học sinh: Học kĩ Bài 13 và xem trước Bài 14.

2- Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị máy chiếu Projector; phiếu học tập.

 

doc 2 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1251Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản - Phan Thị Mỹ Trang - Trường THCS Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 Tiết : 39, 40
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Bài 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN
I - MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này HS cần:
- Biết được các thành phần cơ bản của một văn bản.
- Biết các quy tắc soạn thảo văn bản bằng Word.
- Nhận biết được con trỏ soạn thảo.
- Biết cách gõ văn bản tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
1- Nội dung:
Giáo viên: Nghiên cứu kĩ bài 14 SGK và các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung bài học.
Học sinh: Học kĩ Bài 13 và xem trước Bài 14.
2- Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị máy chiếu Projector; phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức lớp.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành phần của văn bản.
- Yêu cầu h/s quan sát tranh minh hoạ trong SGK/Tr71
? Hãy cho biết các thành phần cơ bản của Văn bản?
- GV khẳng định lại cho HS nắm rõ hơn về các thành phần cơ bản của văn bản.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập.
- H/s quan sát minh hoạ bằng hình ảnh trong SGK.
- Trả lời câu hỏi.
- Thảo luận nhóm.
1- Các thành phần của văn bản.
Kí tự: Các con chữ, số, kí hiệu... 
Dòng: Tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang kể từ lề trái sang lề phải là một dòng.
Đoạn: Gồm nhiều câu liên tiếp có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó tạo thành một đoạn văn bản, nhấn phím Enter để kết thúc đoạn.
Trang: Phần văn bản trên một trang in được gọi là trang văn bản.
Hoạt động 2: Con trỏ soạn thảo
- Y/c Hs quan sát con trỏ soạn thảo trên màn hình Word và cho biết hình dáng của con trỏ soạn thảo.
- Hướng dẫn HS nhận xét bổ sung 
? Con trỏ chuột và con trỏ soạn thảo văn bản có điểm gì khác nhau?
- GV thực hiện các thao tác dịch chuyển con trỏ soạn thảo, yêu cầu HS quan sát và tự rút ra nhận xét.
- GV khẳng định lại.
- HS quan sát và trả lời.
- HS nhận xét.
- H/s suy nghĩ trả lời
- H/s suy nghĩ rút ra nhận xét.
2- Con trỏ soạn thảo.
- Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình, nó cho biết vị trí của kí tự được gõ vào.
- Con trỏ soạn thảo di chuyển từ trái sang phải và tự động xuống dòng mới nếu nó đến vị trí cuối dòng.
* Các phím di chuyển con trỏ.
- Phím Home: đưa con trỏ soạn thảo về đầu dòng.
- Phím End: đưa con trỏ soạn thảo về cuối dòng.
- Các phím mũi tên sẽ đưa con trỏ soạn thảo di chuyển theo hướng chỉ.
- Page Up: đưa con trỏ về đầu trang.
- Page Down: đưa con trỏ về cuối trang.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quy tắc gõ văn bản trong Word.
? Hãy cho biết các dấu chấm, dấu phẩy...trong đoạn văn bản được đặt như thế nào?
GV hướng dẫn một số quy tắc cơ bản khi soạn thảo văn bản cần chú ý: Các dấu chấm, dấu phẩy, cách xuống dòng ...
- Yêu cầu HS quan sát một đoạn văn bản và chỉ ra các lỗi sai.
- Tìm hiểu nội dung quy tắc gõ văn bản trong Word, trả lời câu hỏi.
- H/s nghe, lĩnh hội.
3- Quy tắc gõ văn bản trong Word.
- Các dấu chấm(.), dấu phẩy (,), dấu hai chấm (:), dấu chấm phẩy (;), dấu chấm than (!), dấu chấm hỏi (?) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu sau đó vẫn còn nội dung.
- Các dấu mở ngoặc và các dấu mở nháy gồm các dấu (, {, [ , <, ‘ và “ phải được đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo.
- Các dấu đóng ngoặc và đóng nháy gồm ), }, ], >, ‘ và “ phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó.
- Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống (dấu cách Space bar).
- Nhấn phím Enter một lần để kết thúc một đoạn văn bản và chuyển sang đoạn văn bản mới.
Hoạt động 4: Gõ văn bản chữ Việt
 Gv: muốn soạn thảo văn bản bằng chữ Việt ta cần phần mềm hỗ trợ gõ. 
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết các kiểu gõ thông dụng nhất.
- Để xem trên màn hình và in được chữ Việt chúng ta còn cần các tệp tin đặc biệt cài sẵn trên máy tính. Các tệp tin này được gọi là phông chữ Việt. Em hãy cho biết phông chữ thường dùng để gõ văn bản?
Gv nhận xét, sửa, bổ sung.
HS nghe, lĩnh hội
- HS thực hiện y/c.
4- Gõ văn bản chữ Việt.
- Một số chương trình hỗ trợ gõ tiếng Việt như: UNIKEY, VIETKEY, ABC...
- Hai kiểu gõ phổ biến nhất hiện nay là kiểu TELEX và kiểu VNI. (xem bảng SGK)
- Một số phông chữ việt thường dùng như: VnTime, VnArial; VNI-Times, VNI-Helve; Time New Roman, Arial, Tohoma...
4- Củng cố, luyện tập.
Gọi 1 vài HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
5- Hướng dẫn về nhà:
Trả lời câu hỏi từ 1 à 4 SGK 74 và chuẩn bị bài thực hành số 5.
"Rút kinh nghiệm giờ dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 14. Soạn thảo văn bản đơn giản - Phan Thị Mỹ Trang - Trường THCS Nguyễn Tất Thành.doc