Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 16: Định dạng văn bản - Nguyễn Thị Hải Bích - Trường THCS Cộng Hòa

A/ Mục tiêu:

- Kiến thức: HS hiểu được thế nào là định dạng văn bản, có mấy loại định dạng văn bản.

- Kĩ năng: Nắm được các thao tác định dạng văn bản cơ bản khi sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ và sử dụng thanh bảng chọn để định dạng văn bản.

B/ Chuẩn bị của GV- HS:

- GV: Các hình ảnh minh hoạ.

- HS: SGK, vở ghi.

C/ Tiến trình Dạy – Học:

1, Ổn định tổ chức: (1’)

2, Kiểm tra bài cũ : (5’)

- GV đưa ra 2 câu hỏi và gọi 2 học sinh lên bảng trả lời:

Câu 1: Nêu sự giống và khác nhau của 2 phím BackSpace và phím Delete?

Câu 2: So sánh các lệnh sao chép và lệnh di chuyển?

- HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và cho điểm.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 16: Định dạng văn bản - Nguyễn Thị Hải Bích - Trường THCS Cộng Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dự giờ mẫu môn Tin học 6
Ngày dạy: 26/2/2010
Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Liên
Giáo sinh soạn: Nguyễn Thị Hải Bích
Bài soạn Tiết 46:
Bài 16: Định dạng văn bản
A/ Mục tiêu:
Kiến thức: HS hiểu được thế nào là định dạng văn bản, có mấy loại định dạng văn bản.
Kĩ năng: Nắm được các thao tác định dạng văn bản cơ bản khi sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ và sử dụng thanh bảng chọn để định dạng văn bản.
B/ Chuẩn bị của GV- HS:
GV: Các hình ảnh minh hoạ.
HS: SGK, vở ghi.
C/ Tiến trình Dạy – Học:
1, Ổn định tổ chức: (1’)
2, Kiểm tra bài cũ : (5’)
- GV đưa ra 2 câu hỏi và gọi 2 học sinh lên bảng trả lời:
Câu 1: Nêu sự giống và khác nhau của 2 phím BackSpace và phím Delete?
Câu 2: So sánh các lệnh sao chép và lệnh di chuyển?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và cho điểm.
3, Bài học mới:
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi bảng
-GV: Ở các bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về các thao tác soạn thảo văn bản đơn giản nhưng nếu muốn cho văn bản đó được trình bày đẹp hơn, dễ đọc hơn thì chúng ta phải thực hiện một số thao tác khác nữa nhằm tạo ra những thay đổi trên văn bản cũ ta sẽ có một văn bản mới với bố cục đẹp hơn. Các thao tác đó nói chung được gọi là định dạng văn bản.
- GV: Để định dạng một văn bản trước hết ta phải hiểu thế nào là định dạng văn bản.
- GV: Dựa vào SGK một em hãy cho biết thế nào là định dạng văn bản?
- HS: Trả lời.
- GV: Đưa ra 2 văn bản khác nhau 1 đã được định dạng và 1 chưa định dạng.Cho HS nhận xét về bố cục của chúng.Văn bản nào đẹp và dễ đọc hơn?
- HS: Trả lời.
- GV: Vậy mục đích của việc định dạng văn bản là gì?
- HS: Trả lời.
- GV: Có mấy loại định dạng văn bản?
- HS: Trả lời.
- GV: Thế nào là định dạng kí tự?
- HS: Trả lời.
- GV: Vậy các kí tự bao gồm những tính chất nào?
- HS: Trả lời.
- GV: Để định dạng kí tự ta có nhiều cách làm. Trong đó ta sẽ tìm hiểu 2 cách: Sử dụng các nút lệnh và sử dụng hộp thoại.
- GV: Cũng giống như các thao tác sao chép và di chuyển việc định dạng văn bản cũng tuân theo một số thao tác cơ bản. Vậy theo em các thao tác đó lần lượt thực hiện thế nào?
- HS: Trả lời: bao gồm 2 bước:
	+B1: Bôi đen phần văn bản đó.
	+B2: Chọn lệnh định dạng.
- GV: Nhắc lại kiến thức.
- HS: Theo dõi và ghi bài.
- GV: Quan sát hình vẽ thanh công cụ định dạng và cho biết có những nút lệnh định dạng nào?
- HS: Trả lời có các nút lệnh định dạng : phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ.
- GV: Cho HS làm bài tập 4 SGK trang 88.
- HS: Làm bài tập.
- GV: Nhận xét và hướng dẫn cho học sinh thực hiện các thao tác định dạng cần thiết.
1, Định dạng văn bản: (10’)
a, Khái niệm:
- Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí cảu kí tự ( con chữ, số, kí hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang.
b, Mục đích:
- VB dễ đọc.
- Bố cục đẹp.
- Người đọc dễ ghi nhớ nội dung cần thiết.
c, Phân loại:
Bao gồm 2 loại:
	- Định dạng kí tự.
	- Định dạng đoạn văn bản.
2, Định dạng kí tự (15’)
- Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự.
- Các tính chất:
	+ Phông chữ.
	+ Cỡ chữ.
	+ Kiểu chữ.
	+ Màu chữ.
a, Sử dụng các nút lệnh:
- Các bước thực hiện:
	+B1: Bôi đen phần văn bản cần định dạng.
	+B2: Chọn các nút lệnh để định dạng.
- Các nút lệnh định dạng:
 + Phông chữ: Nháy nút bên phải hộp Font 
và chọn phông thích hợp.
 + Cỡ chữ: Nháy nút bên phải hộp Size và chọn cỡ chữ cần thiết.
 +Kiểu chữ:
	Bold chữ đậm.
	Italic chữ nghiêng.
	Underline chữ gạch chân.
 + Màu chữ: Nháy nút bên phải hộp Font Color và chọn màu thích hợp.
4/ Luyện tập & củng cố: (10’)
- GV: Vận dụng các thao tác đã học làm bài tập sau:
- HS: Làm bài.
- GV: Nhận xét.Và gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- HS: Đọc bài.
Bài tập: Cho văn bản sau:
	Bác Hồ ở chiến khu
Một nhà sàn đơn sơ vách nứa.
Bốn bên suối chảy cá bơi vui
Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa.
Ánh đèn khuya còn sáng mãi trên đồi.
 Yêu cầu: thực hiện theo 2 cách.
1/ Định dạng tiêu đề của văn bản ở kiểu chữ đậm, cỡ chữ 18.
2/ Định dạng nội dung văn bản trên ở cỡ chữ 16, màu xanh. 
5, Hướng dẫn về nhà: (4’)
- Về nhà học bài cũ nắm vững ý nghĩa của các nút lệnh trên thanh công cụ & các lựa chọn trong hộp thoai Font.
- Làm các bài tập: 1,2,5 trong SGK trang 88.
*Hết*

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 16. Định dạng văn bản - Nguyễn Thị Hải Bích - Trường THCS Cộng Hòa.doc