Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 17: Định dạng đoạn văn bản

I. Mục đích, yêu cầu

 * Kiến thức: Nắm được các thao tác định dạng đọan văn bằng hai cách:

 sử dụng các nút lệnh và sử dụng hộp thoại Paragraph.

 * Kỹ năng: Vận dụng nội dung bài học định dạng một văn bản đơn giản. Rèn kỹ năng thao tác trên máy.

 * Thái độ: Có thái độ cẩn thận, tỉ mỉ, làm việc đúng quy trình.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

* GV : - Sách giáo khoa, giáo án, bài giảng truyền thống, bài giảng điện tử.

 * HS : - Sách giáo khoa, vở, viết, thước,

 - Đọc trước bài ở nhà.

 

doc 8 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1294Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 17: Định dạng đoạn văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/02/2012	 	 
Ngày giảng: 22/02/2012
Ngày điều chỉnh: 
Tiết 48
§17 : ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN 
I. Mục đích, yêu cầu
 * Kiến thức: Nắm được các thao tác định dạng đọan văn bằng hai cách:
 sử dụng các nút lệnh và sử dụng hộp thoại Paragraph.
 * Kỹ năng: Vận dụng nội dung bài học định dạng một văn bản đơn giản. Rèn kỹ năng thao tác trên máy.
 * Thái độ: Có thái độ cẩn thận, tỉ mỉ, làm việc đúng quy trình. 
II. Chuẩn bị của GV và HS:
* GV : - Sách giáo khoa, giáo án, bài giảng truyền thống, bài giảng điện tử. 
 * HS : - Sách giáo khoa, vở, viết, thước, 
 	 - Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình bài giảng.
Ổn định tổ chức lớp (1ph)
Lớp: 6A2
Sĩ số:	Vắng:
 2. Kiểm tra bài cũ (7ph)
Câu 1: 
Yêu cầu HS lên máy sử dụng nút lệnh định dạng văn bản đã có sẵn nội dung: 
Căn lề trái: 
Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
Căn lề phải: 
Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên.
Căn thẳng cả hai lề: 
Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc Có quãng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng về bị ướt.
Thụt dòng đối với tất cả các dòng của đoạn:
Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc lên hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời. 
Đáp án:
Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên.
Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc Có quãng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng về bị ướt.
Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc lên hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời. 
Câu 2:
 Hãy điền tác dụng định dạng đoạn văn của các nút lệnh sau đây :
 Nút dùng để 
 Nút dùng để định dạng .
 Nút dùng để định dạng 
 Nút dùng để định dạng .....
Đáp án: 
 Nút dùng để căn thẳng lề trái.
 Nút dùng để định dạng giảm mức thụt lề trái.
 Nút dùng để định dạng tăng mức thụt lề trái.
 Nút dùng để định dạng khoảng cách dòng trong đoạn văn.
3. Bài mới:
Đặt vấn đề:(1ph) Ở tiết trước chúng ta đã biết để định dạng đoạn văn bản như: căn lề, tăng hay giảm mức thụt lề, thay đổi khoảng cách các dòng trong đoạn văn. thì ta sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ. Vậy ngoài cách sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ ta còn cách một cách nữa để định dạng đoạn văn bản. Đó chính là cách sử dụng hộp thoại Paragraph.
- Vậy để sử dụng hộp thoại Paragraph thì ta phải làm như thế nào? Đó cũng chính là nội dung bài học ngày hôm nay.
Hoạt động 1:
 Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph (22ph)
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3. Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph.
- Quan sát và nhận xét.
* Hộp thoại Paragraph (Đoạn văn bản) được dùng để: 
Tăng hay giảm khoảng cách giữa các đoạn văn bản.
Thiết lập khoảng cách thụt lề dòng đầu tiên của đoạn.
* Cách sử dụng hộp thoại Paragraph:
B1: Ta đặt điểm chèn vào đoạn văn cần định dạng
B2: Mở hộp thoại Paragraph bằng cách sử dụng lệnh: Format/Paragraph
- Trình diễn hộp thoại Paragraph.
Trong đó: 
- Alignment: Căn lề cho đoạn trong đó:
+ Left: căn thẳng lề trái. 
+ Centered: căn giữa.
 + Right: căn thẳng lề phải.
 + Justified: Căn thẳng hai lề. 
- Indentation: chỉnh lề cho cả đoạn trong đó:
+ Left: độ rộng (độ thụt vào) lề trái đoạn tính từ lề trái văn bản.
+ Right: độ rộng (độ thụt vào) lề phải đoạn tính từ lề phải văn bản.
- Special: chỉnh lề đặt biệt, trong đó :
+ None: Bình thường.
+ Fist Line: dòng đầu thụt vào.
+ Hanging: cả đoạn, không kể dòng đầu thụt vào.
+ By : khoảng cách thụt vào.
- Nhóm Spacing : là nơi xác định khoảng cách giữa các dòng. Trong đó :
+ Before: khoảng trống phía trên (phía trước ) mỗi đoạn.
+ After : khoảng trống phía sau ( phía dưới) mỗi đoạn.
- Line Spacing : khoảng cách giữa các dòng trong đoạn, trong đó:
+ Single : cách dòng đơn.
+ Doulble : cách dòng đôi.
+ 1.5 line : cách 1 dòng rưỡi.
+ At least : cách dòng ít nhất
+ Exactly : cách dòng chính xác theo giá trị của con số do người dùng nhập, đơn vị là pt.
+ Mulitple : độ dãn dòng được nhân với con số bất kỳ.
- Quan sát HS làm và nhận xét.
- Minh họa.
- So sánh.
- Yêu cầu HS quan sát 2 đoạn văn đoạn 1 chưa định dạng đoạn 2 đã được định dạng và nhận xét về lề dòng đầu tiên của đoạn 2 so với đoạn 1?
- Nhận xét về khoảng cách giữa các dòng trong đoạn 2 với khoảng cách các dòng trong đoạn 1.
- GV nhận xét câu trả lời và đưa ra tác dụng của hộp thoại Paragraph.
- GV: vậy để định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại Paragraph ta cần làm gì?
- GV: ngoài cách đặt điểm chèn vào đoạn văn bản ta còn có cách nào để xác định đoạn văn bản cần định dạng?
- GV vừa thao tác trên máy vừa rút ra các bước để định dạng đoạn văn bản.
- Trình diễn hộp thoại Paragraph, ghi rõ công dụng từng phần trên hộp thoại và hướng dẫn các em sử dụng hộp thoại.
- GV thuyết trình công dụng từng phần trên hộp thoại.
- GV thuyết trình công dụng từng phần trên hộp thoại.
- GV thuyết trình công dụng từng phần trên hộp thoại.
- GV thuyết trình công dụng từng phần trên hộp thoại.
- Làm ví dụ minh hoạ cho các em xem về việc sử dụng hộp thoại Paragraph trong định dạng đoạn văn.
- Gọi HS lên làm thử.
- GV: Khi thực hiện lệnh định dạng cho một đoạn văn bản chúng ta có cần chọn cả đoạn văn bản hay không?
- Nhận xét.
- GV: Ngoài ra ta có thể sử dụng thước ngang để điều chỉnh 1 số thuộc tính lề của đoạn văn.
- Ngoài ra ta có thể sử dụng các phím tắt
+ Ctrl + L: căn trái.
+ Ctrl + R: căn phải.
+ Ctrl + C: Căn giữa.
+ Ctr + J: Căn đều 2 bên.
- Với những kiến thức mà các em đã tiếp thu được ở những tiết trước và tiết này. Các em có nhận xét gì về hộp thoại Font và hộp thoại Paragraph?
- HS quan sát và trả lời: 
- Lề dòng đầu tiên của đoạn 2 thụt vào phía trong so với đoạn 1.
- Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn 2 tăng lên so với các dòng trong đoạn 1.
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS: xác định đoạn văn bản cần định dạng.
- HS trả lời: dùng chuột bôi đen chọn đoạn văn bản cần định dạng.
- HS quan sát và ghi bài
- HS quan sát và ghi bài.
- HS quan sát và ghi bài.
- HS quan sát và ghi bài.
- HS quan sát và ghi bài.
- HS quan sát và ghi bài.
- Quan sát.
- Tiến hành làm cho GV và cả lớp xem.
- HS: Để định dạng đoạn văn, em chỉ cần đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản và sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.
- HS quan sát.
So sánh: 
* Giống nhau: 
- Cả hai hộp thoại đều dùng để định dạng trang.
- Có những thuộc tính tương đương với các nút lệnh trên thanh công cụ.
*Khác nhau:
- Hộp thoại Font để định dạng kí tự.
- Hộp thoại Paragraph để định dạng đoạn văn bản.
4. Củng cố (13ph)
GV cho HS làm bài tập
Bài 1: Thao tác nào dưới đây không phải là thao tác định dạng đoạn văn:
Thay đổi kiểu chữ thành chữ in nghiêng.
Tăng khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn bản.
Căn giữa đoạn văn bản.
Chọn chữ màu xanh.
Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Đáp án: a), d)
Bài 2: Hãy chỉ ra các lựa chọn định dạng đoạn văn trên hộp thoại Paragraph tương đương với các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.
Đáp án: 
1-a: Kiểu căn lề
2-d, c, e: Khoảng cách dòng, đoạn. Thụt đầu dòng.
3-b: Khoảng cách lề.
Bài 3: Giải thích các thành phần trên hộp thoại Paragraph được đánh dấu bằng các chữ (A), (B), (C), (D), (E), và (F) ở hình dưới đây:
A
B
C
D
E
F
Đáp án:
A: Căn lề
B: Khoảng cách lề
C: Khoảng cách đến đoạn văn trên
D: Khoảng cách đến đoạn văn dưới
E: Thụt lề dòng đầu tiên
F: Khoảng cách giữa các dòng.
5. Dặn dò (1ph)
- GV:Về nhà nhớ học bài và làm các bài tập 3, 4, 5, 6 SGK trang 91.
- Tiết sau thực hành.
IV. Rút kinh nghiệm
V. Nhận xét của giáo viên chỉ đạo:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 17. Định dạng đoạn văn bản (3).doc