Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 17: Định dạng đoạn văn bản - Bàn Văn Đoan

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu được nội dung và mục tiêu của định dạng đoạn văn.

 - Biết được các nội dung định dạng đoạn văn.

 2. Kĩ năng:

 - Biết cách thực hiện được các thao tác định dạng đoạn văn.

 - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử của học sinh

 - Rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm

 3. Thái độ:

 - Học sinh nghiêm túc, chú ý lắng nghe bài giảng;

 - Học sinh hiểu bài và hứng với bài học;

 - Học sinh ngày càng yêu thích sử dụng máy tính, khám phá phần mền soạn thảo và yêu thích môn học hơn.

II. CHUẨN BỊ:

 GV: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu.

 HS: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 17: Định dạng đoạn văn bản - Bàn Văn Đoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người hướng dẫn: Vũ Thị Thu Hà
H-T giáo sinh: Bàn Văn Đoan
Lớp: K9 SPTin Trường: CĐSP Hà Giang
Trường thực tập: Trường THCS Yên Biên
Lớp dạy
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6A1
6
6
Tiết: 49
 Bài 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN (tiếp)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Hiểu được nội dung và mục tiêu của định dạng đoạn văn.
 - Biết được các nội dung định dạng đoạn văn.
 2. Kĩ năng:
 - Biết cách thực hiện được các thao tác định dạng đoạn văn.
 - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử của học sinh
 - Rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm
 3. Thái độ:
 - Học sinh nghiêm túc, chú ý lắng nghe bài giảng;
 - Học sinh hiểu bài và hứng với bài học;
 - Học sinh ngày càng yêu thích sử dụng máy tính, khám phá phần mền soạn thảo và yêu thích môn học hơn.
II. CHUẨN BỊ: 
 GV: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu.
 HS: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY:
HĐ CỦA GIÁO
VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt đông 1: Kiểm tra bài cũ(5p)
Gv: Đặt câu hỏi:
? Khi thực hiện định dạng đoạn văn thì ta đã thay đổi những tính chất nào trong đoạn văn?
- Gv: gọi một hs trả lời câu hỏi.
- Gv:Cho hs khác nhận xét, đánh giá cho điểm
- Gv: Nhận xét, chốt lại kiến thức.
Như ở tiết trước chúng ta đã biết để định dạng đoạn văn bản thì người ta sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để định dạng đoạn văn bản như: căn lề, tăng hay giảm mức thụt lề,Nhưng làm sao để xác định được khoảng cách giữa đoạn văn bản trên với đoạn văn bản dưới ta phải làm như thế nào? Để làm được điều đó hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các em nội dung mới của bài là “Sử dụng hộp thoại Paragraph để định dạng đoạn văn bản”
- Vậy để sử dụng hộp thoại Paragraph thì ta phải làm như thế nào? Đây là nội dung tiếp theo của bài mà ta cần tìm hiểu.
- Hs: nghe câu hỏi
-Hs: trả lời
-Hs: trả lời
- Hs: nhận xét
- Hs: lắng nghe
-Đáp án:
- Các tính chất của định dạng đoạn văn bản
Kiểu căn lề
Vị trí của cả đoạn văn bản
Khoảng cách lề của dòng đầu tiên
Khoảng đến đoạn văn trên hoặc dưới
Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn
Hoạt động 2: Nội dung bài mới(28p)
-Gv: Cho hs nghiên cứu sgk.
- Gv: Đặt câu hỏi:
? Hộp thoại Pragraph được dùng để làm gì? 
? Vậy thì để mở hộp thoại Pragraph chúng ta thực hiện những thao tác nào.
-Gv: gọi hs trả lời
-Gv: gọi hs khác nhận xét.
-Gv: nhận xét chốt lại kiến thức
-Gv:chiếu hộp thoại Paragraph cho hs quan sát, chỉ rõ công dụng từng phần trên hộp thoại và hướng dẫn các em sử dụng hộp thoại.
- Gv: Làm ví dụ minh hoạ cho các em xem về việc sử dụng hộp thoại Paragraph trong định dạng đoạn văn.
- Gv: - Gọi HS lên làm thử.
- Gv: quan sát hướng dẫn, bao quát lớp.
-Hs: nghiên cứu sgk
-Hs: nghe câu hỏi
-Hs: nghe câu hỏi
-Hs: trả lời
-Hs: nhận xét
-Hs: nghe, ghi bài vào vở
- Hs: lắng nghe, quan sát.
-Hs: quan sát ví dụ.
- Hs:lên thực hiện.
3. Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph.
* Hộp thoại Paragraph (Đoạn văn bản) được dung để: 
Tăng hay giảm khoảng cách giữa các đoạn văn bản.
Thiết lập khoảng cách thụt lề dòng đầu tiên của đoạn .
* Cách mở hộp thoại Paragraph.
- Đưa con trỏ vào đoạn văn muốn định dạng chọn Format/ Paragraph hộp thoại Paragraph xuất hiện.
Trong đó: 
- Alignment: Căn lề
- Indentation: Khoảng cách lề
- Special: Thụt lề dòng đầu tiên
- Line spacing: Khoảng cách giữa các dòng
- Before: Khoảng cách đến đoạn văn trên
- After: Khoảng cách đến đoạn văn dưới
- Sau khi định dạng xong nhấn OK.
Hoạt động 3: Củng cố luyện tập(10p)
-Gv: cho học sinh làm các bài tập củng cố: 
 Bài tập 1:Với những kiến thức mà các em đã tiếp thu được ở những tiết trước và tiết này. Các em có nhận xét gì về hộp thoại Font và hộp thoại Paragraph?
-Gv: Chia nhóm thảo luận
-Gv: gọi đại diện các nhóm trả lời.
- Gv: nhận xét chốt lại kiến thức.
Bài tập 2: Cho 1 đoạn văn bản cho hs thực hiện: 
*Căn lề 2 bên, khoảng cách giữa các dòng là 1.5.
*Khoảng cách đến đoạn văn bản trên 6, khoảng các đến đoạn văn bản dưới 12.
-Hs: nghe câu hỏi
-Hs: chia nhóm, thảo luận câu hỏi.
-Hs: đại diện các nhóm trả lời.
-Hs: chú ý nghe
-Hs: nghe câu hỏi, lên thực hiện.
So sánh: 
* Giống nhau: 
- Cả hai hộp thoại đều dùng để định dạng trang.
- Có những thuộc tính tương đương với các nút lệnh trên thanh công cụ.
*Khác nhau:
- Hộp thoại Font để định dạng kí tự.
- Hộp thoại Paragrraph để định dạng đoạn văn bản.
Hoạt động 4: Dặn dò - hướng dẫn về nhà(2p)
-Về nhà học bài cũ,thực hành lại các thao tác định dạng văn bản bằng hai cách: sử dụng nút lệnh, hộp thoại Paragraph.
-Làm bài tập 5, 6 SGK trang 91.
- Nghiên cứu trước bài mới bài thực hành 7.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 17. Định dạng đoạn văn bản - Bàn Văn Đoan.doc