Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 17: Định dạng đoạn văn bản - Phạm Thị Trúc Linh

I. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Kiến thức:

- Biết được các tính chất của đoạn văn bản khi định dạng

- Biết một số nút lệnh để định dạng đoạn văn bản.

- Hiểu được định dạng đoạn văn bản là thay đổi tính chất của toàn bộ đoạn văn bản.

Kỹ năng:

- Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn bản hợp ý, đúng yêu cầu

Thái độ:

- Tập trung, nghiêm túc, cẩn thận.

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1387Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 17: Định dạng đoạn văn bản - Phạm Thị Trúc Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
GVHD: Lê Kim Dung
SV: Phạm Thị Trúc Linh
Ngày soạn: 07/03/2013
Tiết 49: 
BÀI 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN
(Tiết1)
I. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Kiến thức:
Biết được các tính chất của đoạn văn bản khi định dạng
Biết một số nút lệnh để định dạng đoạn văn bản.
Hiểu được định dạng đoạn văn bản là thay đổi tính chất của toàn bộ đoạn văn bản.
Kỹ năng:
Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn bản hợp ý, đúng yêu cầu
Thái độ:
Tập trung, nghiêm túc, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: SGK, giáo án, Powerpoint.
Học sinh: SGK.
III. KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG:
Kiểm tra bài cũ: (10’)
Câu 1: Hãy nêu công dụng của các nút lệnh sau đây
Nút dùng để định dạng.
Nút dùng để định dạng
Nút dùng để định dạng
Nút dùng để định dạng.
Câu 2: Em thực hiện một thao tác định dạng kí tự, chẳng hạn định dạng kiểu chữ đậm hay nghiêng. Thao tác đó sẽ:
a. Có tác dụng đến toàn bộ văn bản
b. Có tác động đến toàn bộ văn bản mà con trỏ soạn thảo đang ở đó
c) Chỉ có tác động đến phần văn bản được chọn hoặc văn bản sẽ được gõ vào sau đó tại vị trí con trỏ soạn thảo
d. Tất cả các phương án trên đều sai
Câu 3: Em hãy tìm các từ chỉ màu sắc trong đoạn văn và hãy định dạng lại cho phù hợp?(Bài sắc màu em yêu)
Nội dung bài mới
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
BÀI 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN
1. Định dạng đoạn văn
* Khái niệm:
Định dạng đoạn văn bản là thay đổi các tính chất:
+ Kiểu căn lề 
+ Vị trí lề của cả đoạn văn bản so với toàn trang
+ Khoảng cách lề của dòng đầu tiên 
 + Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới 
 + Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.
* Lưu ý:
+ Định dạng đoạn văn thay đổi tính chất toàn bộ đoạn văn bản.
- GV dẫn dắt vào bài mới: Định dạng kí tự là thay đổi các tính chất gì?
- HS: Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay các nhóm kí tự: phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc
- GV: Các em đã được học cách định dạng kí tự, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem, định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất gì, và cách để định dạng một đoạn văn.
BÀI 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN
1. Định dạng đoạn văn (15’)
- GV cho HS quan sát 2 đoạn văn bản và so sánh sự khác biệt (trên PowerPoint)
+ Văn bản 1: chưa được định dạng đoạn văn 
+ Văn bản 2: đã được định dạng
- GV phân tích kĩ văn bản 2
Tựa “Biển đẹp” ở giữa trang giấy.
Đoạn “Buổi sớm trời xanh.” Và “Lại đến rắc lên.” – có thụt lề dòng đầu tiên, có căn lề trái, căn thẳng hai lề.
Đoạn “Rồi một ngàybị ướt” – cả đoạn đều thụt lề, có căn lề trái và căn thẳng hai lề.
Cả đoạn văn bản có khoảng cách giữa các dòng lớn. (gợi ý cho HS)
- GV kết luận: Những sự khác biệt đó là do chúng ta định dạng đoạn văn bản. Vậy định dạng đoạn văn bản là thay đổi các tính chất nào của đoạn văn bản đó?
- GV gọi ba HS phát biểu lại định nghĩa
- GV giới thiệu các tính chất khi định dạng một đoạn văn bản (GV đưa hình chụp màn hình Word có một văn bản nhiều đoạn văn để minh họa)
+ Kiểu căn lề (trái, phải, giữa, đều) 
+ Vị trí lề của cả đoạn văn bản so với toàn trang
(cả đoạn văn thụt lề)
+ Khoảng cách lề của dòng đầu tiên (thụt lề dòng đầu tiên)
 + Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới 
 + Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.
- HS ghi bài.
- GV đưa một hình chụp của một văn bản đã được định dạng và hỏi các đoạn văn bản đó đã được định dạng những tính chất nào. (Văn bản “Chim họa mi hót”).
- HS:
 + Đoạn 1: Tiêu đề: canh đều, đổi màu chữ.
 + Đoạn 2: “Chiều nào cũng vậy  mà hót.” : Canh đều, thụt lề dòng đầu tiên.
 + Đoạn 3: “Hình như nó vui  cỏ cây.” : Canh đều hai bên.
 + Đoạn 4: “Hót một lúc lâu  bóng đêm dày.” : Canh trái, cả đoạn văn thụt lề.
 + Đoạn 5: “Rồi hôm sau  bay vút đi” : Canh đều
 + Đoạn 6: Còn lại: Canh phải.
- GV minh họa trên Word
- GV định dạng đoạn văn bản và lưu ý cho HS
 + Định dạng đoạn văn thay đổi tính chất toàn bộ đoạn văn bản.
2. Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn
Các nút lệnh để định dạng văn bản:
- Căn lề:
 + Căn thẳng lề trái 
 + Căn giữa 
 + Căn thẳng lề phải 
 + Căn thẳng hai lề 
- Thay đổi lề cả đoạn văn
+ Tăng mức thụt lề trái 
+ Giảm mức thụt lề trái 
- Khoảng cách dòng trong đoạn văn 
* Chú ý: Các lệnh định dạng có tác dụng đến toàn bộ đoạn văn bản
2. Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn (20’)
- GV: Cho HS xem một đoạn clip và quan sát sự thay đổi của đoạn văn khi sử dụng các nút lệnh
- GV hỏi: Sau khi xem đoạn clip, em hãy nêu công dụng của các nút lệnh sau
- Căn lề:
 + Căn thẳng lề trái 
 + Căn giữa 
 + Căn thẳng lề phải 
 + Căn thẳng hai lề 
- Thay đổi lề cả đoạn văn
+ Tăng mức thụt lề trái 
+ Giảm mức thụt lề trái 
- Khoảng cách dòng trong đoạn văn 
- GV lưu ý: chỉ cần nhìn vào biểu tượng của nút lệnh là có thể dễ dàng nhận ra chức năng của nút lệnh đó
- GV thao tác mẫu trên Word để HS thấy sự thay đổi của đoạn văn khi nhấn các nút lệnh
- GV cho HS quan sát các thao tác định dạng đoạn văn bản khi:
 + Chọn cả đoạn văn bản
 + Chọn một phần đoạn văn bản
 + Chỉ đặt con trỏ soạn thảo vào trong đoạn văn bản
- HS: Với cả ba thao tác, tác dụng của các lệnh định dạng văn bản là như nhau.
* Chú ý: Các lệnh định dạng có tác dụng đến toàn bộ đoạn văn bản
- GV đặt vấn đề: Nếu trên thanh công cụ, không có các nút lệnh định dạng đoạn văn thì ta xử lí như thế nào?
- GV hướng dẫn HS hiển thị các nút lệnh cần sử dụng: Nháy chuột phải vào thanh công cụ, chọn Add or Remove Buttons, chọn Formatting, nháy chuột đánh dấu các nút lệnh cần sử dụng. (Minh họa hình vẽ trên Powerpoint và thao tác mẫu)
- GV giới thiệu một số phím tắt để định dạng đoạn văn:
 + Căn lề trái:   (Ctrl + L)
 + Căn lề giữa:  (Ctrl + E)
 + Căn lề phải:    (Ctrl + R)
 + Dàn đều chữ sang 2 bên lề:   (Ctrl + J)
 + Thụt lề dòng đầu tiên của đoạn văn: Ctrl+M
 + Cả đoạn văn thụt lề: Ctrl + T
* Củng cố (5’)
Câu 1: Muốn định dạng đoạn văn bản, em có cần chọn cả đoạn văn bản không?
Cần
Không cần, chỉ cần đặt con trỏ soạn thảo trên đoạn văn đó
Câu 2: Hãy ghép mỗi nút lệnh ở cột A ứng với tác dụng tương ứng ở cột B
A
B
1) 
a) giảm khoảng cách lề đoạn văn
2) 
b) điều chỉnh khoảng cách các dòng trong đoạn văn
3) 
c) căn thẳng hai lề đoạn văn bản
4) 
d) căn thẳng lề phải đoạn văn bản
5) 
e) căn thẳng lề trái đoạn văn bản
6) 
f) căn giữa đoạn văn bản
7) 
g) tăng khoảng cách lề đoạn văn bản
- HS: 1 – e ; 2 – f ; 3 – d ; 4 – c ; 5 – g ; 6 – a ;
 7 – b
Câu 3: Em hãy định dạng đoạn văn cho văn bản “Sắc màu em yêu”

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 17. Định dạng đoạn văn bản - Phạm Thị Trúc Linh.doc