I. Mục tiêu:
- Biết được khi nào thì thông tin nên tổ chức dưới dạng bảng.
- Tạo được bảng đơn giản và thực hiện được một số thao tác cơ bản nhất với bảng.
II. Phương pháp:
- Thuyết trình, gợi mở.
III. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Phấn màu, sách, màn hình và máy vi tính (nếu có)
- Học sinh: sách, tập, viết.
IV. Nội dung:
1- Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp
2- KTBC:
3- Bài mới:
Tuần: 31 Ngày soạn: 08/04/10 Tiết: 60 Ngày dạy: 10/04/10 Bài 21 TRÌNH BÀY CÔ ĐỌNG BẰNG BẢNG I. Mục tiêu: - Biết được khi nào thì thông tin nên tổ chức dưới dạng bảng. - Tạo được bảng đơn giản và thực hiện được một số thao tác cơ bản nhất với bảng. II. Phương pháp: - Thuyết trình, gợi mở. III. Chuẩn bị: - Giáo viên: Phấn màu, sách, màn hình và máy vi tính (nếu có) - Học sinh: sách, tập, viết. IV. Nội dung: 1- Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp 2- KTBC: 3- Bài mới: Giáo viên Học sinh Nội dung 1.Hoạt động 1: Giới thiệu cho học sinh biết trình bày cô đọng là trình bày như thế nào. Và hỏi học sinh khi nào cần phải trình nội dung dưới dạng bảng. GV: lấy một ví dụ trình bày bằng từ ngữ và trình bày bằng bảng để học sinh so sánh. 2. Hoạt động 2: Tạo bảng: - GV: giảng cho học sinh biết thế nào là bảng - GV cho học sinh nhìn sách gk và chỉ cho học sinh quan sát và tìm ra nút Insert table trên thanh công cụ và cho hs phát biểu các bước để tạo bảng. - Chú ý: tương tự như các thao tác chèn ảnh, muốn chèn bảng vào vị trí nào thì ta phai xác định trước. - GV giảng cho học sinh biết cách đưa nội dung vào ô trong bản 3. Hoạt động 3 - Trong nhiều trường hợp độ rộng của cột không đủ để hiển thị một nội dung nào đó. Đôi lúc, nội dung thì ngắn nhưng độ rộng của cột quá lớn vì vậy chúng ta cần phải thay đổi độ rộng hay hẹp của cột để có một bảng cô đọng, đẹp mắt. Đối với hàng cũng tương tự như trường hợp trên. - GV lấy ví dụ minh họa cho học sinh dễ hiểu. - Nghe giảng và trả lời câu hỏi. - HS quan sát và so sánh giữa hai cách trình bày - Hs nghe giảng - HS nhìn sách và trả lời - HS nêu được 3 bước để tạo bảng. - HS nghe giảng và ghi chép - HS nghe giảng. - HS quan sát. - Nhiều nội dung văn bản nếu được diễn đạt bằng từ ngữ sẽ rất dài dòng, đặc biệt là rất kó so sánh. Khi đó bảng sẽ là hình thức trình bày cô đọng, dễ hiểu và dễ so sánh hơn. - Ví dụ về cách ghi bảng điểm của một số học sinh. - Vùng giao nhau giữa cột (đứng, tính từ trên xống) và hàng (nằm ngang, tính từ trái sang phải) tạo thành một ô. Tập hợp nhiều ô tạo thành một bảng. - Các bước để tạo bảng: B1: Xác định vị trí chèn bảng. B2: Chọ nút lệnh Insert table trên thanh công cụ chuẩn. B3: Nhấn giữ nút trái chuột và di chuyển chuột để chọn số hàng, số cột cho bảng rồi thả nút chuột. - Muốn đưa nội dung vào ô nào ta nháy chuột vào ô đó để đặt con trỏ soạn thảo. làm việc với nội dung văn bản trên các ô đó giống như với văn bản trên một trang riêng biệt. 3. Thay đổi độ rộng của cột hay độ cao của hàng - Muốn thay đổi độ rộng hay hẹp của cột ta đưa con trỏ chuột vào biên phải của cột cần mở rộng, con chuột chuyển thành dạng mũi tên nằm ngang. Kéo sang trái để thu hẹp hay sang phải để mở rộng. - Tương tự đối với hàng ta đưa con trỏ chuột vào biên dưới của hàng rồi kéo thả xuống hoặc lên để thay đổi độ cao hoặc hẹp của hàng. 4- Cũng cố: GV cho học sinh nêu lại 3 bước để tạo bảng. Cách để thay đổi kích thước của cột hay hàng. GV nhắc lại. 5- Dặn : Học bài cũ và đọc trước nội dung còn lại để tiết sau học tốt. V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 32 Ngày soạn: 09/04/10 Tiết: 61 Ngày dạy: 14/04/10 Bài 21 TRÌNH BÀY CÔ ĐỌNG BẰNG BẢNG I. Mục tiêu: - Biết được khi nào thì thông tin nên tổ chức dưới dạng bảng. - Tạo được bảng đơn giản và thực hiện được một số thao tác cơ bản nhất với bảng. II. Phương pháp: - Thuyết trình, gợi mở. III. Chuẩn bị: - Giáo viên: Phấn màu, sách, màn hình và máy vi tính (nếu có) - Học sinh: sách, tập, viết. IV. Nội dung: 1- Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp 2- KTBC: 3- Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 4. Hoạt động 4: Chèn thêm hàng hoặc cột - Trong nhiều trường hợp, ví dụ như danh sách lớp em có một bạn mới chuyển về trường, vì thế em phải ghi tên bạn này vào danh sách đúng vị trí theo vần trong danh sách. Muốn thực hiện được em phải chèn thêm một dòng vào vị trí đó. - Đối với cột: Ví dụ trong danh sách lớp ta có các cột: Họ tên; ngày sinh; ghi chúta cần thêm một cột nữa để ghi địa chỉ của các hs vậy ta thực hiện như thế nào? 5. Hoạt động 5: - Nếu chọn hai cột của bảng và nhấn Delete trên bàn phím để xóa hai cột đó, em sẽ thấy rằng chỉ nội dung của các ô trong cột bị xóa, còn các cột thì không. - Vậy để xóa thực sự các hàng hoặc cột hay bảng ta thực hiện như thế nào. - GV cho học sinh dọc ghi nhớ - HS nghe giảng - HS trả lời. - HS ghi chép nội dung vào vở. - HS nghe giảng và trả lời. - HS dọc ghi nhớ 2 lần rồi ghi chép vào vở. 4. Chèn thêm hàng hoặc cột. a/ Chèn hàng: - di chuyển con trỏ soạn thảo sang bên phải bảng (ngoài cột cuối cùng) và ấn Enter. b/ Chèn cột: + Đưa con trỏ soạn thảo vào một ô trong cột + Chọn lệnh Table -> Insert -> Columns to the Left (chèn vào bên trái), hoặc Table -> Insert -> Columns to the Right (chèn vào bên phải). 5. Xóa hàng, cột hoặc bảng: + Xóa hàng: Table -> Delete -> Rows + Xóa cột: Table -> Delete -> Columns. + Xóa bảng: Table -> Delete -> Table. 4. Củng cố và dặn dò: - GV nhắc lại nội dung của bài và dặn HS học bài cũ. V. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: