Giáo án Tin Học lớp 7 - Năm học 2014 - 2015

PHẦN 1. BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ

Tiết 1 - Bài 1. CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?

I. MỤC TIÊU

 1.Kiến thức:

 - Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và trong học tập.

 2. Kĩ năng:

 - Biết được các chức năng chung của chương trình bảng tính.

 3. Thái độ:

 - Ham thích tìm hiểu về tính năng của chương trình bảng tính Excel.

II. CHUẨN BỊ

 - GV: Sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng phụ, giáo án

 - HS: Sách giáo khoa, đọc trước bài Chương trình bảng tính là gì?, vở ghi, ôn lại tính năng chung của phần mềm soạn thảo văn bản Word.

III. PHƯƠNG PHÁP:

 

doc 158 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 831Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin Học lớp 7 - Năm học 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Biết tính khoảng cách giữa hai vị trí trên bản đồ
HS: Tính khoảng cách từ Hà Nội tới Bắc Kinh và các nơi khác.
HS: Thực hành tiếp theo yêu cầu của GV.
HS: chú ý quan sát, theo dõi và thực hiện.
HS: Thực hành tiếp theo yêu cầu của Gv.
HS: Nhóm 2 vào thực hành sau khi nhóm 1 đã thực hành song.
Hoạt động 1:Củng cố (10 phút)
GV: Yêu cầu HS làm theo nhóm; Xem nhóm nào làm nhanh; và thu hoạch được những gì? Trình bày lại ngắn gọn trong phiếu học tập ( điền đầy đủ thông tin vào theo mẫu)
HS: Thực hiện theo nhóm
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm: .
Họ & Tên HS:1./ .	 5./ 
	2./ .	 6./ 
	3./ .	 7./ 
	4./ .	 8./ 
Câu hỏi:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Câu 1./ Em hãy cho biết ý nghĩa của các nút lệnh trong phần mềm Earth Explorer mà em đã được học SGK 7: 
Trong đó:
1	6
2	7
3	8
4	9
5	10.
Câu 2./ Em có thể dịch chuyển quả địa cầu bằng các phím mũi tên trên bàn phím được không?
Câu 3./ Em hãy cho biết ý nghĩa các nút lệnh trong menu Maps?
Câu 4./ Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa quả địa cầu của phần mềm Earth Explorer với quả địa cầu của mô hình quả địa cầu ?
 3. Dặn Dò: (1 phút)
 - Học lại bài, đọc trước nội dung bài 5: Thao tác với bảng tính.
Lưu ý khi sử dụng giáo án
................................................................................................................................................................................................................................................................................
TuÇn 14
Ngày soạn: 13.11.2013
Ngày dạy : 18.11.2013
kí duyệt ngày:
Tiết 27- Baøi 5 THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH
I. MUÏC TIEÂU
1.Kieán thöùc:
- Biết cách điều chỉnh độ rộng của cột và độ cao của hàng, chèn thêm , xoá cột và hàng, sao chép và di chuyển dữ liệu, sao chép công thức.
- Hiểu được sự thay đổi của địa chỉ ô tính khi sao chép công thức.
2. Kó naêng: 
- Biết điều chỉnh độ rộng của cột và độ cao của hàng.
- Biết chèn thêm , xoá cột và hàng.
- Biết sao chép và di chuyển dữ liệu.
- Biết sao chép công thức.
3. Thaùi ñoä:
- Có ý thức vận dụng các thao tác với bảng tính vào phục vụ việc học tập.
II. PHAÀN CHUAÅN BÒ 
- GV: SGK, Sách tham khảo, phòng máy, bảng phụ, USB, .
- HS: SGK, ôn bài, xem trước nội dung bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đặt vấn đề để học sinh trao đổi và đưa nhận xét. Tận dụng vốn hiểu biết “ một cách tự nhiên của học sinh”
- Học sinh đọc SGK, quan sát và tổng kết
IV. TIEÁN TRÌNH BAØI DAÏY
1. Ổn định lớp: (1 phút)
Nhắc nhở HS trật tự chuẩn bị vào bài
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
GV: Đặt câu hỏi
- Hàm là gì? Cú pháp của hàm gồm những gì?
GV: Nhận xét, cho điểm
HS: Trả lời
Hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể.
Cú pháp hàm gồm dấu =tên hàm (biến (a,b,c))
HS: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thao tác Điều chỉnh độ rộng của cột và độ cao của hàng (12 phút)
GV: Điều chỉnh độ rộng cột khi dãy kí tự quá dài hiển thị ở các ô bên phải; cột quá rộng; dữ liệu số quá dài sẽ xuất hiện các kí hiệu ##.
- Để điều chỉnh độ rộng cột em làm thế nào?
- Để thay đổi độ cao hàng em làm thế nào?
GV: Nháy đúp chuột trên vạch phân cách cột hoặc hàng sẽ điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng vừa khít với dữ liệu có trong cột và hàng đó.
HS: Trả lời.
HS: Trả lời.
- Thực hiện hai thao tác điều chỉnh cột và hàng trên máy.
HS: Thực hiện thủ thuật này trên máy, nhận xét.
1. Điều chỉnh độ rộng của cột và độ cao của hàng
- Đưa con trỏ chuột vào vạch phân cách 2 cột hoặc 2 dòng.
- Kéo thả sang phải, trái/lên, xuống để mở rộng hoặc thu hẹp độ rộng hoặc chiều cao theo ý muốn.
Lưu ý: Nháy đúp chuột trên vạch phân cách cột hoặc hàng sẽ điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng vừa khít với dữ liệu có trong cột và hàng đó.
Hoạt động 3: Tìm hiểu và thực hiện thao tác chèn thêm hoặc xoá cột và hàng (21 phút)
GV: Yêu cầu nghiên cứu SGK và thực hiện thao tác chèn thêm, xoá cột và hàng theo hướng dẫn trong sách.
GV: Nêu cách chèn thêm cột? Chèn thêm hàng?
Nháy chuột để chọn cột
GV: Yêu cầu HS Thực hiện chèn 3 cột/hàng theo cách ở mục lưu ý đã ghi.
- Lưu ý: Nếu chọn trước nhiều cột hay nhiều hàng, số cột hoặc số hàng mới được chèn thêm đúng bằng số cột hoặc hàng em đã chọn.
GV:Yêu cầu HS thực hiện tương tự với thao tác xoá cột/hàng.
Nháy chuột chọn một cột
GV: Nêu cách xoá cột/hàng?
HS: Nghiên cứu SGK và thực hiện trên máy, rồi tự rút ra bài học.
HS: Trả lời.
Mở bảng chọn Insert và chọn Columns
HS: thực hiện chèn 3 cột/hàng.
HS: Nghiên cứu SGK và thực hiện trên máy, rồi tự rút ra bài học.
HS: trả lời.
2. Chèn thêm hoặc xoá cột và hàng
a) Chèn thêm cột hoặc hàng (SGK - 39)
- Chọn một cột ( hoặc hàng) cạnh vị trí cần chèn.
- Mở Insert à Columns (hoặc Rows).
* Lưu ý: Số cột/hàng sau khi chèn sẽ tương ứng với số cột/hàng đã chọn trước.
b) Xoá cột hoặc hàng
- Chọn cột/hàng cần xoá.
- Mở Edit à Delete.
* Lưu ý: Nếu dùng phím Delete thì chỉ xoá dữ liệu có trong cột/hàng.
Hoạt động 4: Củng cố (5 phút)
GV: Phân biệt khi sử dụng Edit à Delete và phím Delete để xoá hàng/cột?
GV: Tìm hiểu xem còn cách khác để chèn, xoá hàng/cột
HS: Nếu dùng phím Delete thì chỉ xoá dữ liệu có trong cột/hàng.
HS: Dùng chuột phải à chọn các lệnh tương ứng.
 3.Dặn Dò: (1 phút)
 - Thao tác lại các phần đã học, học bài, đọc trước nội dung phần còn lại.
Lưu ý khi sử dụng giáo án
................................................................................................................................................................................................................................................................................
TuÇn 14
Ngày soạn:
Ngày dạy : 
Tiết 28 - Baøi 5 THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH
I. MUÏC TIEÂU
1.Kieán thöùc:
- Biết cách điều chỉnh độ rộng của cột và độ cao của hàng, chèn thêm , xoá cột và hàng, sao chép và di chuyển dữ liệu, sao chép công thức.
- Hiểu được sự thay đổi của địa chỉ ô tính khi sao chép công thức.
2. Kó naêng: 
- Biết điều chỉnh độ rộng của cột và độ cao của hàng.
- Biết chèn thêm , xoá cột và hàng.
- Biết sao chép và di chuyển dữ liệu.
- Biết sao chép công thức.
3. Thaùi ñoä:
- Có ý thức vận dụng các thao tác với bảng tính vào phục vụ việc học tập.
II. PHAÀN CHUAÅN BÒ 
- GV: SGK, Sách tham khảo, phòng máy, bảng phụ, UFB, .
- HS: SGK, ôn bài, xem trước nội dung bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đặt vấn đề để học sinh trao đổi và đưa nhận xét. Tận dụng vốn hiểu biết “ một cách tự nhiên của học sinh”
- Học sinh đọc SGK, quan sát và tổng kết
IV. TIEÁN TRÌNH BAØI DAÏY
1. Ổn định lớp: (1 phút)
Nhắc nhở HS trật tự chuẩn bị vào bài
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
GV: Đặt câu hỏi
- Hãy nêu thao tác chèn thêm hàng, cột/ xóa hành, cột?
GV: Nhận xét, cho điểm
HS: Trả lời
- Chọn một cột ( hoặc hàng) cạnh vị trí cần chèn.
- Mở Insert à Columns (hoặc Rows).
Xoá cột hoặc hàng
- Chọn cột/hàng cần xoá.
- Mở Edit à Delete.
HS: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thao tác Sao chép nội dung ô tính (18 phút)
GV: Để sao chép nội dung ô tính em làm thế nào?
GV: Di chuyển nội dung ô tính sẽ sao chép nội dung ô tính vào ô tính khác và xoá nội dung ở ô ban đầu đi.
-Vậy di chuyển nội dung ô tính em làm thế nào?
Lưu ý: 
-Sau khi nháy nút copy, một dòng biên chuyển động quanh ô có nội dung sao chép. Sau khi nháy nút paste dòng biên đó vẫn còn để sao chép tiếp sang các ô khác. Nhấn phím Esc nếu muốn loại bỏ dòng biên đó.
GV: Khi sao chép em cần chú ý 
những điều sau đây để tránh sao đè lên dữ liệu:
+Khi chọn một ô đích, nội dung của các ô trong khối được sao chép vào các ô bên dưới và bên phải các ô được chọn, bắt đầu từ ô đó.
+Nếu sao chép nội dung của một ô và chọn một khối làm đích (không chỉ là một ô), nội dung ô đó sẽ được sao chép vào mọi ô trong khối đích.
HS: Trả lời
- Chọn ô hoặc các ô có thông tin em muốn sao chép.
- Nháy nút copy trên thanh công cụ. 
- Chọn ô em muốn đưa thông tin được sao chép vào.
- Nháy nút Paste trên thanh công cụ 
HS: chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
HS: Trả lời
- Chọn ô hoặc các ô có thông tin em muốn di chuyển.
- Nháy nút cut trên thanh công cụ. 
- Chọn ô em muốn đưa thông tin được sao chép vào.
Nháy nút Paste trên thanh công cụ. 
3. Sao chép và di chuyển dữ liệu:
a) Sao chép nội dung ô tính
- Chọn ô chứa thông tin cần sao chép.
- Nháy nút Copy trên thanh công cụ.
- Chọn ô muốn sao chép tới.
- Nháy nút Paste trên thanh công cụ.
 b) Di chuyển nội dung ô tính
- Chọn ô chứa thông tin cần di chuyển.
- Nháy nút Cut trên thanh công cụ.
- Chọn ô muốn sao chép tới.
- Nháy nút Paste trên thanh công cụ.
Lưu ý: 
-Sau khi nháy nút copy, một dòng biên chuyển động quanh ô có nội dung sao chép. Sau khi nháy nút paste dòng biên đó vẫn còn để sao chép tiếp sang các ô khác. Nhấn phím Esc nếu muốn loại bỏ dòng biên đó.
Hoạt động 3: Tìm hiểu thao tác Sao chép công thức (15 phút)
GV: Ngoài dữ liệu em còn có thể sao chép công thức. Khi đó các địa chỉ ô và khối có trong công thức được điều chỉnh một cách thích hợp một cách tự động để cho các kết quả tính toán đúng.
GV cho HS quan quan sát hình 43 trong sgk
Trong ô D3 của hình 43 có công thức = Sum (B3:C3) tính tổng số học sinh giỏi của lớp 7A. Để có HS giỏi của các lớp khác, em chỉ cần sao chép nội dung ô D3 vào các ô khác trong cột D mà không cần phải nhập công thức trong từng ô.
a.Sao chép nội dung các ô có công thức:
GV: Ta xét VD minh hoạ: hình 45A, Trên đó trong ô A5 có số 200, trong ô D1 có số 150 và trong ô B3 có công thức =A5+D1 (1)
Kết quả trong ô B3 là 350. Nếu em sao chép nội dung ô B3 vào ô C6. Điều gì sảy ra?
-Sau khi sao chép từ ô B3 vào ô C6, công thức đã bị điều chỉnh. Ta thấy rằng vị trí tương đối của các ô A5 và D1 so với ô B3 trong công thức (1) như ntn với vị trí tương đối Của các ô B8 và E4 so với ô C6 trong công thức (2)?
Như vậy:
+Trong công thức (1), A5 và D1 xác định quan hệ tương đối về vị trí của các địa chỉ trong công thức so với ô B3.
+Trong công thức (2) ở ô đích C6, sau khi sao chép, quan hệ tương đối ở vị trí này được giữ nguyên bằng việc điều chỉnh A5 thành B8 và D1 thành E4.
Em có kết luận gì:
-Xét ví dụ Hình 46a và b
b. Di chuyển nội dung các ô có công thức
GV: Cho Hs quan sát hình 47a và b
-Khi di chuyển nội dung các ô chứa địa chỉ bằng các nút lệnh cut và Paste, các địa chỉ trong công thức có bị điều chỉnh không hay là công thức được sao chép y nguyên. Em hãy dự đoán?
GV: Cho Hs quan sát hình 47a và b.
GV: Lưu ý: Khi thực hiện các thao tác trên trang tính, nếu thực hiện nhầm, em hãy sử dụng nút lệnh Undo trên thanh công cụ để khôi phục lại trạng thái trước đó một cách nhanh chóng.
HS: quan sát, lắng nghe
HS: Kết quả trong ô đích sẽ khác với ô B3. Nháy chuột vào ô C6 ta thấy trong ô đó có công thức =B8+E4 (2)
HS: Giống nhau
HS: Sao chép một ô có nội dung là công thức chứa địa chỉ, các địa chỉ được điều chỉnh để giữ nguyên quan hệ tương đối về vị trí so với ô đích.
HS: giải thích kết quả
HS:Công thức không bị điều chỉnh
4. Sao chép công thức
a) sao chép nội dung các ô có công thức
- Khi sao chép một ô có nội dung là công thức chứa địa chỉ, các địa chỉ được điều chỉnh để giữ nguyên quan hệ tương đối về vị trí so với ô đích.
b) Di chuyển nội dung các ô có công thức
- Ta có thể di chuyển bằng các nút lệnh Cut và Paste và các địa chỉ trong công thức không bị điều chỉnh (công thức được sao chép y nguyên).
Lưu ý: khi chèn thêm hay xoá hàng hoặc cột làm thay đổi địa chỉ của các ô trong công thức, các địa chỉ này sẽ được điều chỉnh thích hợp để công thức vẫn đúng.
Hoạt động 4: Củng cố (5 phút)
GV: Em hãy nêu cách sao chép và di chuyển dữ liệu
GV: Nhận xét, kết luận
HS: Trả lời.
HS: Nhận xét, bổ sung.
 3. Dặn Dò: (1 phút)
 - Học bài, làm bài tập trong SGK.
 - Đọc trước bài thực hành 5. chỉnh sửa trang tính của em.
Lưu ý khi sử dụng giáo án
................................................................................................................................................................................................................................................................................
TuÇn 15
Ngày soạn: 21.11.2013
Ngày dạy : 21.11.2013
kí duyệt ngày: 26.11.2011
Tiết 29- Baøi thực hành 5: BỐ TRÍ LẠI TRANG TÍNH CỦA EM 
I. MUÏC TIEÂU
1.Kieán thöùc:
- Biết cách điều chỉnh độ rộng của cột và độ cao của hàng, chèn thêm , xoá cột và hàng, sao chép và di chuyển dữ liệu, sao chép công thức.
- Hiểu được sự thay đổi của địa chỉ ô tính khi sao chép công thức.
2. Kó naêng: 
- Thực hiện trên máy các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột, độ cao của hàng, chèn thêm hoặc xoá hàng, xoá cột của trang tính.
- Thực hiện thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu, sao chép công thức.
3. Thaùi ñoä:
- Có ý thức vận dụng các thao tác với bảng tính vào phục vụ việc học tập.
II. PHAÀN CHUAÅN BÒ 
- GV: SGK, Sách tham khảo, phòng máy, bảng phụ, UFB, .
- HS: SGK, ôn bài, xem trước nội dung bài thực hành.
III. PHƯƠNG PHÁP:
 - Phân nhóm Hs thực hành.
 - Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thực hành trên máy.
 - GV quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành, nhận xét công việc của từng nhóm. 
IV. TIEÁN TRÌNH BAØI DAÏY
 1. Ổn định lớp: (1 phút)
Nhắc nhở HS trật tự chuẩn bị vào bài
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Thực hành hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 (25 phút)
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung mục đích, yêu cầu của bài thực hành 5.
GV: Nêu lại mục đích, yêu cầu của bài thực hành 
 GV: YC HS đọc nội dung bài tập 1
GV: Yêu cầu HS Khởi động chương trình bảng tính Excel và mở bảng tính Bang diem lop em đã được lưu trong bài thực hành 4 và thực hiện:
- Chèn thêm cột trống vào trước cột D (vật lý) để nhập điểm môn tin học như minh hoạ trên hình 48a.
- Chèn thêm các hàng trống và thực hiện các thao tác điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng để có trang tính tương tự như trên hình 48a.
- Trong các ô của cột G (Điểm trung bình) có công thức tính điểm trung bình của HS. Hãy kiểm tra công thức trong các ô đó để biết sau khi chèn thêm một cột, công thức có còn đúng không? Điều chỉnh lại công thức cho đúng.
- Di chuyển dữ liệu trong các cột thích hợp để có trang tính như hình 48b. Lưu bảng tính của em.
GV: Tiếp tục hướng dẫn nhóm 2 vào thực hành như với nhóm 1.
HS: Đọc bài theo yêu cầu của GV.
HS: Chú ý lắng nghe.
HS: Đọc bài theo yêu cầu của GV.
HS: thực hành
a) Chọn cột vật lý ( cột D) vào Insert ® Column
b) Chọn hàng 1 Insert ® Row.
- Chọn hàng 3 Insert ® Row.
- Điều chỉnh lại cột và hàng.
c) Sau khi thêm một cột, công thức trong các ô của cột G đã thay đổi nhưng kết quả vẫn như cũ.
Công thức cũ ở ô G5 là:
=average(C5,D5,E5,F5)
Công thức mới ở ô H5 sau khi đã chèn thêm một cột (ví dụ chèn thêm 1 cột trước cột D) là:
=average(C5,E5,F5,G5).
Kết quả điểm trung bình sau khi chèn thêm một cột vẫn như cũ. 
- Chọn cột vừa chèn thêm và vào Edit ® Delete.
HS: Nhóm 2 vào thực hành sau khi nhóm 1 đã thực hành song.
Bài tập 1: Điều chỉnh độ rộng của cột, độ cao của hàng và cột, sao chép và di chuyển dữ liệu.
Hoạt động 2: Thực hành hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 (18 phút)
GV: Yêu cầu HS Di chuyển dữ liệu trong cột D tạm thời sang một cột khác và xoá cột D. Sử dụng hàm thích hợp để tính điểm trung bình ba môn học của bạn đầu tiên trong ô F5 và sao chép công thức để tính điểm trung bình của các bạn còn lại.
GV: Hướng dẫn HS Chèn thêm cột mới vào sau cột E và sao chép dữ liệu từ cột lưu tạm thời vào cột mới đuợc chèn thêm.
 GV: Yêu cầu HS Kiểm tra công thức trong cột điểm trung bình có còn đúng không? Từ đó hãy rút ra kết luận thêm về ưu điểm của việc sử dụng hàm thay vì sử dụng công thức.
HS: Thực hành
- Chọn cột D vào nút lệnh Cut. chọn cột H vào nút lệnh Paste.
 Ô F5 có công thức: =AVERAGE(C5:E5) công thức này đã tự điều chỉnh lại cho đúng. Kết quả là 7,7 chứ không phải là 7,8 như trước.
-Chọn cột F vào Insert®Column. 
-Sao chép dữ liệu từ cột lưu tạm thời (điểm tin học) vào cột mới được chèn thêm: chọn cột điểm tin học vào nút copy, vào cột F vào nút Paste.
- Công thức không còn đúng.
Bài tập 2: Tìm hiểu các trường hợp tự điều chỉnh của công thức khi chèn thêm cột mới
 3. Dặn Dò: (1 phút)
 - Học bài, thực hành lại bài (nếu có thể).
 - Đọc trước phần còn lại của bài thực hành.
Lưu ý khi sử dụng giáo án
................................................................................................................................................................................................................................................................................
TuÇn 15
Ngày soạn: 21.11.2013
Ngày dạy : 27.11.2013
Tiết 30- Baøi thực hành 5: BỐ TRÍ LẠI TRANG TÍNH CỦA EM 
I. MUÏC TIEÂU
1.Kieán thöùc:
- Biết cách điều chỉnh độ rộng của cột và độ cao của hàng, chèn thêm , xoá cột và hàng, sao chép và di chuyển dữ liệu, sao chép công thức.
- Hiểu được sự thay đổi của địa chỉ ô tính khi sao chép công thức.
2. Kó naêng: 
- Thực hiện trên máy các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột, độ cao của hàng, chèn thêm hoặc xoá hàng, xoá cột của trang tính.
- Thực hiện thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu, sao chép công thức.
3. Thaùi ñoä:
- Có ý thức vận dụng các thao tác với bảng tính vào phục vụ việc học tập.
II. PHAÀN CHUAÅN BÒ 
- GV: SGK, Sách tham khảo, phòng máy, bảng phụ, UFB, .
- HS: SGK, ôn bài, xem trước nội dung bài thực hành.
III. PHƯƠNG PHÁP:
 - Phân nhóm Hs thực hành.
 - Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thực hành trên máy.
 - GV quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành, nhận xét công việc của từng nhóm. 
IV. TIEÁN TRÌNH BAØI DAÏY
 1. Ổn định lớp: (1 phút)
Nhắc nhở HS trật tự chuẩn bị vào bài
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Thực hành Làm bài tập 3 (22 phút)
GV: Yêu cầu HS thực hiện các thao tác sau:
a) Tạo trang tính như hình 50 trang 47 SGK.
b) Sử dụng hàm hoặc công thức thích hợp trong ô D1 để tính tổng các số trong các ô A1, B1 và C1.
c) Sao chép công thức trong ô D1 vào các ô D2, E1, E2, E3. Quan sát các kết quả nhận được và giải thích. Di chuyển công thức trong ô D1 vào ô G1 và công thức trong ô D2 vào ô G2. Quan sát các kết quả nhận đuợc và rút ra nhận xét của em.
d) Ta nói rằng sao chép nội dung của một ô (hay một khối) vào một khối có nghĩa rằng sau khi chọn các ô và nháy nút Copy, ta chọn khối đích truớc khi nháy nút Paste.
+Sao chép nội dung ô A1 vào khối H1:J4;
+Sao chép khối A1:A2 vào các khối sau: A5:A7; B5:B8; C5:C9.
Quan sát các kết quả nhận được và rút ra nhận xét của em.
HS: thực hành
a) Học sinh tạo trang tính
b) Công thức trong ô D1:
=Sum(A1:C1) kết quả là 6
c) Công thức trong ô D2 là: 
=Sum(A2:C2) kết quả là 15
Công thức trong ô E1 là: 
=Sum(B1:D1) kết quả là 11
Công thức trong ô E2 là: 
=Sum(B2:D2) kết quả là 26
Công thức trong ô E3 là: 
=Sum(B3:D3) kết quả là 0
d)+Khi chọn một ô đích, nội dung của các ô trong khối được sao chép vào các ô bên dưới và bên phải các ô được chọn, bắt đầu từ ô đó.
+Nếu sao chép nội dung của một ô và chọn một khối làm đích (không chỉ là một ô), nội dung ô đó sẽ được sao chép vào mọi ô trong khối đích.
+Nếu sao chép nội dung của một khối và chọn một khối làm đích, nội dung khối đó sẽ được sao chép nhiều lần vào khối đích nếu khổi đích lớn hơn bấy nhiêu lần khối cần sao chép.
Bài tập 3: Thực hành sao chép và di chuyển công thức và dữ liệu.
a) Tạo trang tính.
b) =SUM(A1,B1,C1) à 6
c) Kết quả sao chép ở ô D2 bằng 15, ô E1 là 5, ô E2 là 11. Vì khi sao chép công thức thì địa chỉ trong công thức được điều chỉnh để giữ nguyên quan hệ tương đối về vị trí so với ô đích. Vậy kết quả cũng thay đổi do dữ liệu thay đổi.
Hoạt động 2: Thực hành Làm bài tập 4 (17 phút)
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu đề bài.
- Bài cho biết gì và yêu cầu gì?
- Trong mỗi phần ta sẽ sử dụng những thao tác gì?
GV: Yêu cầu HS: 
- Mở bảng tính So theo doi the luc đã được lưu trong bài thực hành 2. Thực hiện các thao tác chèn thêm hàng, thêm cột, điều chỉnh các hàng và cột để có trang tính như hình 51 SGK trang 48.
GV: Nhận xét, chốt lại.
GV: Tiếp tục hướng dẫn nhóm 2 thực hành như với nội dung nhóm 1 đã thực hành.
HS: nghiên cứu đề bài (SGK 48).
HS: trả lời.
 - Chèn cột, hàng, điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng.
HS: làm bài theo nhóm trên máy.
HS: Thảo luận tìm cách làm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS: Chú ý lắng nghe, ghi nhận.
HS: Nhóm 2 vào thực hành sau khi nhóm 1 đã thực hành song.
Bài tập 4: Thực hành chèn và điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng
Hoạt động 3: Củng cố (4 phút)
GV: Nhận xét tiết thực hành, yêu cầu HS nhắc lại phần kiến thức cần nắm sau bài học.
GV: Nhận xét, chốt lại.
HS: Chú ý lắng nghe.
HS: Nhác lại phần kiến thức cần nắm sau bài học.
HS: Nhận xét, bổ sung.
3. Dặn Dò: (1 phút)
 - Học bài, ôn lại toàn bộ nội dung từ bài 1 đến bài 5, chuẩn bị cho tiết bài tập.
Lưu ý khi sử dụng giáo án
................................................................................................................................................................................................................................................................................
TuÇn 16
Ngày soạn:27.11.2013
Ngày dạy : 02.12.2013
kí duyệt ngày: 03.12.2011
Tiết 31- BÀI TẬP
I. MUÏC TIEÂU
1.Kieán thöùc:
-Hướng dẫn HS làm thêm một số bài tập.
2. Kó naêng: 
- HS biết nhập công thức và hàm đúng quy tắc.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Chuong_trinh_bang_tinh_la_gi.doc