Giáo án Tin học lớp 7 - Phần I: Bảng tính điện tử - Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính - Nguyễn Thị Nhung

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được các đối tượng trên trang tính

- Làm quen với hai dạng dữ liệu thường dùng trên trang tính

2. Kĩ năng

- Thành thạo cách chọn các đối tượng trên trang tính: chọn ô, chọn cột, chọn hàng

- Rèn luyện kĩ năng nhập các dạng dữ liệu khác nhau

3. Thái độ

- Nghiêm túc học tập tiếp thu kiến thức cho bản thân

- Say mê, hứng thú với môn học

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- SGK, SBT, tài liệu giảng dạy

- Máy tính, máy chiếu

2. Học sinh

- SGK, SBT, đồ dùng học tập

- Kiến thức bài cũ, chuẩn bị bài mới

III. Phương pháp giảng dạy

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 7 - Phần I: Bảng tính điện tử - Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính - Nguyễn Thị Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Lớp giảng:
Tiết 6
BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được các đối tượng trên trang tính
- Làm quen với hai dạng dữ liệu thường dùng trên trang tính
2. Kĩ năng
- Thành thạo cách chọn các đối tượng trên trang tính: chọn ô, chọn cột, chọn hàng
- Rèn luyện kĩ năng nhập các dạng dữ liệu khác nhau
3. Thái độ
- Nghiêm túc học tập tiếp thu kiến thức cho bản thân
- Say mê, hứng thú với môn học
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên
- SGK, SBT, tài liệu giảng dạy
- Máy tính, máy chiếu
2. Học sinh
- SGK, SBT, đồ dùng học tập
- Kiến thức bài cũ, chuẩn bị bài mới
III. Phương pháp giảng dạy
- Thuyết trình, vấn đáp, trực quan
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
 Sĩ số:  Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ, dẫn dắt bài mới
2.1. Kiểm tra bài cũ (5 phút) 
- Hãy nêu các thành phần chính trên trang tính?
- Đáp án: Các thành phần chính trên trang tính là: các hàng, các cột, các ô tính, hộp tên, khối, thanh công thức.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét, đánh giá cho điểm
2.2. Dẫn dắt bài mới
- Các em đã biết một số thành phần của trang tính, đó là các hàng, các cột, các ô và các ô tính. Vậy cách chọn các đối tượng đó ra sao? Tiết học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó và cũng ở tiết học này, chúng ta tìm hiểu thêm về cách nhập các dạng dữ liệu khác nhau vào các ô của trang tính
3. Bài mới
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
15 phút
Hoạt động 1: Chọn các đối tượng trên trang tính
- Giới thiệu và hướng dẫn HS các thao tác để chọn các đối tượng trên một trang tính
- Hãy quan sát các hình ảnh khi thực hiện chọn ô, chọn cột, hàng và khối
? Để chọn các khối rời nhau, ta làm thế nào
- Nêu chú ý: Chọn nhiều khối khác nhau
+ Chọn khối đầu tiên
+ Giữ phím Ctrl
+ Chọn lần lượt các khối
? Quan sát hình 19, những khối nào đang được chọn
- Quan sát và ghi chép
- Tập trung theo dõi
- Suy nghĩ trả lời theo ý hiểu
- Nghe giảng và ghi chép
- Đó là các khối C6: D10; F6: F12
3. Chọn các đối tượng trên trang tính
- Chọn một ô: Đưa chuột tới ô đó và nháy chuột
- Chọn một hàng: Nháy chuột tại nút tên hàng
- Chọn một cột: Nháy chuột tại nút tên cột
- Chọn một khối: Kéo thả chuột từ một ô góc đến ô ở góc đối diện
20 phút
Hoạt động 2: Dữ liệu trên trang tính
? Chương trình bảng tính có mấy kiểu dữ liệu
? Hãy kể tên những dạng dữ liệu đó 
2.1. Dữ liệu số
? Thế nào là dữ liệu số?
? Nêu ví dụ về dữ liệu số
- Nêu chú ý về dấu trong tin học 
- Lưu ý về chế độ căn lề, cách dùng dấu chấm (.), dấu phẩy (,)
2.2. Dữ liệu kí tự
? Thế nào là dữ liệu kí tự
? Lấy ví dụ dữ liệu kiểu kí tự
? Dữ liệu kí tự khi ngầm mặc định sẽ được căn lề nào
- Quan sát hình 19, hãy trả lời:
+ Hãy đọc những dữ liệu số?
+ Hãy đọc những dữ liệu kí tự có trong trang tính?
- Có nhiều dạng dữ liệu khác nhau
- Có hai dạng dữ liệu thường dùng: dữ liệu số, dữ liệu kí tự
- Trả lời theo ý hiểu
- Ví dụ: 9, 10, -11
- Lắng nghe
- Ghi bài
- Trả lời và lấy ví dụ
- Nghiên cứu SGK và trả lời
- Quan sát và trả lời
4. Dữ liệu trên trang tính
a. Dữ liệu số
- Dữ liệu số là các số từ 0, , 9
- Dấu cộng (+) chỉ số dương, dấu trừ (-) chỉ số âm, dấu phần trăm (%) chỉ tỉ lệ phần trăm
- Ví dụ: 120, + 38, -162, 15.55
b. Dữ liệu kí tự
- Dữ liệu kí tự là: dãy các chữ cái, các chữ số, các kí hiệu
- Ví dụ: Lớp 7A, Diem thi, Ha noi
4. Củng cố kiến thức (3 phút)
- Hãy nhắc lại các thao tác để chọn đối tượng trên trang tính
- Kể tên hai loại dữ liệu cơ bản trên trang tính
- HS nhắc lại kiến thức, GV chốt lại vấn đề
5. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Ôn tập lại nội dung đã học
- Trả lời các câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị tiết sau thực hành
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính - Nguyễn Thị Nhung.doc