Giáo án Toán 3 - Tiết 38 - Luyện tập

TIẾT 38: LUYỆN TẬP

 I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS có khả năng :

1. Kiến thức :

- Củng cố được kiến thức về giảm đi một số lần và gấp lên một số lần, ứng dụng để giải một số bài tập đơn giản.

- Bước đầu biết liên hệ giữa giảm đi một số lần và tìm một phần mấy của một số.

- Vẽ được độ dài đoạn thẳng với số đo cho trước.

 2. Kỹ năng :

- Rèn luyện kĩ năng tính toán và trình bày bài giải.

- Biết sử dụng thước để đo độ dài được chính xác.

 3. Thái độ :

 - HS yêu thích môn toán vì nhận thấy rõ toán học gần gũi với thực tế cuộc sống.

 II. Đồ dùng dạy học:

 - Cá nhân: Thước kẻ có vạch chia cm.

 - Nhóm: Bảng phụ ghi ND BT1.

 

doc 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 3 - Tiết 38 - Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 38:	LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức :
- Củng cố được kiến thức về giảm đi một số lần và gấp lên một số lần, ứng dụng để giải một số bài tập đơn giản. 
- Bước đầu biết liên hệ giữa giảm đi một số lần và tìm một phần mấy của một số.
- Vẽ được độ dài đoạn thẳng với số đo cho trước.
	2. Kỹ năng :
- Rèn luyện kĩ năng tính toán và trình bày bài giải.
- Biết sử dụng thước để đo độ dài được chính xác. 
	3. Thái độ :
	- HS yêu thích môn toán vì nhận thấy rõ toán học gần gũi với thực tế cuộc sống.
	II. Đồ dùng dạy học:
	- Cá nhân: Thước kẻ có vạch chia cm.
	- Nhóm: Bảng phụ ghi ND BT1.
	III. Các hoạt động Dạy - Học chủ yếu:
TG
Nội dung
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
1. KTBC 
- Mời 1 HS lên bảng chia sẻ với cả lớp về ND: Giảm một số đi nhiều lần.
- GV nhận xét, khen HS.
- 1 HS lên chia sẻ với cả lớp về ND: Giảm một số đi nhiều lần.
VD: + 35 giảm đi 7 lần được bao nhiêu?
+ của 35 là bao nhiêu?
+ Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào? 
- Các bạn trả lời.
- Nhận xét. Lấy VD khác.
28-30’
2. Luyện tập (33’)
2.1. HĐ 1 Củng cố về gấp hoặc giảm đi một số lần. 
2.2.HĐ 2:
Thực hành đo độ dài đoạn thẳng.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống(theo mẫu)
- Yêu cầu các nhóm lấy phiếu HT đã chuẩn bị sẵn.
- GV giúp đỡ nhóm HS (nếu cần)
- Mời đại diện 2 nhóm dán kết quả lên bảng lớp, trình bày.
- GV củng cố về cách tìm: gấp một số và giảm một số đi nhiều lần.
Bài 2a:
- Mời HS đọc đề bài.
- Mời 1 HS lên bảng chia sẻ câu hỏi với các bạn để phân tích bài toán.
- Yêu cầu HS tự vẽ sơ đồ và giải bài toán.
- Mời 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, khắc sâu KT.
Bài 2b:
- Mời HS đọc đề bài.
- Mời 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán và làm. 
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét, chữa bài, khắc sâu KT về giảm một số đi nhiều lần.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Cho HS thực hành đo độ dài đoạn thẳng AB.
- Chữa bài, HD những HS vẽ sai (nếu có).
* Mở rộng: Vẽ độ dài đoạn thẳng PQ bằng nửa độ dài đoạn thẳng AB.
- Vẽ độ dài đoạn thẳng XY gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng MN.
- GV nhận xét, khắc sâu KT.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Các nhóm lấy PHT đã chuẩn bị sẵn.
- Thảo luận theo nhóm, tìm kết quả, điền số thích hợp vào ô trống.
30
5
6
 Gấp 5 lần giảm 6 lần
21
42
7
 Gấp 6 lần giảm 2 lần
24
8
4
 Gấp 6 lần giảm 3 lần
5
20
25
 Giảm 5 lần gấp 4 lần
- Đại diện 2 nhóm dán kết quả của nhóm mình lên bảng lớp.
- Trình bày. Giao lưu cùng cả lớp về tại sao lại điền số đó vào ô trống.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài.
- 1 HS phân tích bài toán cùng cả lớp.
VD: + Buổi sáng cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu?
+ Số dầu bán được buổi chiều như thế nào so với buổi sáng?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tìm được số dầu bán trong buổi chiều ta làm thế nào?
- HS vẽ sơ đồ và làm bài vào vở.
- Một HS lên bảng làm, một số học sinh khác đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
 	Bài giải
Buổi chiều cửa hàng đó bán được số lít dầu là:
60 : 3 = 20 (lít)
 Đáp số : 20 lít
- 2 HS đọc đề bài.
- Tóm tắt bài toán (bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng).
- 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
- HS đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
	 Bài giải
 Số cam còn lại là:
 60 : 3= 20 (quả)
 Đáp số : 20 quả cam
- HS đọc đề bài:
+ Đo độ dài đoạn thẳng AB.
+ Giảm độ dài đoạn thẳng AB đi 5 lần thì được độ dài đoạn thẳng MN.
- HS thực hành đo độ dài đoạn thẳng AB.
- Báo cáo kết quả.
- Vẽ độ dài đoạn thẳng MN và giải thích vì sao độ dài đoạn thẳng MN là 2cm.
- HS trả lời.
3.Kiểm tra, đánh giá:
4. Định hướng học tập tiếp theo.
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
-Gv chấm chữa bài 1 số em.
-Nhận xét phần chuẩn bị của học sinh (Cá nhân và nhóm).
- Chuẩn bị 6 chấm tròn (hình vuông bằng nhau).
- Nhận xét giờ học.
- HS trả lời.
-HS nhận nhiệm vụ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan hoc 3 luyen tap theo huong phat trien nang luc cho hoc sinh_12171185.doc