Giáo án Tuần 9 - Lớp 1

 BUỔI SÁNG

HỌC VẦN

UÔI, ƯƠI

( Thời gian: 80 phút.)

A.Mục tiêu :

- Đọc được uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi; đọc được từ và câu ứ/dụng.

- Viết được uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi;

- Luyện nói từ 2, 3 câu theo chủ đề: Chuối, bưởi, vú sữa.

B. Đồ dùng dạy học

Bộ đồ dùng, tranh, thẻ từ.

C. Các hoạt động dạy học

Tiết 1

I. HĐ đầu tiên:

- Hs đọc, viết: ui, ưi, đồi núi, gửi thư.

- Đọc câu: Dì Na vừa gửi thư về, cả nhà vui quá - Tìm vần mới.

II. HĐ dạy bài mới:

1/ Giới thiệu bài:

2/ Nhận diện và ghép vần

*Giới thiệu vần uôi, HS phát âm, lớp ĐT.

- HS cài bảng cài vần uôi

- H/dẫn phát âm. HS phát âm CN, ĐT. Sửa sai.

- HS cài tiếng chuối, phân tích, đọc.

- HS đọc nải chuối. Giải nghĩa từ.

- HS nhìn bảng đọc uôi, chuối, nải chuối: CN, ĐT

* Dạy vần ươi: tương tự uôi

* HS đọc cả bài. So sánh uôi, ươi

 

doc 15 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 9 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ tư ngày 25 tháng 10 năm 2017
 BUỔI SÁNG
HỌC VẦN 
UÔI, ƯƠI
( Thời gian: 80 phút.)
A.Mục tiêu :
- Đọc được uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi; đọc được từ và câu ứ/dụng.
- Viết được uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi;
- Luyện nói từ 2, 3 câu theo chủ đề: Chuối, bưởi, vú sữa.
B. Đồ dùng dạy học
Bộ đồ dùng, tranh, thẻ từ.
C. Các hoạt động dạy học 
Tiết 1
I. HĐ đầu tiên: 
- Hs đọc, viết: ui, ưi, đồi núi, gửi thư. 
- Đọc câu: Dì Na vừa gửi thư về, cả nhà vui quá - Tìm vần mới.
II. HĐ dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Nhận diện và ghép vần
*Giới thiệu vần uôi, HS phát âm, lớp ĐT.
- HS cài bảng cài vần uôi
- H/dẫn phát âm. HS phát âm CN, ĐT. Sửa sai.
- HS cài tiếng chuối, phân tích, đọc.
- HS đọc nải chuối. Giải nghĩa từ.
- HS nhìn bảng đọc uôi, chuối, nải chuối: CN, ĐT
* Dạy vần ươi: tương tự uôi
* HS đọc cả bài. So sánh uôi, ươi
Nghỉ giữa tiết
* H/dẫn HS đọc từ u/dụng: tuổi thơ, buổi tối, túi lưới, tươi cười
- HS đọc từ, tìm vần mới học hoặc p/tích tiếng chứa vần mới, đọc: CN, ĐT. GV sửa p/âm sai. 
- Giải nghĩa từ tuổi thơ
3/ Luyện viết b/con: 
* Viết vần uôi
- Giới thiệu chữ mẫu. H/dẫn viết, viết mẫu.
- HS viết b/con. N/xét.
*Viết vần ươi, nải chuối, múi bưởi: h/dẫn t/tự
- HS viết b/con. Theo dõi, uốn nắn. N/xét, sửa sai
Tiết 2
4/ Luyện tập:
- L/ đọc lại tiết 1: Gv chỉ bảng, HS đọc bài: CN, ĐT. Sửa sai. 
- L/đọc câu ứng dụng: Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ.
+ HS q/sát tranh sgk, GV rút câu, ghi bảng.
+ HS l/đọc cả câu. Sửa sai
+ HS tìm, đọc tiếng có vần mới: Buổi
- L/viết VTV và làm VBT: 
 * Viết VTV: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi
+ GV nêu y/cầu viết. HS viết đủ số dòng trong VTV.
+ HS viết bài, GV theo dõi, uốn nắn, chữa bài.
 * Làm VBT
- GV h/dẫn HS nêu y/cầu và làm từng bài. 
- HS tự làm VBT, GV theo dõi, h/dẫn. Chữa bài.
Nghỉ giữa tiết
- L/nói: HS đọc tên bài: Chuối, bưởi, vú sữa
+ Em thấy những gì trong tranh?
+ Quả chuối chín có màu gì?
+ Nhà em trồng những loại trái cây nào?
+ Em có thích ăn trái cây không? Vì sao?
=> GD: Ăn trái cây tốt cho sức khỏe. 
III. HĐ cuối cùng
- HS nhìn bảng đọc lại bài. Tìm vần vừa học.
- Thi tìm tiếng có vần mới học.
- Dặn về học bài. Xem trước bài ay, â - ây. 
- GV nhận xét tiết học.
Bổ sung: 	 
---------OOOOO---------
TOÁN 
LUYỆN TẬP 
( Thời gian: 40 phút.)
A.Mục tiêu :
-Biết phép cộng với số 0, thuộc bảng cộng và biết cộng các số trong phạm vi đã học.
B. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy học 
I. HĐ đầu tiên: 
- HS 1 : Tính: 1+0=; 0+1= ;4+0=; 0+4=
- HS 2: : Số? 1+ = 1; 2+=2.
II. HĐ dạy bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Thực hành:	
*Bài 1: Tính 
- HS nêu y/cầu. Tự làm vở.
- Chữa bài: Trò chơi tiếp sức.
- GV nhận xét, t/dương. 
*Bài 2: Tính 2 + 3 = ; 1 + 4 =;
- HS nêu yêu cầu và nêu cách làm.
- HS làm vở. GV chữa bài, HS NX.
- GV NX, t/dương.
Nghỉ giữa tiết
*Bài 3: >, <, = 
- HS nêu YC, GV h/dẫn cách làm.
- HS làm vở. 2 em lên bảng phụ làm.
- Chữa bài. NX.
III. HĐ cuối cùng
- GV nhận xét tiết học.
Bổ sung: 	 
---------OOOOO---------
BUỔI CHIỀU
ĐẠO ĐỨC:
LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ
(Thời gian: 35 phút)
A. Mục tiêu:
- Biết đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhừng nhịn.
- Yêu quý anh chị em trong gia đình.
- Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.
*KNS: - KN giao tiếp, ứng xử với anh chị em trong gia đình.
 - KN ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
B. PP-KTDH: Thảo luận nhóm/ Đóng vai/ Xử lí tình huống
C. Đồ dùng DH: tranh minh họa bài học phóng to.
D. Các HĐ dạy học:
I. HĐ đầu tiên: 
II. HĐ dạy bài mới:
1/ HĐ 1: khởi động: GV đọc thơ bài Làm anh
- Khi em bé khóc. Là anh là chị em cần làm gì?
- Mẹ cho quà bánh hay có đồ chơi đẹp, em đã cư xử như thế nào với em của mình?
- Làm em, em phải cư xử như thế nào với anh/ chị của mình?
 => GV NX, t/dương, cho HS xem tranh đã chuẩn bị và giới thiệu tên bài học.
2/ HĐ 2: Thảo luận nhóm (BT1)
*Mục tiêu: biết hành vi thể hiện anh chị nhường nhịn em nhỏ.
*KNS: KN giao tiếp, ứng xử với anh chị em trong gia đình.
*Tiến hành:
- GV: Q/sát nhóm 2 và nhận xét việc làm của từng bạn trong tranh.
- HS t/luận. GV theo dõi.
- HS t/bày, n/xét, bổ sung.
- Theo em, anh chị em trong gia đình phải sống thế nào với nhau?
- GV chốt ND tranh. 
*KL KNS: Anh chị em trong gia đình phải sống hòa thuận, xưng hô đúng mực giữ anh, chị và em.
Nghỉ giữa tiết
3/ HĐ 3: Xử lí tình huống (BT 2)
*Mục tiêu: Biết thể hiện cách ứng xử qua tình huống q/sát. - KN ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
*Các tiến hành:
- GV: Q/sát tranh và nêu điều em nhìn thấy.
- Nhiều HS phát biểu.
- Kết: Tr1: Bạn Lan đang chơi với em thì được cô cho quà; 
 Tr2: Bạn Hùng có chiếc ô tô đồ chơi, nhưng em bé nhìn thấy và đòi mượn chơi.
+ Theo em, bạn Lan có những cách giải quyết nào trong t/huống đó?
+ Thảo luận nhóm 4: Nếu em là Lan, em chọn cách giải quyết nào?
+ Đại diện các nhóm t/bày; n/xét, bổ sung.
- KL: nhường nhịn em bé là đáng khen, thể hiện chị yêu thương em.
*Tranh 2: tương tự.
*KL chung: là anh chị cần yêu thương và biết nhường nhịn em nhỏ.KNS:KN quyết định: đối với anh, chị cần lễ phép vâng lời, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.
III. HĐ cuối cùng:
- Anh chị em trong gia đình phải sống thế nào với nhau? 
- HS trả lời, N/xét, khen.
- NX tiết học. Dặn dò. 
Bổ sung:	
---------OOOOO---------
TIẾNG VIỆT (BS)
ÔN: UÔI - ƯƠI
( Thời gian: 35 phút.)
A.Mục tiêu :
Củng cố đọc và viết uôi, ươi
B. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, thẻ từ.
C. Các hoạt động dạy học 
I. HĐ đầu tiên: 
HS hát một bài kết hợp vận động.
II. Các HĐ dạy học:
1/ Giới thiệu bài:	
2/ Ôn đọc: 
- HS thi bốc thăm thẻ uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi và câu ứng dụng: Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ. 
-Đọc mỗi em 2 thẻ: 6 – 8 lượt CN.
- NX, t/dương.
- HS đọc lại toàn bộ từ và câu ứng dụng : CN, ĐT.
- Nhận xét tuyên dương.
*Nghỉ giữa tiết
2. Nối :
-GV treo bảng phụ, HS lên bảng nối.
- Gv theo dõi sửa sai, nhận xét tuyên dương.
3/ Điền vào chỗ trống.
-Trò chơi : Ai nhanh hơn
- Cả lớp thi tìm các từ có vần oi, ai và điền vào cột.
- Gv theo dõi, tuyên dương.
III. HĐ cuối cùng
- Dặn về ôn lại bài và xem bài mới.
- GV nhận xét tiết học.
Bổ sung: 	 
---------OOOOO---------
TOÁN (BS)
ÔN: LUYỆN TẬP
(Thời gian: 35 phút)
A. Mục tiêu: 
 Củng cố tính chất giao hoán trong phép cộng. So sánh số-phép tính; phép tính với phép tính.
B. Đồ dùng dạy học: bảng phụ.
C. Các HĐ dạy học:
I. HĐ đầu tiên: 
II. HĐ dạy bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: HS hát, GV GTB.
2/ Thực hành:	
*Bài 1: Tính 
1+2=	1+3=	1+4=	0+5=	
2+1=	3+1=	4+1=	5+0=
- Trò chơi tiếp sức trên bảng lớp.
- GV nhận xét, t/dương. 
- HS nhận xét: 1+2 giống 2+1
Nghỉ giữa tiết
*Bài 3: >, <, =? 23+2; 2+33+1; 1+00+1; 0+34
- HS nêu YC, GV h/dẫn cách làm.
- HS làm vở trắng, em lên bảng phụ làm.
- Chữa bài. NX.
III. HĐ cuối cùng: NX tiết học. 
 Bổ sung: 	 
---------OOOOO---------
	Thứ sáu ngày 27 tháng 10 năm 2017
BUỔI SÁNG
HỌC VẦN
ÔN TẬP
( Thời gian: 80 phút.)
A.Mục tiêu :
- Đọc được các vần có kết thúc bằng i, y, các từ và câu u/dụng từ bài 32đến 37.
- Viết được các vần, từ ngữ ư/d từ bài 32đến 37
- Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh kể Cây khế. 
-HS Kể được 2, 3 đoạn truyện theo tranh.
- GD: Người có tính tham lam sẽ mang họa vào thân.
B. Đồ dùng dạy học: 
Bộ đồ dùng, bảng ôn, tranh 
C. Các hoạt động dạy học 
Tiết 1
I. HĐ đầu tiên: 	
- 2 HS đọc, viết: ay, â-ây, mây bay, nhảy dây. 2 em đọc: cối xay, cây cối.
- 2 em đọc câu: Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây.
II. HĐ bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Ôn tập: 
- HS đọc: i, a, ghép vần ai. (Vần ay : tương tự). Đọc CN, ĐT.
- HS kể các vần đã học trong tuần, GV ghi bảng.
- HS xem bảng ôn các vần đã học trong tuần.
- Gv đọc âm, HS chỉ chữ. HS tự chỉ và đọc âm.
- Ghép chữ tạo vần. Đọc các vần vừa ghép: CN, nhóm, ĐT.
- Đọc từ u/dụng: đôi đũa, tuổi thơ, mây bay. Tìm vần đã học theo y/cầu.
Nghỉ giữa tiết
* Tập viết từ u/dụng: tuổi thơ, mây bay
- GV h/dẫn cách viết, k/cách các tiếng. Viết mẫu.
 - HS viết b/con. N/xét.
Tiết 2
3/ Luyện tập:
- HS l/đọc lại tiết 1 và câu: Gió từ tay mẹ/ Ru béoi ả. Đọc CN, ĐT. Tìm vần đã học theo y/cầu.
- L/viết VTV và làm VBT: GV nêu y/cầu, h/dẫn HS làm bài. Chấm chữa bài.
- N/xét, t/dương.
Nghỉ giữa tiết
* Kể chuyện: Cây khế
- HS đọc tên truyện, GV dẫn vào truyện.
- Gv kể chuyện kèm theo tranh.
- HS nghe, thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm kể, n/xét.
- Ý nghĩa: Người anh tham lam nên chuốc lấy các chết.
- GD tính thật thà cho HS.
III. HĐ cuối cùng:
- HS đọc lại cả bài. Tìm tiếng có các vần vừa ôn.
- GV nhận xét tiết học.
Bổ sung: 	 
---------OOOOO---------
TOÁN (BS)
ÔN TẬP 
(Thời gian: 35 phút)
A. Mục tiêu: Củng cố KN so sánh và làm tính. 
B. Đồ dùng dạy học: thẻ từ, bảng phụ
C. Các HĐ dạy học:
I. HĐ đầu tiên: 
II. HĐ dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài: HS hát. GV GTB.
2/ Thực hành:
*BT1: Tính: 
 2 2	 3	 0
+3	+2 +2	+5
- HS làm phiếu học tập.
- GV chấm bài NX.
* BT 2: tính	2+1+1=	3+1+1=	2+0+2=	
- HS làm bảng con. NX.
Nghỉ giữa tiết
* BT 3: >,<, =?
2+35	2+21+2	1+44+1
2+25	3+11+3	4+02+2
Chia lớp thành 2 dãy thi đua 6em/dãy – NX, TD
III. HĐ cuối cùng: NX tiết học, dặn dò.
Bổ sung: 	 
---------OOOOO---------
SINH HOẠT LỚP TUẦN 9
I/ Đánh giá công tác tuần 9: 
 1/Nề nếp:
Nhìn chung các em đi học đầy đủ, tác phong gọn gàng, sạch sẽ. 
Vệ sinh lớp còn chậm.
Đảm bảo ATGT.
 2/Học tập:
Tham gia đầy đủ các buổi học . 
Một vài em chưa tập trung trong giờ học. 
II/ Công tác tuần 10 : 
 1/ Nề nếp:
Khắc phục tình trạng lơ là trong giờ học. 
Duy trì sĩ số lớp.
Nhắc nhỡ tổ trực nhật làm vệ sinh tốt hơn.
Thực hiện tốt luật giao thông.
2/ Học tập:
Phải học bài & làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Cố gắng rèn đọc, viết, làm toán.
Đem đủ DCHT, SGK cũng như VBT các môn.
Các bạn giỏi thường xuyên kiểm tra bài , giúp bạn chậm cùng học tập.
 3/ Công việc khác:
Rèn chữ viết , giữ gìn sách vở, dụng cụ học tập.
Cần tập múa sân trường đều hơn.
---------OOOOO--------
BUỔI CHIỀU
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (BS)
ÔN: HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI.
( Thời gian: 35 phút.)
A.Mục tiêu :
- Củng cố kiến thức
- GD: Ý thức ngồi học đúng tư thế.
B. Đồ dùng dạy học
Tranh 
C. Các hoạt động dạy học 
I. HĐ đầu tiên: 	
II. Hoạt động bài mới :	
1. HĐ 1: - Ôn hát và vận động bài thể dục tại chỗ.
- GV NX và GTB: Để cơ thể vui khỏe, em cần hoạt động và nghỉ ngơi. 
2. HĐ 2: Quan sát, thảo luận
*Mục tiêu: biết các HĐ hoặc trò chơi em thích, biết HĐ có lợi cho sức khỏe. 
KNS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và phân tích về sự cần thiết, lợi ích của vận động và nghỉ ngơi thư giãn.- Phát triển KN giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
*Cách tiến hành:
- Nêu y/cầu:
+ Chỉ và nói tên các HĐ trong hình ở sgk/20, 21.
+ Em thích HĐ nào?
- HS thảo luận.
- Tr/bày, n/xét, t/dương.
- Thảo luận nhóm 2: kể cho bạn nghe các HĐ trò chơi mà em chơi hàng ngày. Em thích HĐ nào nhất?
- Đại diện nhóm t/bày.
- Bên cạnh sự HĐ, cơ thể cần phải thế nào để đảm bảo sức khỏe?
- KNS: HĐ vui chơi và nghỉ ngơi thư giãn có lợi gì cho sức khỏe? 
*KL một số HĐ, trò chơi có lợi cho sức khỏe. Chú ý an toàn trong khi chơi. 
* KNS: em cần chú ý: cơ thể rất cần thiết vận động và nghỉ ngơi, cần hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe.
* GDMT:
- Biết mối quan hệ giữa MT và sức khoẻ 
 - Biết yêu quý chăm sóc cơ thể của mình
 - Hình thành thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh nước uống và vệ sinh MT 
3. HĐ 3: Làm việc với sgk
*Mục tiêu: Biết tư thế ngồi học, đi đứng có lợi cho sức khỏe.
 – KNS: KN tự nhận thức: Tự nhận xét các tư thế đi, đứng, ngồi học của bản thân.
*Cách tiến hành:
- Q/sát hình sgk/21: Hãy chỉ các bạn đi, đứng, ngồi đúng tư thế.
- Theo em, tư thế đó đúng hay sai? Vì sao?
- HS t/luận nhóm 2
- HS trình bày, NX, BS.
* Liên hệ: Khi ngồi học, em cần chú ý điều gì?
- KNS: Em hãy liên hệ bản than em đã ngồi học, đi, đứng đúng tư thế chưa? Hãy chỉnh sửa tư thế ngồi học chưa đúng.
- KL KNS: Cần thực hiện đúng tư thế khi ngồi học, đi đứng để cơ thể khỏe mạnh và phát triển bình thường.
III. HĐ cuối cùng: 
-Dặn HS thực hiện đi, đứng, ngời đúng tư thế hằng ngày.
- GV nhận xét tiết học.
Bổ sung: 	 
---------OOOOO---------
BUỔI CHIỀU
TIẾNG VIỆT (BS)
ÔN TẬP
( Thời gian: 35 phút.)
A.Mục tiêu :
Củng cố đọc và viết ôi, ơi, ui, ưi.
B. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, thẻ từ.
C. Các hoạt động dạy học 
I. HĐ đầu tiên: 
HS hát một bài kết hợp vận động.
II. Các HĐ dạy học:
1/ Giới thiệu bài:	
2/ Ôn đọc: 
- HS thi bốc thăm thẻ từ : ôi, ơi, ui, ưi, trá ổi, bơi lội, đồi núi, gửi thư.. và câu ứng dụng. 
-Đọc mỗi em 2 thẻ: 6 – 8 lượt CN.
- NX, t/dương.
- HS đọc lại toàn bộ từ và câu ứng dụng : CN, ĐT.
- Nhận xét tuyên dương.
*Nghỉ giữa tiết
2. Nối :
-GV treo bảng phụ, HS lên bảng nối.
- Gv theo dõi sửa sai, nhận xét tuyên dương.
3/ Điền vào chỗ trống.
-Trò chơi : Ai nhanh hơn
- Cả lớp điền vào chỗ trống thích hợp trong vở.
- Gv theo dõi, tuyên dương.
III. HĐ cuối cùng
- Dặn về ôn lại bài và xem bài mới.
- GV nhận xét tiết học.
Bổ sung: 	 
---------OOOOO---------
ÂM NHẠC
	ÔN TẬP BÀI HÁT : LÍ CÂY XANH
TẬP NÓI THƠ THEO TIẾT TẤU
( Thời gian: 35 phút.)
A.Mục tiêu :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
- Tập nói thơ theo tiết tấu của bài hát Lí cây xanh
*GDNGLL:
B. Đồ dùng dạy học
Thanh phách, trống rung.
C. Các hoạt động dạy học 
I. HĐ đầu tiên: 
- HS: Bài hát Lí cây xanh của dân ca nào? HS hát bài hát.
- 2 em hát có k/hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
II. HĐ dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài
2/ Ôn tập bài hát: Lí cây xanh
- Cho hát ôn tập cả lớp, l/tập theo tổ, nhóm.
- NX, t/dương.
Nghỉ giữa tiết
 3/ HS hát và vận động phụ họa đơn giản: 
*H/dẫn hát và vỗ tay theo tiết tấu.
 *Hát + vận động p/họa
- H/dẫn hát, vận động: 
- HS biểu diễn hát cả hai lời có vận động đơn giản và nhún chân.
+ CN, nhóm biểu diễn
+ Tổ chức cho 3 dãy thi đua hát và biểu diễn bài hát có phụ họa.
- Nhận xét, t/dương
4/ Tập nói theo tiết tấu:
- Nói theo tiết tấu bằng lời bài Lí cây xanh
- Cho HS đọc các câu thơ bài Chú bé loắt choắt.
III. HĐ cuối cùng: 
*GDNGLL: Chăm sóc cây xanh lớp và sân trường.Qua đó giáo dục thái độ tình cảm
( ý thức góp phần bảo vệ môi trường ).
- Hát bài Lí cây xanh, gõ đệm phách nhịp nhàng.
- Dặn về tập hát và vận động phụ họa theo bài hát theo điệu em thích.
- GV nhận xét tiết học.
Bổ sung: 	 
---------OOOOO---------
Thứ hai ngày 30 tháng 10 năm 2017
BUỔI SÁNG
HỌC VẦN
EO, AO
( Thời gian: 80 phút.)
A.Mục tiêu :
- Đọc được eo, ao, chú mèo, ngôi sao ; đọc được từ và câu ứng dụng.
- Viết được eo, ao, chú mèo, ngôi sao
-Luyện nói từ 2, 3 câu theo chủ đề: Gió, mây, mưa, bão, lũ 
B. Đồ dùng dạy học :
Bộ đồ dùng DH Tiếng Việt, thẻ từ, bảng ô li.
C. Các hoạt động dạy học 
Tiết 1
I.HĐ đầu tiên: 
- 3 Hs đọc viết: đôi đũa, tuổi thơ, mây bay.
- 2 em đọc câu: Gió từ tay mẹ/ Ruoi ả. Tìm vần đã học theo yêu cầu.
II. HĐ bài mới:
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Nhận diện và ghép vần
*Giới thiệu vần eo, HS p/âm, lớp ĐT.
- HS cài bảng cài vần eo
- H/dẫn p/âm. HS p/âm CN, ĐT. Sửa sai.
- HS cài tiếng mèo, phân tích, đọc CN, ĐT.
- HS đọc chú mèo. Giải nghĩa từ.
- HS đọc: eo – mèo – chú mèo: CN, ĐT.
* Dạy vần ao: tương tự eo
* HS đọc cả bài. So sánh eo - ao
Nghỉ giữa tiết
* H/dẫn HS đọc lần lượt từ ư/dụng: cái kéo, leo trèo, trái đào, chào cờ.
- HS đọc từ, tìm vần mới học, p/tích tiếng chứa vần mới, đọc: CN, ĐT. Gv sửa p/âm sai. 
- Giải nghĩa từ trái đào 
3/ Luyện viết b/con: 
* Viết vần eo
- Giới thiệu chữ mẫu. H/dẫn cách viết + viết mẫu.
- HS viết b/con. N/xét.
*Viết vần ao, chú mèo, ngôi sao: H/dẫn t/tự như trên và về cách nối nét, k/cách giữa 2 tiếng. 
- HS viết b/con. Theo dõi, uốn nắn và NX.
Tiết 2
4/ Luyện tập:
- L/ đọc lại tiết 1: Gv chỉ bảng, HS đọc bài: CN, ĐT. Sửa sai. 
- L/đọc câu ứng dụng: Suối chảy rì rào/ Gió reo lao xao/ Bé ngồi thổi sáo”
+ HS q/sát tranh sgk, GV rút câu, ghi bảng.
+ HS tìm, đọc tiếng có vần mới: rào, reo, lao xao, sáo.
+ HS l/đọc cả câu. Sửa sai
- L/viết VTV và làm VBT: 
 * Viết VTV: eo, ao, chú mèo, ngôi sao
+ GV nêu y/cầu viết. HS K, G viết đủ số dòng trong VTV.
+ HS viết bài, GV theo dõi, uốn nắn, chấm bài, NX, chữa sai.
 * Làm VBT: 
- GV h/dẫn HS nêu y/cầu và làm từng bài. 
- HS tự làm VBT, GV theo dõi, h/dẫn. Chấm chữa bài.
Nghỉ giữa tiết
*L/nói: HS đọc tên bài l/nói
- Em thấy gì trong tranh?
- Nếu đang đi học, em gặp trời mưa thì làm thế nào?
- Khi nào em thích có gió?
- Trước khi trời mưa, em thấy có gì?
- HS: Em biết gì về bão, lũ?
III. HĐ cuối cùng:
- HS nhìn sgk đọc lại bài. Nêu tên vần vừa học.
- Tìm tiếng có âm mới học.
- Dặn về học bài. Xem trước bài au, âu
- GV nhận xét tiết học.
Bổ sung: 	 
---------OOOOO---------
TOÁN
ÔN TẬP – GK1
( Thời gian: 35 phút.)
A.Mục tiêu :
Củng cố KN so sánh một số với phép tính. Nêu bài toán theo tranh.
B. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, thẻ từ.
C. Các hoạt động dạy học 
I. HĐ đầu tiên: 
HS hát 1 bài, GV nêu yêu cầu bài học, 
II. HĐ bài mới: 
1. HĐ 1: Giới thiệu bài:
2. HĐ 2: Tính
-HS nêu yêu cầu.
- HS làm bảng con.
-Gv nhận xét, sửa sai.
3. HĐ 3: BT 2: Số? 
- GV vẽ trên bảng hình vẽ 3 chấm tròn và 2 chấm tròn.
- HS thi đua quan sát rồi viết các phép tính biểu thị mô hình trên vào bảng con.
- GV NX, TD.
4. HĐ 4: Tính
-HS nêu yêu cầu.
- HS làm bảng con.
-Gv nhận xét, sửa sai.
	Nghỉ giữa tiết
5. HĐ 5 : >,<,= 
- HS nêu yêu cầu, cách làm, GV nhắc lại cách làm.
- HS bốc thẻ từ ghi dấu >, <, =, thi đua đính vào bảng phụ
- Cho HS HS biểu thị phép tính thích hợp vào bảng con: 2+2+1=5..
- NX, t/dương. GV ghi bảng, cho HS đọc 2 phép tính: CN, ĐT.
6. HĐ 6 : Viết phép tính thích hợp.
- HS quan sát tranh,viết phép tính thích hợp. 
- GV chấm, chữa bài.
III. HĐ cuối cùng: 
- GV nhận xét tiết học.
Bổ sung: 	 
---------OOOOO---------
BUỔI CHIỀU
TIẾNG VIỆT (BS)
ÔN: EO - AO
A. Mục tiêu: Củng cố đọc, viết chuẩn eo ao, chú mèo, ngôi sao. Đọc trơn câu ứng dụng.
B. Đồ dùng dạy học: thẻ từ, bảng phụ
C. Các HĐ dạy học:
I. HĐ đầu tiên: 
II. HĐ dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài: HS hát, GV GTB.
2/ Ôn đọc: 
- HS bốc thăm thẻ từ, đọc eo, ao, chú mèo, ngôi sao.
- NX, t/dương.
- HS đọc lại toàn bộ từ: CN, ĐT.
- Thi đua tìm tiếng có chứa vần eo, ao. T/dương.
3/ Luyện viết:
- GV h/dẫn mẫu lần lượt: eo, ao, chú mèo, ngôi sao
- HS viết bảng con, NX, sửa sai.
- GV h/dẫn HS viết bảng con.
Nghỉ giữa tiết
- Gv đọc lần lượt từng chữ cho HS đánh vần, đọc trơn: CN, ĐT.
- HS viết vào vở: eo, ao, chú mèo, ngôi sao. HS đánh vần rồi viết vào vở.
- Chấm bài, NX.	
4/ Ôn câu: Gió thổi rì ràothổi sáo.
- GV gắn bảng phụ ghi câu.
- HS đọc trơn câu. 3-4 em đánh vần, đọc trơn câu. Lớp ĐT.
- Trò chơi: 2 đội HS thi đua nối tiếp mỗi em đọc 1 tiếng trong câu sao cho hết câu mà không sai. NX, TD.
- 3 em thi đua đọc lại cả câu. NX, TD.
III. HĐ cuối cùng: NX tiết học.
Bổ sung: 	 
---------OOOOO---------
TOÁN (BS)
ÔN: ÔN TẬP GK1
( Thời gian: 35 phút.)
A.Mục tiêu :
Củng cố KN so sánh một số với phép tính. Nêu bài toán theo tranh.
B. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, thẻ từ.
C. Các hoạt động dạy học 
I. HĐ đầu tiên: 
HS hát 1 bài, GV nêu yêu cầu bài học, 
II. HĐ bài mới: 
1. HĐ 1: Giới thiệu bài:
2. HĐ 2: Tính
-HS nêu yêu cầu.
- HS làm bảng con.
-Gv nhận xét, sửa sai.
3. HĐ 3: Tính
-HS nêu yêu cầu.
- HS làm bảng phụ, các HS khác làm vào vở
-Gv nhận xét, sửa sai.
4. HĐ 4: Số? 
- GV vẽ trên bảng hình vẽ 3 chấm tròn và xóa 2 chấm tròn.
- HS thi đua quan sát rồi viết các phép tính biểu thị mô hình trên vào bảng con.
- GV NX, TD.
	Nghỉ giữa tiết
5. HĐ 5 : Số ?
Làm tương tự BT 3.
6. HĐ 6 : Viết phép tính thích hợp.
- HS quan sát tranh,viết phép tính thích hợp. 
- GV chấm, chữa bài.
III. HĐ cuối cùng: 
- GV nhận xét tiết học.
Bổ sung: 	 
---------OOOOO---------
THỂ DỤC
ĐỨNG ĐƯA HAI TAY DANG NGANG
ĐỨNG ĐƯA HAI TAY LÊN CAO CHẾCH CHỮ V
( Thời gian: 35 phút.)
A.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.Mục đích:
- Bước đấu biết cách thực hiện tư thế đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đứng đưa hai tay lên cao.
2. Yêu cầu :
-Nghiên túc, tích cực học tập để tiếp thu kĩ thuật mới.
- Thực hiện được các kĩ thuật của động tác.
- Đảm bảo an toàn.
B. CHUẨN BỊ : còi.
PHẦN VÀ NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC
1.Phần mở đầu 
- Ổn định lớp.
- Phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
- Khởi động.
2. Phần cơ bản:
1/ Đứng đưa hai tay dang ngang
2/ Đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V
.
3.Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài học và nhận xét tiết học.
5phút
10phút
15ph
5phút
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ, chân, gối, hông.
- Gv giới thiệu tư thế đứng CB, làm mẫu và giải thích động tác. Khẩu lệnh “Đứng theo tư thế cơ bảnbắt đầu!”. “Thôi!”
- GV hô, HS thực hiện. Q/sát, sửa sai.
- Cho HS thực hiện lần 2. N/xét.
- Gv làm mẫu và giải thích động tác. Khẩu lệnh “Đứng theo tư thế cơ bảnbắt đầu!”. “Thôi!”
- GV hô, HS thực hiện. Q/sát, sửa sai.
- Cho HS thực hiện lần 2. N/xét.
- HS t/hiện thi đua 3 tổ.
- HS thả lỏng người.
- GV hỏi : Bài học hôm nay ta chơi trò chơi nào ? 
- HS hát tập thể một bài.
Bổ sung:	
---------OOOOO---------
TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 9 Lop 1_12241346.doc