Bài 11: LỰC ĐÀN HỒI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được ví dụ về một số lực.
- Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
- So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.
2. Kĩ năng:
- Lắp ráp TN thông qua hướng dẫn của GV, rút ra kết luận thông qua TN.
3. Thái độ:
- Tìm tòi các hiện tượng vật lý quanh ta.
NS: 30/10/2017 ND: 03/11/2017 Lớp: 6A Tiết CT: 09 Bài 11: LỰC ĐÀN HỒI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được ví dụ về một số lực. - Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. - So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít. 2. Kĩ năng: - Lắp ráp TN thông qua hướng dẫn của GV, rút ra kết luận thông qua TN. 3. Thái độ: - Tìm tòi các hiện tượng vật lý quanh ta. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Giá treo, lò xo, thước đo, quả nặng 50g, dây cao su. 2. HS: - Mẫu báo cáo thực hành. Số quả nặng 50g Tổng trọng lượng các quả nặng (N) Chiều dài của lò xo (cm) Độ biến dạng của lò xo (cm) 0 0 l0=........... l-l0=........... 1 0.5 l=............ l-l0=.......... 2 1 l=............ l-l0=........... 3 1.5 l=........... l-l0=........... III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’. ĐỂ: Câu 1: Lực là gì? Thế nào là hai lực cân bằng? Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống? a.Vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật ............(đứng yên, chuyển động) b.Vật đang đứng yên ta có thể chỉ ra hai lực .................(cân bằng, đẩy) tác dụng lên vật. ĐÁP ÁN: Câu 1: Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. Hai lực cân bằng là hai lưc mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều. Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống? a.Vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đứng yên. b.Vật đang đứng yên ta có thể chỉ ra hai lực cân bằng tác dụng lên vật. 3. Tiến trình dạy học: GV đặt vấn đề : Dùng dây cao su và lò xo làm theo phần mở bài=>Bài mới. HĐ của giáo viên Hoạt động của học sinh ND GHI BẢNG Hoạt động 1: Nghiên cứu biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng - Giới thiệu dụng cụ TN y/c HS tiến hành TN theo hướng dẫn. - Cho HS hoàn thành C1? - Biến dạng của lò xo có đặc điểm gì? -Thông báo độ biến dạng, hướng dẫn HS tiến hành tìm độ biến dạng và hoàn thành câu C2? -Tiến hành lắp ráp TN và làm TN, ghi kết quả vào bảng. -Tiến hành C1. +(1): dãn ra. +(2): tăng lên. +(3): bằng. - Khi có lực tác dụng lò xo bị biến dạng, thôi tác dụng thì lò xo trở lại hình dạng ban đầu. - Dl=l-l0 - Tính độ biến dạng và điền vào bảng 9.1, hoàn thành C2. I. Biến dạng đàn hồi, độ biến dạng: 1. Biến dạng đàn hồi: Khi có lực tác dụng thì vật bị biến dạng, không có lực tác dụng thì vật trở lại hình dạng ban đầu. Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng 2. Độ biến dạng: - Hiệu độ dài biến dạng và chiều dài tự nhiên là độ biến dạng. - Dl=l-l0 Hoạt động 2: Lực đàn hồi và đặc điểm của nó -Thông báo lực đàn hồi. - Cho HS hoàn thành câu C3? -Lực đàn hồi có đăc điểm gì? - Cho HS trả lời C4? - Theo dõi, ghi vở. - C3: Cân bằng với trọng lực. Như vậy cường độ của lực đàn hồi bằng với cường độ của trọng lực. - Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng. - Lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng. - Trả lời câu C4. II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó: 1.Lực đàn hồi: -Khi lò xo bị biến dạng thì nó tác dụng lực đàn hồi lên vật tiếp xúc với hai đầu của nó. 2. Đặc điểm lực đàn hồi: Lực đàn hồi càng lớn khi độ biến dạng càng lớn. Hoạt động 3: Vận dụng - Cho Hs làm câu C5, C6? - Lực đàn hồi, đặc điểm của nó? -Trả lời C5, C6 theo hướng dẫn của GV. - HS trả lời câu hỏi của GV. III. Vận dụng: - C5: (1) Tăng gấp đôi (2) Tăng gấp ba - C6: HS tự làm. 4. Củng cố bài học - Cho HS đọc ghi nhớ SGK? - Nêu đặc điểm của lực đàn hồi? 5. Hướng dẫn tự học: a) Bài vừa học: - Về nhà đọc phần có thể em chưa biết .Làm bài tập 10.1 -> 10.3 SBT - Học ghi nhớ SGK. b) Bài sắp học: Chuẩn bị bài kiểm tra 1 tiết.
Tài liệu đính kèm: