Giáo án Vật lý lớp 7 - Bài 12 - Độ to của âm

Bài 12: ĐỘ TO CỦA ÂM

I - Mục tiêu:

 - Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ.

 - Nêu được ví dụ về độ to của âm.

II - Chuẩn bị:

 Đối với mỗi nhóm HS:

- Một thước đàn hồi hoặc một lá thép mỏng dài khoảng 20 - 30cm được vít chặt vào hộp gỗ rỗng như H12.1 SGK trang 34.

 - Một cái trống và dùi gõ.

 - Một con lắc bấc.

III - Hoạt động dạy - học:

 1) Ổn định lớp: lớp trưởng báo cáo sĩ số.

 

doc 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 7 - Bài 12 - Độ to của âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2011
Ngày dạy: 16/11/2011
Tuần 13 	
Tiết 13	
Bài 12: ĐỘ TO CỦA ÂM
I - Mục tiêu:
 - Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. 
 - Nêu được ví dụ về độ to của âm.
II - Chuẩn bị:
 Đối với mỗi nhóm HS:
- Một thước đàn hồi hoặc một lá thép mỏng dài khoảng 20 - 30cm được vít chặt vào hộp gỗ rỗng như H12.1 SGK trang 34.
	- Một cái trống và dùi gõ.
	- Một con lắc bấc.
III - Hoạt động dạy - học:
 1) Ổn định lớp: lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 2) Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu hỏi
Đáp án
1. Bình thường khi bạn nam, bạn nữ nói chuyện ai phát ra âm cao, ai phát ra âm thấp?
2. Âm phát ra càng cao khi nào? Âm phát ra càng thấp khi nào?
3. Tần số là gì? Đơn vị của tần số?
4. Sửa bài tập 11.4, 11.6, 11.7, 11.8, 11.9, 11.10.
1. Bạn nam phát ra âm thấp, bạn nữ phát ra âm cao.
2. Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn.
Âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhỏ.
3. Số lần dao động trong 1 giây gọi là tần số. Đơn vị : Hec (Hz).
4. 11.4. – Con muỗi vỗ cánh nhiều hơn con ong đất.
- Tần số dao động của cánh chim nhỏ (<20Hz) nên không nghe được âm do cánh chim đang bay to ra.
11.6. A. 11.7.B. 11.8.A.
11.9. Vì đàn bầu có một dây. Một đầu dây đàn gắn cố định, còn đầu kia gắn với cần đàn có thể uốn được dễ dàng. Khi biểu diễn, người nghệ sĩ dùng tay uốn cần đàn để thay đổi độ căng của dây đàn. Do đó, tần số dao động của dây đàn thay đổi, âm phát ra khác nhau.
11.10. Khi bấm vào các phím đàn trên cùng một dây là ta đã thay đổi độ dài của dây đàn đó. Dây đàn càng ngắn, thì âm phát ra càng cao, tần số dao động càng lớn.
 3) Giảng bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (2 phút)
- Bình thường khi nói chuyện, bạn nào nói chuyện to, bạn nào nói chuyện nhỏ?
- Mọi vật dao động thường phát ra âm có độ cao nhất định. Nhưng khi nào vật phát ra âm to, khi nào vật phát ra âm nhỏ? Bài học hôm nay sẽ giúp ta giải quyết vấn đề này.
HĐ2: Nghiên cứu biên độ dao động và mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm phát ra (18')
- Yêu cầu HS đọc TN1 SGK để nắm được các dụng cụ, cách làm TN và trả lời các câu hỏi trong TN1
- Phát dụng cụ TN cho các nhóm, hướng dẫn các nhóm làm TN trong trường hợp đầu thước lệch nhiều và ghi kết quả vào bảng 1.
- Tiếp theo tiến hành làm trường hợp đầu thước lệch ít và ghi kết quả vào bảng 1.
- Thông báo: Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.
- Yêu cầu HS trả lời C2
- Tiếp theo các nhóm hãy làm TN2 như trong SGK trong trường hợp gõ trống nhẹ.
- Làm tiếp TN với trường hợp gõ trống mạnh.
- Hoàn thành C3 sau khi làm TN2.
- Từ 2 TN trên thấy được độ lệch có mối liên hệ như thế nào với biên đọ dao động? Lúc đó âm phát ra như thế nào?
- Yêu cầu HS hoàn thành kết luận.
HĐ3: Tìm hiểu độ to của âm (10 phút)
- Yêu cầu HS tự đọc mục II trong SGK trang 35.
- Độ to của tiếng nói chuyện bình thường là bao nhiêu dB?
- Độ to của âm làm điếc tai là bao nhiêu dB?
- Thông báo: Giới hạn ô nhiễm tiếng ồn là 70 dB. Xem trong bảng những âm nào là bị xem là ô nhiễm tiếng ồn?
HĐ4:Vận dụng (7 phút) 
- Yêu cầu HS trả lời C4.
 Yêu cầu HS trả lời C6.
- Bạn nói to, bạn nói nhỏ.
- HS đọc
- Các nhóm làm TN dưới sự hướng dẫn của GV và ghi nhận kết quả vào bảng 1 SGK để trả lời C1.
- Nhóm tiến hành làm TN và ghi kết quả vào bảng 1 SGK để trả lời C1.
- HS trả lời C2: Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (ít), biên độ dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng to (nhỏ).
- Nhóm HS làm với trường hợp gõ trống nhẹ.
- Nhóm HS làm TN với trường hợp gõ trống mạnh.
- HS hoàn thành C3: Quả cầu bấc lệch càng nhiều (ít), chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn (nhỏ), tiếng trống càng lớn (nhỏ).
- Độ lệch càng nhiều thì biên độ dao động càng lớn và ngược lại. Âm phát ra càng to và ngược lại.
- HS hoàn thành kết luận: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.
- HS đọc mục II
- Độ to của tiếng nói chuyện bình thường là 40 dB.
- Độ to của âm làm điếc tai là 130dB.
- Tiếng ồn rất to ở ngoài phố: 80 dB. Tiếng ồn của máy móc nặng trong công xưởng: 100 dB. Tiếng sét: 120 dB.
- HS trả lời C4: Khi gảy mạnh một dây đàn, tiêng đàn sẽ to. Vì khi gảy mạnh, dây đàn lệch nhiều, tức là biên độ dao động của dây đàn lớn, nên âm phát ra to.
- HS trả lời C6: Biên độ dao động của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to. Biên độ dao động của màng loa nhỏ khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ.
Tiết 13
Bài 12: ĐỘ TO CỦA ÂM
I - Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động
Thí nghiệm 1
C1
Cách làm thước dao động
Đầu thước dao động mạnh hay yếu
Âm phát ra to hay nhỏ
a) Nâng đầu thước lệch nhiều
Mạnh
To
b) Nâng đầu thước lệch ít
Yếu
Nhỏ
Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.
C2: Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (ít), biên độ dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng to (nhỏ).
Thí nghiệm 2
C3: Quả cầu bấc lệch càng nhiều (ít), chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn (nhỏ), tiếng trống càng lớn (nhỏ).
Kết luận: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.
II - Độ to của một số âm
Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben. Kí hiệu dB.
III - Vận dụng
C4: Khi gảy mạnh một dây đàn, tiêng đàn sẽ to. Vì khi gảy mạnh, dây đàn lệch nhiều, tức là biên độ dao động của dây đàn lớn, nên âm phát ra to.
C6: Biên độ dao động của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to. Biên độ dao động của màng loa nhỏ khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ.
 4) Củng cố : 
	- Thế nào là biên độ dao động?
	- Độ to của âm được đo bằng đơn vị nào?
 5) Dặn dò :
	- Học thuộc ghi nhớ SGK trang 36.
	- Làm bài tập 12.1 đến 12.11trong SBT trang 28, 29.
	- Đọc phần "có thể em chưa biết".
	- Xem trước bài 13: Môi trường truyền âm.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 12 (L7).doc