Tiết 26, Bài 22: Dẫn nhiệt - Nguyễn Thị Hương

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Tìm được ví dụ minh họa về tính dẫn nhiệt.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng được kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích được một số hiện tượng đơn giản.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. Chuẩn bị:

- Đèn cồn.

- Ống nghiệm.

- Giá sắt.

- sáp.

- Đinh sắt, nút cao su, kẹp gỗ.

- Thanh đồng, nhôm, thủy tinh.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1560Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 26, Bài 22: Dẫn nhiệt - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :27
Ngày soạn :02/03/ 2012
Tiết :26
Ngày dạy : 08/03/ 2012
BÀI 22: DẪN NHIỆT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Tìm được ví dụ minh họa về tính dẫn nhiệt.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích được một số hiện tượng đơn giản.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
II. Chuẩn bị:
- Đèn cồn.
- Ống nghiệm.
- Giá sắt.
- sáp.
- Đinh sắt, nút cao su, kẹp gỗ.
- Thanh đồng, nhôm, thủy tinh.
III. Tổ chức hoạt động dạy – học.
1. Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh phòng học.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nhiệt năng là gì. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng. Lấy ví dụ.
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: yêu cầu HS giải thcish hiện tượng tại sao soong, nồi lại được làm bằng nhôm mà bát, đĩa lại được làm bằng sứ. Để giải thích được hiện tượng này chúng ta cùng nghiên cuuw bài học hôm nay “ Dẫn nhiệt”.
Hoạt động 1: Nghiên cứu sự dẫn nhiệt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kết quả cần đạt
GV làm thí nghiệm như SGK.
? các đinh rơi xuống thì sáp gắn đinh phải như thế thế nào.
? vậy đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì.
? các đinh cso rơi xuống đồng thời không.
? trên thanh đồng AB nhiệt năng đã được truyền từ đầu nào đến đầu nào.
HS chú ý quan sát.
- Sáp gắn đinh phải chảy ra.
- nhiệt truyền đến sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra.
- các đinh không rơi xuống đồng thời cùng 1 lúc mà theo thứ tự từ a đến e.
- nhiệt năng được truyền từ A đến B.
I. Sự dẫn nhiệt.
1. Thí nghiệm.
 SGK
2. Trả lời câu hỏi.
C1: nhiệt truyền đến sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra.
C2: theo thứ tự từ a đến e.
C3: Nhiệt năng được truyền dần từ đầu A đến đầu B của thanh đồng.
Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính dẫn nhiệt của các chất
? Nêu dụng cụ làm thí nghiệm.
GV tiến hành làm thí nghiệm
? các đinh có rơi xuống đồng thời không.
? trong 3 thanh đồng, nhôm, thủy tinh chất nào dẫn nhiệt tốt.
? Trong chất rắn chất nào dẫn nhiệt tốt nhất.
GV giới thiệu dụng cụ, và cách tiến hành thí nghiệm.
? làm việc nhóm: tiến hành làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi C6.
? y/c HS dự đoán sự dẫn nhiệt của chất khí.
GV giới thiệu thí nghiệm và tiến hành làm thí nghiệm cho HS quan sát.
? Khi đáy ống nghiệm nóng, miếng sáp có bị nóng chả không.
? vậy chất khí dẫn nhiệt như thế nào.
- giá sắt, thanh đồng, nhôm, thủy tinh, đèn cồn, đinh ghim.
HS chú ý quan sát để trả lời câu hỏi.
- các đinh không rơi xuống đồng thời.
- thủy tinh là chất dẫn nhiệt kém nhất. đồng là chất dẫn nhiệt tốt nhất.
- kim loại.
HS chú ý lắng nghe
HS: tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm và báo cáo kết quả vào phiếu học tập.
HS dự đoán
HS chú ý quan sát.
- miếng sáp không bị nóng chảy.
- chất khí dẫn nhiệt kém
II. Tính dẫn nhiệt của các chất.
1. Thí nghiệm 1: 
C4: Các đinh gắn ở đầu các thanh không rơi xuống đồng thời cùng một lúc. Hiện tượng này chứng tỏ các chất khác nhau dẫn nhiệt khác nhau.
C5: Trong 3 chất: đồng, nhôm, thủy tinh. 
Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh dẫn nhiệt kém nhất.
Trong chất rắn: kim loại là chất dẫn nhiệt tốt nhất.
2. Thí nghiệm 2:
C6: khi nước ở trên miệng ống sôi, cục sáp ở đáy ống nghiệm không nóng chảy, chứng tỏ chất lỏng dẫn nhiệt kém.
3. Thí nghiệm 3: 
C7: không. Chất khí dẫn nhiệt kém.
Hoạt động 3: Vận dụng
Hướng dẫn HS lấy ví dụ về sự dẫn nhiệt.
? C9.
? C10.
? C11.
? thảo luận nhóm trả lời câu C12.
HS lấy ví dụ.
- vì kim loại dẫn nhiệt tốt, sứ dẫn nhiệt kém.
- vì không khí giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém.
- vì không khí giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém.
- HS tiến hành thảo luận nhóm.
III. Vận dụng.
C8: Tùy HS
C9: vì kim loại dẫn nhiệt tốt, sứ dẫn nhiệt kém.
C10: vì không khí giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém.
C11: vì không khí giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém.
C12: vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Những ngày rét, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào kim loại nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại phân tán trong kim loại làm ta cảm thấy lạnh. Ngược lại những ngày nóng nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể nên nhiệt từ kim loại truyền vào cơ thể nhanh nên ta cảm thấy nóng.
IV. Củng cố:
? Dẫn nhiệt là gì. Lấy ví dụ.
V. Dặn dò:
- Hướng dẫn HS về nhà chuẩn bị nội dung ôn tập.
VI. Rút kinh nghiệm.
........

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 22. Dẫn nhiệt - Nguyễn Thị Hương - Trường THCS Liêng Trang.doc