I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
- Nhận biết được lực là đại lượng vectơ. Biểu diễn được vectơ lực.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng biểu diễn lực.
3. Thái độ: Thái độ nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
- Xem lại bài Lực – Hai lực cân bằng.
Ngy soạn : 04/09/2010 Tuần 4 - Tiết 4 Bài 4: BIỂU DIỄN LỰC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc. - Nhận biết được lực là đại lượng vectơ. Biểu diễn được vectơ lực. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng biểu diễn lực. 3. Thái độ: Thái độ nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm. II. Chuẩn bị: - Xem lại bài Lực – Hai lực cân bằng. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Phân biệt chuyển động đều và chuyến động không đều? - Vận tốc trung bình được tính theo công thức nào? Tại sai khi nói vận tốc trung bình cảu chuyển động không đều phải nói rõ là vận tốc trung bình trên đoạn đường nào? - Làm BT 3.3 – SBT. - HS lên bảng trả lời các câu hỏi. - Cả lớp lắng nghe, phát biểu nhận xét khi GV yêu cầu. Hoạt động 2: Tố chức tình huống học tập - Lực có thể làm biến đổi chuyển động mà vận tốc xác định sự nhanh hay chậm của chuyển động. Vậy giữa lực và vận tốc có sự liên quan nào không? Và lực được biểu diễn như thế nào? Bài 4: BIỂU DIỄN LỰC Hoạt động 3: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc. - Ở lớp 6 đã học về khái niệm lực, vậy khi tác dụng lực lên một vật thì lực gây ra kết quả gì? - Lực có độ lớn ( cường độ ) không? Cho ví dụ. - Độ lớn của lực được đo bằng đơn vị nào? - Cho HS đọc câu C1 và quan sát H 4.1, H 4.2 – SGK/15. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm ( 1 bàn/ nhóm) trong 4 phút để mô tả thí nghiệm H 4.1,H 4.2 I. Ôn lại khái niệm lực: - HS: gây ra biến dạng và biến đổi chuyển động. - HS: Lực có độ lớn. Ví dụ: lực kéo 3N - Đơn vị lực: Niutơn ( N ) - HS đọc câu C1, quan sát hình. - Thảo luận nhóm. Họct động 4: Thông báo đặc điểm của lực và cách biểu diễn lực bằng vectơ. - Một lực không những có độ lớn mà còn có phương và chiều (hướng ). Vậy lực là một đại lượng vectơ. - Vậy độ dài, khối lượng có phải là đại lượng vectơ không? Vì sao? - GV: Vậy để biểu diễn lực bằng vectơ thì phải làm như thế nào? - Gọi HS đọc mục 2 – SGK/15 - Các yếu tố nào của lực tương ứng với các yếu tố dưới đây của vectơ lực? + Gốc của vectơ lực. + Hướng + Độ dài. - GV hướng dẫn HS chọn tỉ xích. Ví dụ: quy ước 1cm ứng với 2N, thì 3cm ứng với 6N. - GV thông báo kí hiệu của vectơ lực. - Kí hiệu khác với kí hiệu F như thế nào? - Cho HS quan sát H 4.3 – SGK. - Vectơ lực cho ta biết những điều gì về lực đó? - Cho HS đọc ví dụ và GV hướng dẫn HS biểu diễn lực. II. Biểu diễn lực: 1. Lực là một đại lượng vectơ: - HS: Không, vì độ dài và khối lượng không có hướng và không cần phải nói theo hướng nào. 2. Cách biểu diễn và kí hiệu vectơ lực: - HS suy nghĩ trả lời. + Gốc: điểm lực tác dụng lên vật. + Hướng: phương và chiều của lực. + Độ dài: biểu diễn cường độ của lực theo tỉ xích. - HS ghi vào vở cách biểu diễn lực. - Kí hiệu vectơ lực: - HS quan sát H 4.3 - HS: cho biết 3 yếu tố của lực: điểm đặt, hướng, cường độ. Hoạt động 5: Củng cố – Vận dụng * Củng cố: - Vì sao nói lực là một đại lượng vectơ? Hãy nêu ba yếu tố của lực? * Vận dụng: - Yêu cầu HS đọc vànghiên cứu trả lờicâu C2, C3. - Gọi 2 HS lên bảng biểu diễn lực ở câu C2. - Cho HS khác nhận xét. - GV nhận xét và hoàn chỉnh cách vẽ của - Yêu cầu HS tiếp tục thực hiện câu C3. - HS trả lời. III. Vận dụng: - Đọc và cá nhận trả lời câu C2, C3. - HS lên bảng biểu diễn lực. Hoạt động 6: Ghi nhớ – Dặn dò. - Gọi HS đọc ghi nhớ,yêu cầu HS ghi vào vở. - GV nhận xét tiết học. * Dặn dò : - Học bài và hoàn thành các câu hỏi. - Làm bài tập SBT. - Chuẩn bị bài 5. * Ghi nhớ : ( SGK ) - Đọc và ghi Ghi nhớ vào vở. IV.Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: