Tin học khối 6 - Học gõ mười ngón

Bước 1: Lựa chọn chủ đề “Học gõ mười ngón”

- Môn tin học lớp 6

- Tiết 11,12: Bài 6: Học gõ mười ngón

- Tiết 13,14: Bài 7: Sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím

Bước 2: Xác định KTKN và năng lực hướng tới của chủ đề

a) Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành

Trong CTGDPT môn tin học hiện hành, nội dung “Học gõ mười ngón”

+ Kiến thức

• Biết cấu trúc bàn phím, các hàng phím trên bàn phím

• Hiểu được lợi ích của tư thế ngồi đúng và gõ bàn phím bằng mười ngón

• Xác định được vị trí các phím trên bàn phím

• Biết sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ mười ngón

+ Kĩ năng

• Ngồi đúng tư thế và thực hiện gõ trên bàn phím bằng mười ngón.

• Học sinh biết khởi động, thoát, đăng kí và thiết lập tùy chọn, lựa bài luyện phù hợp trong phần mềm Mario.

 

doc 10 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 903Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tin học khối 6 - Học gõ mười ngón", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ TIN HỌC 6
Bước 1: Lựa chọn chủ đề “Học gõ mười ngón”
Môn tin học lớp 6
Tiết 11,12: Bài 6: Học gõ mười ngón
Tiết 13,14: Bài 7: Sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím
Bước 2: Xác định KTKN và năng lực hướng tới của chủ đề
a) Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành
Trong CTGDPT môn tin học hiện hành, nội dung “Học gõ mười ngón”
+ Kiến thức
Biết cấu trúc bàn phím, các hàng phím trên bàn phím
Hiểu được lợi ích của tư thế ngồi đúng và gõ bàn phím bằng mười ngón
Xác định được vị trí các phím trên bàn phím
Biết sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ mười ngón
+ Kĩ năng
Ngồi đúng tư thế và thực hiện gõ trên bàn phím bằng mười ngón.
Học sinh biết khởi động, thoát, đăng kí và thiết lập tùy chọn, lựa bài luyện phù hợp trong phần mềm Mario.
Thực hiện gõ bàn phím ở mức đơn giản
+ Thái độ:
 - Rèn luyện tính tự giác, tích cực, nghiêm túc trong khi học tập.
 - Rèn tính cẩn thận hình thành phong cách làm việc chuyên nghiệp.
b) Năng lực hướng tới
- Sử dụng thành thạo bàn phím máy tính, gõ được bằng mười ngón.
Bước 3: Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
1.Học gõ mười ngón
Câu hỏi/ Bài tập định tính
Học sinh biết được cấu trúc của bàn phím 
Câu hỏi 1.1
Học sinh nhận biết khu vực chính của bàn phím Câu hỏi 1.2
Câu hỏi/bài tập định tính
Học sinh biết để ngón tay trên bàn phím
Câu hỏi 1.2.1, 1.2.2,1.2.3
Học sinh biết ngón tay quản lý phím nào
Câu hỏi 1.3
2. Sử dụng phần mềm Mario để luyện tập
 Câu hỏi/bài tập định tính
Học sinh biết cách khởi động phần mềm Mario
Câu hỏi 2.1
Học sinh biết thiết lập và lựa chọn bài học
Câu hỏi 2.2
Học sinh biết được hàng phím cơ sở chứa các phím xuất phát
Câu hỏi 2.3
Bài tập thực hành
HS biết khởi động phần mềm Mario, đăng kí tên 
Câu 2.2.1
HS biết chọn bài thực hành trong mục Lesson
Câu hỏi 2.3.2
HS thực hành bằng 10 ngón và đạt chỉ số WPM từ 9 trở lên
Câu hỏi 2.4
Bước 4. Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả.
Câu 1.1: Khu vực chính của bàn phím gồm mấy hàng
 4	B. 5	C. 6	D. 7
Câu 1.2: Thứ tự các hàng phím của khu vực chính bàn phím tính từ trên xuống?
Thứ tự
Tên hàng
Hàng cơ sở
Hàng phím trên
Hàng phím số
Hàng phím cách
Hàng phím dưới
Câu 1.2.1 Hãy cho biết hàng phím có gai dùng để đặt ngón tay là:
Hàng phím trên	C. Hàng phím dưới
Hàng phím cơ sở	D. Hàng phím chứa phím cách
Câu 1.2.2 Lợi ích của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón tay là:
Tốc độ gõ nhanh hơn	C. Gõ chính xác hơn
Không có lợi ích gì.	D. Cả phương án A và B đúng
Câu 1.2.3 Hàng phím chứa phím F và J gọi là hàng phím:
Hàng phím cơ sở	C. Hàng phím dưới
Hàng phím xuất phát	D. Cả A và B đều đúng	E. Tất cả đều sai
Câu 1.3 Hãy điền vào bảng sau:
Bàn tay
Ngón tay
Gõ phím
Tay trái
Ngón út
Ngón áp út
Ngón giữa
Ngón trỏ
Tay phải
Ngón trỏ
Ngón giữa
Ngón áp út
Ngón úp
Câu 2.1 Để khởi động phần mềm Mario em làm:
Nháy đúp vào biểu tượng Mario trên màn hình
Vào My Computer/Programs/Mario	C. Vào Start/programs/Mario
D. Cả A và B đều đúng	E. Cả A và C đều đúng	
Câu 2.2 Để lựa chọn bài luyện tập trên Mario em vào bảng chọn nào?
File	B. Lesson	C. Student	
Câu 2.3 Ngón tay trỏ trái và ngón tay trỏ phải đặt ở 2 phím nào để xuất phát gõ phím 
Phím F và H	C. Phím D và J	
C. Phím G và J	D. Phím F và J
Câu 2.2.1: Hãy khởi động Mario và đăng nhập học sinh mới với tên của em
Câu 2.3.2: Em hãy chọn bài luyện tập hàng phím trên và thực hành gõ 10 ngón.
Câu 2.4: Em hãy luyện tập các bài để đạt chỉ số WPM từ 7 trở lên.
Bước 5: Hoạt động dạy học
Phần 1
Bài 6:	 HỌC GÕ MƯỜI NGÓN
Ngày dạy:	Thứ 2 ngày 21 tháng 9 năm 2015 lớp 6A	Tiết theo PPCT: 11, 12
Hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội Dung
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới: (5p)
Mời lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
- Nêu công dụng của chuột, các thao tác về chuột và thực hiện các thao tác về chuột?
Giáo viên nhận xét, cho điểm
à Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
à Trả lời các câu hỏi ® HS khác nhận xét
Bài 6 : Học gõ 10 ngón.
6A
6B
6C
6D
Đặt vấn đề vào bài mới:
Chuột là một trong những thiết bị điều khiển thông tin vào máy tính, ngoài chuột ra thì bàn phím là một thiết bị nhập cơ bản nhất của mà một máy tính không thể thiếu được, Để việc nhập liệu dể dàng chúng ta cần phải học gõ các phím thật nhanh chóng và chính xác.Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách gõ bàn phím bằng mười ngón tay.
Bài 6 : Học gõ 10 ngón.
- Lắng nghe tình huống có vấn đề.
Hoạt động 2: Bàn phím máy tính (15p)
Khu vực chính bao gồm 5 hàng phím: hàng phím số, hàng phím trên, hành phím cơ sở, hàng phím dưới và hàng phím chứa phím cách (Spacebar).
Treo bảng phụ vẽ bàn phím, và hướng dẫn các hàng phím trên bàn phím.
à Quan sát vào bàn phím trong sách hãy cho biết tên các hàng phím ở trên bàn phím?
 * Hướng dẫn cách đặt ngón tay trên hàng phím cơ sở: 2 phím có gai là F và J. Đây là 2 phím dùng làm vị trí đặt 2 ngón tay trỏ. Tám phím chính trên hàng phím cơ sở A, S, F, J, K, L, ; còn được gọi là các phím xuất phát.
- Các phím điều khiển, phím đặc biệt: Spacebar, Ctrl, Alt, Shift, CapsLock, Tab, Enter, Backspace.
Hs quan sát và theo dõi
Hàng phím số
Hàng phím trên
Hàng phím cơ sở
Hàng phím dưới
- Hàng phím số
- Hàng phím trên
- Hàng phím cơ sở
- Hàng phím dưới
- Hàng phím chứa phím cách.
- Hs quan sát và theo dõi.
1/ Bàn phím máy tính
- Hàng phím số.
- Hàng phím trên.
- Hàng phím cơ sở.
- Hàng phím dưới.
- Hàng phím chứa phím cách.
Hoạt động 3: Ích lợi của việc gõ phím bằng mười ngón (10p)
- Giới thiệu quy định gõ mười ngón bằng máy đánh chữ và ích lợi của việc gõ phím bằng 10 ngón.
 - Ngoài ra còn là tác phong của người làm việc chuyên nghiệp với máy tính.
- HS lắng nghe
2/ Ích lợi của việc gõ phím bằng mười ngón
- Tốc độ gõ nhanh hơn
- Gõ chính xác hơn.
Hoạt động 4: Tư thế ngồi (5p)
- HD và giải thích các tác hại của việc ngồi không đúng tư thế
- Khi đánh máy, ngồi thẳng lưng, đầu không ngửa ra sau, không cuối xuống, mắt nhìn vào màn hình. Bàn phím ở vị trí trung tâm, 2 tay để thả lỏng trên bàn phím.
- HS lắng nghe
à Lam theo dõi hướng dẫn của GV.
3/ Tư thế ngồi.
 Khi đánh máy, ngồi thẳng lưng, đầu không ngửa ra sau, không cuối xuống, mắt nhìn vào màn hình. Bàn phím ở vị trí trung tâm, 2 tay để thả lỏng trên bàn phím.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội Dung
Hoạt động 5: Luyện tập (40p)
GV: Hướng dẫn học sinh nhìn mẫu trong sách để đặt tay cho đúng.
GV: Hướng dẫn học sinh thực hành theo mẫu
GV: Thuyết trình và hướng dẫn học sinh cách đặt tay, gõ phím ở hàng phím trên.
GV: Thuyết trình và hướng dẫn học sinh cách đặt tay, gõ phím ở hàng phím dưới.
GV: Thuyết trình và hướng dẫn học sinh cách đặt tay, gõ các phím kết hợp.
GV: Hướng dẫn học sinh thực hành với các phím ở hàng dưới.
GV: Hướng dẫn học sinh thực hành với các phím ở hàng phím số.
GV: Hướng dẫn học sinh thực hành với các phím ở hàng phím số.
GV: Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng phím Shift khi gõ phím.
HS: Quan sát, ghi chép và thực hành với bàn phím.
HS: Quan sát mẫu trong SGK vào làm theo.
HS: Thực hành trên máy theo mẫu.
HS: Nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Thực hành với các mẫu trong sách giáo khoa.
HS: Nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Thực hành với các mẫu trong sách giáo khoa.
HS: Thực hiện theo mẫu SGK.
HS: Thực hiện theo mẫu SGK.
HS: Thực hiện theo mẫu SGK.
HS: Thực hiện theo mẫu SGK.
HS: Thực hiện theo hướng dẫn và mẫu SGK.
4. Luyện tập
a) Cách đặt tay và gõ phím
b) Luyện gõ các phím hàng cơ sở
c) Luyện gõ các phím hàng trên
d) Luyện gõ các phím hàng dưới
e) Luyện gõ kết hợp các phím
* Gõ kết hợp các phím ở hàng cơ sở và hàng dưới:
g) Luyện gõ các phím ở hàng số
h) Gõ kết hợp các phím 
i) Luyện gõ kết hợp với phím Shift
Sử dụng ngón út bàn tay trái hoặc phải nhấn giữ phím Shift kết hợp gõ phím tương ứng để gõ chữ hoa.
Hoạt động 6: Củng cố, hướng dẫn về nhà (5p)
Củng cố (5 phút)
? Thực hành gõ phím ở hàng trên, hàng dưới, gõ kết hợp các phím, các phím hàng số, kết hợp các phím trên toàn bàn phím, kết hợp phím Shift.
Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Ôn lại toàn bài.
- Sử dụng mẫu trong SGK làm bàn phím bằng bìa Cát tông hoặc miếng xốp hình chữ nhật dài 45 rộng 20 , Em vẽ phím và tự luyện nếu không có máy tính .
à HS: Thực hiện theo hướng dẫn .
à Theo dõi hướng dẫn của GV.
Phần 2
Bài 7: SỬ DỤNG PHẦN MỀM MARIO ĐỂ LUYỆN GÕ PHÍM
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 28 tháng 9 năm 2015 Lớp 6A	Tiết theo PPCT: 13,14
Hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội Dung
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới:
Mời lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
- Hãy cho biết các hàng phím trên bàn phím máy tính?
- ích lợi của việc gõ bằng mười ngón?
- tư thế ngồi khi đánh máy
Giáo viên đánh giá cho điểm:
à Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
Trả lời các câu hỏi ® HS khác nhận xét.
Bài 7: SỬ DỤNG PHẦN MỀM MARIO ĐỂ LUYỆN GÕ PHÍM.
6A
6B
6C
6D
Đặt vấn đề vào bài mới:
Ở hai tiết chúng ta đã được làm quen với bàn phím máy tính và nhận thấy bàn phím máy tính có rất nhiều phím rất khó nhớ vậy thì làm sau chúng ta có thể nhanh chóng gõ được các phím đó bàng mười ngón mà không cần nhìn bàn phím, để làm được điều đó thầy xin giới thiệu với chúng ta một phần mềm có thể làm được điều đó là phần mềm Mario. 
Bài 7: SỬ DỤNG PHẦN MỀM MARIO ĐỂ LUYỆN GÕ PHÍM.
- Lắng nghe tình huống có vấn đề.
Hoạt động 2: Giới thiệu phần mềm Mario (10p)
- Cho HS khởi động máy và khởi động phần mềm Mario ® khởi động Mario tức là chạy chương trình Mario, ta phải làm sao?
- Nháy đúp chuột lên biểu tượng của Mario trên màn hình Desktop
1/ Giới thiệu phần mềm Mario
* Khởi động: Nháy đúp chuột lên biểu tượng Mario trên màn hình Desktop
- GV hướng dẫn HS thoát khỏi chương trình.
- Treo bảng phụ vẽ hình màn hình chính của phần mềm ® cho HS khởi động phần mềm để quan sát
- Phía trên màn có thanh bảng chọn (màu vàng) chứa các bảng chọn nào? ® File, Student, Lessons.
- Giới thiệu lệnh của bảng chọn trên thanh bảng chọn ® HS lắng nghe và ghi bài
HD các lệnh của bảng chọn File và Student
- Thực hiện khởi động và thoát khỏi phần mềm
- Lắng nghe và ghi bài.
- Qua sát và lắng nghe giáo GV hướng dẫn và trả lời các câu hỏi của GV ® khởi động phần mềm.
Bảng
chọn
Các lệnh trên
bảng chọn
Thực hiện các bài học
LESSONS
Home Row Only
Luyện tập hàng phím cơ sở
Add Top Row
Luyện thêm các phím ở hàng trên
Add Bottom Row
Luyện thêm các phím ở hàng dưới
Add Numbers
Luyện thêm các phím ở hàng số
Add Symbols
Luyện thêm các phím ở ký hiệu
All Keyboard
Bài luyện tập tất cả bàn phím
* Thoát khỏi: Nháy bảng chọn File trên thanh bảng chọn rồi nháy Quit
Hoạt động 3: Luyện tập (25p)
- GV : Thao tác mẫu cho HS:
- Hướng dẫn HS khởi động.
- Cần đăng ký tên nếu sử dụng lần đầu.
- Chú ý tên bằng tiếng Việt không dấu.
- Nạp tên người luyện tập là để dùng khi ta đã đăng ký 1 lần rồi và khi mở ra dùng tiếp thì nhập tên đăng ký vào 
- Yêu cầu HS Khởi động máy và thao tác những phần vừa hướng dẫn.
- Quan sát GV làm mẫu.
- HS khởi động máy và Luyện tập theo hướng dẫn của GV
- HS thực hiện
2. Luyện tập
a) Đăng ký người luyện tập
- Nhấp đúp chuột vào biểu tượng để khởi động chương trình.
-> Đặt tên để đăng ký sử dụng vào mục New student name
-> Chọn DONE để đóng cửa sổ.
b) Nạp tên người luyện tập
- Chọn Load trong Student hoặc nhấn phím L.
- Nháy chuột để chọn tên
- Chọn DONE để xác nhận.
Hoạt động 4: Luyện tập (45p)
- GV: Khi chọn Student sẽ xuất hiện một bảng thông tin về HS.
- GV: Có thể đặt lại mức WPM (tiêu chuẩn đánh giá gõ đúng trung bình trong 1 phút).
- GV: Có thể chọn người dẫn đường bằng cách nháy chuột vào người đó.
- GV: ở mức 2, mức luyện trung bình, WPM cần đạt là 10.
- GV: Mức 3 – WPM cần đạt là 30.
- GV : Các em cần gõ chính xác các bài tập mẫu phần mềm đưa ra.
- GV: hướng dẫn HS thực hành:
+ Thực hành cá nhân.
+ Thực hành theo cặp.
+ Thi đua giữa các cặp với nhau.
- GV: khuyến khích động viên hoặc uốn nắn kịp thời.
HS: Quan sát.
HS: Nghe và ghi chép chính xác các lệnh.
HS: Luyện tập cá nhân.
HS: Luyện theo nhóm.
c) Thiết đặt các lựa chọn để luyện tập
- Chọn Student - > Edit ( hoặc nhấn phím E )
- Chọn người dẫn đường
- Chọn DONE để xác nhận
d) Lựa chọn bài học
- Nháy chuột vào Lessons - > Chọn dòng Home row Only (Chỉ luyện các phím hàng cơ sở).
- Chọn các mức độ:
+Mức 1: đơn giản.
+ Mức 2: Trung bình.
+Mức 3: Nâng cao.
+Mức 4: Luyện tập tự do.
e) Luyện gõ bàn phím
- Gõ phím theo hướng dẫn trên màn hình.
Hoạt động 5: Củng cố, hướng dẫn về nhà (10p)
Củng cố (8 phút)
- Nêu các thao tác thực hành với phần mềm Mario?
- Để lựa chọn bài học ta làm sau?
- Thoát khỏi chương trình Mario ta làm sao?
- Hướng dẫn thoát khỏi chương trình: Fileà Quit.
Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
- Ôn lại kiến thức đã học trong bài, Đọc trước bài 8 
à Dựa vào kiến thức đã học cá nhân HS suy nghĩ trả lời.
à Theo dõi hướng dẫn của GV.
Kiểm tra đánh giá chủ đề 
Phương pháp kiểm tra đánh giá: Thực hành trực tiếp trên phòng máy đối với từng học sinh (mỗi học sinh 5’ – 7’)
Yêu cầu: 1. Học sinh khởi động phần mềm Mario, đăng nhập bằng tên mình (1đ)
	2. Học sinh chọn bài theo yêu cầu của GV (2đ) VD: Hàng trên, hàng cơ sở, hàng phím số
3. Học sinh để đúng và đánh bài bằng 10 ngón đúng 1 level bất kì đạt tốc độ word/min trên 7 không mắc lỗi (5đ) Điểm sẽ giảm dần theo lỗi và tốc độ
	4. Học sinh thoát khỏi chương trình và tắt máy đúng (2đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docTinDP.doc