Giáo án môn Tin học 7 - Tiết 1 đến tiết 70

Bài 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và trong học tập.

- Biết các chức năng chung của chương trình bảng tính

2. Kỹ năng

- Hiểu được tính năng của bảng tính

- Nhận biết các thành phần cơ bản của trang tính

3. Thái độ

- Học sinh hiểu bài, hứng thú với bài học

- Học sinh ngày càng yêu thích môn học

 

doc 155 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học 7 - Tiết 1 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Qua bài này ta cần nắm được những thao tác nào trong Excel?
HS: Nhắc lại cách thực hiện của những thao tác đó.
4.Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Học lại lý thuyết.
- Thao tác lại trên máy tính nếu có điều kiện. 
- Chuẩn bị cho tiết tiếp theo.
Nậm tăm, ngày.. thángnăm 2015 Duyệt bộ phận chuyên môn
Ngày soạn: 22/11/2014
Ngày giảng: 7A:24/11/2014	7B:24/11/2014	7C:25/11/2014
TIẾT: 29
Bài 5: THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH (tiếp).
I. MỤC TIÊU: 
1) Kiến thức: 
- Hướng dẫn cho HS cách điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng, đồng thời giới thiệu khi nào thì thêm cột, thêm hàng hoặc xoá cột, xoá hàng.
2) Kĩ năng:
- HS biết cách điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng và biết thêm cột, thêm hàng hoặc xoá cột, xoá hàng.
3) Thái độ:
- Thấy được tác dụng của của bảng tính trong trong cuộc sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
G: Giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ máy chiếu, phòng máy.
H: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1) Ổn định tổ chức: (1')
- Kiểm tra sĩ số: 
- Ổn định lớp.
2) Kiểm tra bài cũ: 
3) Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
HĐ1: Sao chép công thức (20')
? Xét VD: SGK - 42 (GV minh hoạ trên màn chiếu tương tự như hình bên).
VD cho biết điều gì?
HS: Trả lời:
Ô A5 có số 200;
Ô D1 có số 150;
B3 có công thức = A5+D1;
? Nếu sao chép công thức ở ô B3 và dán vào ô C6 ta thấy điều gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: -> Nếu sao chép công thức ở ô B3 và dán vào ô C6 ta thấy trong ô C6 có công thức = B8+E4 (Tức là công thức đã bị điều chỉnh).
Như vậy: 
+ Ở hình 1, A1 và D5 được xác định quan hệ tương đối về vị trí của các địa chỉ trong công thức so với ô B3.
+ Trong hình 2, ở ô đích C6, sau khi sao chép, quan hệ tương đối về vị trí này được giữ nguyên bằng việc điều chỉnh A5 thành B8 và D1 thành E4.
GV: Chốt lại: Khi sao chép một ô có nội dung là công thức chứa địa chỉ, các địa chỉ được điều chỉnh để giữ nguyên quan hệ tương đối về vị trí so với ô đích.
? Khi thực hiện chèn thêm hay xóa hàng hoặc cột làm thay đổi địa chỉ của các ô trong công thức, công thức có còn đúng không.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét. Đó cũng chính là nội dung lưu ý (SGK-43).
? Y/c HS đọc.
HS: Đọc.
? Nghiên cứu ví dụ SGK – 43 để thấy rõ điều này.
HS: Nghiên cứu.
? Khi muốn di chuyển nội dung các ô có chứa địa chỉ ta dùng các nút lệnh nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
? Khi thực hiện nhầm muốn quay lại ta phải làm như thế nào.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét. Đó cũng chính là nội dung lưu ý (SGK-44).
? Y/C HS đọc.
HS: Đọc.
4. Sao chép công thức:
a) Sao chép nội dung các ô có công thức:
- Khi sao chép một ô có nội dung là công thức chứa địa chỉ, các địa chỉ được điều chỉnh để giữ nguyên quan hệ tương đối về vị trí so với ô đích.
Lưu ý: (SGK-44).
VD: SGK – 43.
b) Di chuyển nội dung các ô có công thức:
- Ta có thể di chuyển bằng các nút lệnh Cut và Paste và các địa chỉ trong công thức không bị điều chỉnh (công thức được sao chép y nguyên).
Lưu ý: (SGK-44).
HĐ2: Củng cố (23’)
Nêu các thao tác và thực hiện:
Sao chép nội dung các ô có công thức?
Di chuyển nội dung các ô có công thức?
	Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Học lại lý thuyết.
- Thao tác lại trên máy tính nếu có điều kiện. 
- Chuẩn bị cho tiết thực hành.
Ngày soạn: 24/11/2014
Ngày giảng: 7A:26/11/2014	7B:25/11/2014	7C:28/11/2014
TIẾT: 30
Bài thực hành 5:
CHỈNH SỬA TRANG TÍNH CỦA EM
I. MỤC TIÊU: 
1) Kiến thức: 
- Học sinh ôn tập thao tác để điểu chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng, các thao tác về hàng và cột trên một trang tính, thực hiện các thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu. Và thực hành thao tác sao chép công thức:
2) Kĩ năng:
- Học sinh biết làm và làm tốt các thao tác đối với các kiến thức trên.
3) Thái độ:
- Học sinh thấy được ứng dụng của bảng biểu trong sử dụng tin học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
G: Giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ máy chiếu, phòng máy.
H: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1) Ổn định tổ chức: (1')
- Kiểm tra sĩ số: 7a: 7b:	7c:
- Ổn định lớp.
2) Kiểm tra bài cũ: 
- Câu hỏi:
+ Hãy nêu cách sao chép nội dung ô tính, cách di chuyển nội dung ô tính?
+ Hãy nêu cách sao chép nội dung các ô có công thức, cách di chuyển nội dung các ô có công thức?
- Đáp án: Sao chép:
Chọn ô hoặc khối ô có thông tin cần sao chép.
Nháy nút Copy trên thanh công cụ.
Chọn ô cần đưa thông tin được sao chép vào.
Nháy nút Paste trên thanh công cụ.
Di chuyển
Chọn ô hoặc các ô thông tin cần chuyển.
Nháy nút Cut trên thanh công cụ
Chọn ô cần đưa thông tin di chuyển đến.
Nháy nút Paste trên thanh công cụ.
3) Bài mới:
Đặt vấn đề: (1') Bài học hôm trước các em đã được thực hành một số thao tác trên trang tính. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đi thực hành thêm các thao tác khác:
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
HĐ1: Giới thiệu, thảo luận nội dung thực hành. (10')
GV: Nội dung trong phần kiểm tra bài cũ chính là nội dung của phần tổng hợp lý thuyết.
? Nêu cách sao chép và di chuyển dữ liệu.
HS: Nghiên cứu, trả lời.
? Thảo luận bài tập 1, 2 (SGK – 45, 46).
HS: Thảo luận nội dung thực hành.
? Yêu cầu học sinh nêu lên thắc mắc của mình.
HS: Nêu lên những thắc mắc.
GV: Giải đáp các thắc mắc.
HS: Ghi nhận các giải đáp (nếu thấy cần).
Lý thuyết:
- Chọn ô hoặc các ô có thông tin muốn sao chép ® Copy ® Chọn ô hoặc các ô có thông tin muốn đưa thông tin ® Paste.
- Chọn ô hoặc các ô có thông tin muốn di chuyển ® Cut ® Paste.
Bài tập:
Bài tập 1 (SGK – 45).
Chọn cột D ® Insert Columns.
Chọn hàng ® Insert Rows.
Kiểm tra và thực hiện điều chỉnh.
Sử dụng sao chép, di chuyển, coppy để thực hiện.
Bài tập 2 (SGK – 46).
Chọn ô hoặc các ô có thông tin muốn di chuyển ® Cut ® Paste.
Sử dụng hàm: Average để tính.
Chọn cột C ® Insert Columns.
Chọn ô hoặc các ô có thông tin muốn sao chép ® Copy ® Chọn ô hoặc các ô có thông tin muốn đưa thông tin ® Paste.
Chọn cột G ® Insert Columns.
Đóng bảng tính nhưng không lưu.
HĐ2: Thực hành. (20')
GV: Cho học sinh vào máy thực hành
HS: Vào máy thực hành nội dung vừa thảo luận.
GV: Quan sát, quá trình thực hành của các em. Hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết.
HĐ3: Kiểm tra kết quả thực hành. (6’)
GV: Tiến hành kiểm tra kết quả thực hành của học sinh, ghi điểm một vài học sinh.
HS: Thực hiện theo những yêu cầu của giáo viên.
* Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Học lại lý thuyết.
- Thao tác lại trên máy tính nếu có điều kiện. 
- Chuẩn bị trước cho tiết thực hành sau.
Nậm tăm, ngày.. thángnăm 2015 Duyệt bộ phận chuyên môn
/
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
TIẾT: 31
Bài thực hành 5:
CHỈNH SỬA TRANG TÍNH CỦA EM
I. MỤC TIÊU: 
1) Kiến thức: 
- Học sinh được thao tác để điểu chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng; các thao tác về hàng và cột trên một trang tính; Thực hiện các thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu.
2) Kĩ năng:
- Học sinh biết làm và làm tốt các thao tác đối với các kiến thức trên.
3) Thái độ:
- Học sinh thấy được ứng dụng của bảng biểu trong sử dụng tin học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
G: Giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ máy chiếu, phòng máy.
H: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1) Ổn định tổ chức: (1')
- Kiểm tra sĩ số: 7a: 7b:	7c:
- Ổn định lớp.
2) Kiểm tra bài cũ: (5')
- Câu hỏi:
 + Hãy nêu cách điều chỉnh độ rộng cột? Cách điều chỉnh độ cao hàng?
 + Hãy nêu cách chèn thêm cột? Cách chèn thêm hàng? Hãy nêu cách xóa cột? Cách xóa hàng?
- Đáp án: 
 + Chọn cột ® Đưa con trỏ vào vạch ngăn cách hai cột hoặc hai dòng ® Kéo thả sang phải, trái hoặc lên, xuống để mở rộng hoặc thu hẹp độ rộng cột, độ cao hàng.
 + Nháy đúp chuột trên vạch phân cách cột hoặc hàng để tự điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng vừa khít với dữ liệu có trong cột và hàng đó.
Chọn cột ® Insert Columns.
Chọn hàng ® Insert Rows.
Chọn cột ® Edit Delete.
Chọn hàng ® Edit Delete.
3) Bài mới:
Đặt vấn đề: (1') Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục thực hành về các thao tác với bảng tính:
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
HĐ1: Giới thiệu, thảo luận nội dung thực hành. (10')
? Thảo luận bài tập 3, 4 (SGK – 47, 48).
HS: Thảo luận nội dung thực hành.
? Yêu cầu học sinh nêu lên thắc mắc của mình.
HS: Nêu lên những thắc mắc.
GV: Giải đáp các thắc mắc.
HS: Ghi nhận các giải đáp (nếu thấy cần).
3. Bài 3 (SGK/47)
Thực hành sao chép và di chuyển công thức và dữ liệu.
Tạo trang tính:
D1= A1+B1+C1; D1=SUM(A1,B1,C1);
* Sao chép:
- Chọn ô D1.
- Nháy vào nút Copy trên thanh công cụ.
- Chọn các ô D2, E1, E2, E3.
- Nháy nút Paste trên thanh công cụ. 
* Di chuyển:
- Chọn ô D1.
- Nháy vào nút Cut trên thanh công cụ.
- Chọn các ô G1.
- Nháy nút Paste trên thanh công cụ. 
(Tương tự di chuyển D2 vào G2).
4. Bài 4 (SGK/48)
Thực hành chèn và điều chỉnh độ rộng của cột, chiều cao của hàng.
HĐ2: Thực hành. (20')
GV: Cho học sinh vào máy thực hành
HS: Vào máy thực hành nội dung vừa thảo luận.
GV: Quan sát, quá trình thực hành của các em. Hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết.
HĐ3: Kiểm tra kết quả thực hành. (6’)
GV: Tiến hành kiểm tra kết quả thực hành của học sinh, ghi điểm một vài học sinh.
HS: Thực hiện theo những yêu cầu của giáo viên.
* Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Học lại lý thuyết.
- Thao tác lại trên máy tính nếu có điều kiện. 
- Chuẩn bị trước cho tiết thực hành sau.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
TIẾT: 32
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1) Kiến thức: 
- Học sinh được thao tác để điểu chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng; các thao tác về hàng và cột trên một trang tính; Thực hiện các thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu.
2) Kĩ năng:
- Học sinh biết làm và làm tốt các thao tác đối với các kiến thức trên.
3) Thái độ:
- Học sinh thấy được ứng dụng của bảng biểu trong sử dụng tin học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
G: Giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ máy chiếu, phòng máy.
H: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1) Ổn định tổ chức: (1')
- Kiểm tra sĩ số: 7a: 7b:	7c:
- Ổn định lớp.
2) Kiểm tra bài cũ: (5')
Đề bài
Đáp án
Biểu điểm
Hãy nêu cách chèn thêm cột? Cách chèn thêm hàng?
Hãy nêu cách xóa cột? Cách xóa hàng?
Chọn cột ® Insert Columns
Chọn hàng ® Insert Rows
Chọn cột ® Edit Delete
Chọn hàng ® Edit Delete
5
5
3) Bài mới:
Đặt vấn đề: (1') Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại những kiến thức đã học.
Hoạt động của GV-HS
Ghi bảng
HĐ1: Lý thuyết (10’)
Trong phần kiểm tra bài cũ ta đã đi thống kê lại về một số thao tác trên bảng tính.
Nêu các hàm để tính toán mà em biết?
HS: Trả lời. 
Hàm tính tổng: SUM.
Hàm tính trung bình: AVERAGE.
Hàm xác định giá trị lớn nhất, nhỏ nhất: MAX, MIN.
HĐ2: Bài tập (23’)
GV: Ra yêu cầu đề bài.
? Gọi 1 học sinh lên bảng, chuyển các công thức sang dạng bảng tính.
HS: Suy nghĩ, lên bảng.
? Nhận xét.
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét, sửa sai (nếu cần).
? Yêu cầu học sinh mở máy và làm bài.
HS: Thực hiện.
GV: Đưa ra kết quả:
a) 56.12
b) 11.57
c) -706
d) 4425.143
GV: Ra yêu cầu bài 2 trên bảng phụ.
? Thảo luận tìm cách làm và nêu thắc mắc.
HS: Thực hiện.
GV: Hướng dẫn học sinh các cách làm của từng phần yêu cầu.
* Gợi ý:
HS sử dụng các hàm sau:
SUM 
AVERAGE
MAX
MIN
? Y/c HS thực hiện trên máy .
HS: Thực hiện.
1. Bài 1:
Sử dụng công thức tính các giá trị sau
a) 152 :4
b) (2 + 7)2: 7
c) (32 - 7)2 - (6 + 5)3
d) (188 - 122) :7
2. Bài 2:
Cho bảng dữ liệu:
Bảng điểm lớp 7A
Stt
Họ tên
Toán
Tin
NV
TĐ
ĐTB
1
An
8
7
8
?
?
2
Bình
10
9
9
?
?
3
Khánh
8
6
8
?
?
4
Vân
7
8
6
?
?
5
Hoa
9
9
9
?
?
a) Sử dụng các hàm để tính TĐ, ĐTB của các học sinh trên.
b) Sử dụng hàm Max, Min để tính TĐ, ĐTB lớn nhất, nhỏ nhất.
c) Điều chỉnh độ rộng của hàng và cột cho phù hợp.
d) Thê cột Lý và cho điểm vào. Nhận xét gì về kết quả tổng điểm?
HĐ3: Củng cố (3’)
- Nhắc lại các bước sử dụng công thức.
- Hãy nêu cách sao chép nội dung ô tính, cách di chuyển nội dung ô tính?
* Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Thực hành trên máy nếu có điều kiện.
- Chuẩn bị cho tiết ôn tập.
Nậm tăm, ngày.. thángnăm 2015 Duyệt bộ phận chuyên môn
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
TIẾT: 33
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1) Kiến thức: 
- Hệ thống lại kiến thức toàn bộ kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 4: Đại cương về chương trình bảng tính, khái niệm cơ bản về chương trình bảng tính, tìm hiểu về các thành phần chính trên trang tính, biết lập công thức tính toán và sử dụng hàm để tính toán.
2) Kĩ năng:
- Rèn cho học sinh có thao tác nhanh về kĩ năng nhập dữ liệu, lập công thức và sử dụng hàm trong chương trình.
3) Thái độ:
- Học sinh thấy được ứng dụng của bảng biểu trong sử dụng tin học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
G: Giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ máy chiếu, phòng máy.
H: Vở ghi, sách giáo khoa. Ôn tập lại toàn bộ bài 1 đến bài 4 để chuẩn bị cho tiết ôn tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1) Ổn định tổ chức: (1')
- Kiểm tra sĩ số: 7a: 7b:	7c:
- Ổn định lớp.
2) Kiểm tra bài cũ: 
3) Bài mới:
Đặt vấn đề: (1') Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại những kiến thức đã học.
Hoạt động của Giáo viên – Học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Đại cương về chương trình bảng tính (18’)
? Nêu khái niệm về chương trình bảng tính.
HS: Nêu khái niệm của chương trình bảng tính:
Chương trình bảng tính: là phần mềm được thiết kế để ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng thực hiện tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu có trong bảng.
? Chức năng chung của chương trình bảng tính.
? Đặc trưng chung của chương tình bảng tính.
? Các thành phần cơ bảng trên trang tính.
? Để nhập dữ liệu vào trang tính ta làm thế nào.
? Nếu nhập dữ liệu sai ta làm thế nào để sửa.
Có những thành phần chính nào trên trang tính?
Thanh công thức có vai trò như thế nào?
Có những dạng dữ liệu thường dùng nào? Làm thế nào để nhận biết được những kiểu dữ liệu này?
Muốn nhập công thức vào ô tính em làm thế nào?
Từ đâu có thể biết một ô chứa công thức hay dữ liệu cố định?
Địa chỉ của ô tính là gì?
Có được sử dụng địa chỉ của 1 ô tính để tính toán trong công thức không? Và nó sẽ lấy dữ liệu thế nào trong ô tính để tính toán?
? Lợi ích của việc sử dụng địa chỉ của ô tính trong công thức.
HS: Tự động tính toán và cập nhật lại kết quả tính toán.
Thế nào là hàm trong chương trình bảng tính?
Nêu cách sử dụng hàm?
Viết cú pháp của hàm?
Vậy khi sử dụng hàm cần chú ý những gì?
HS: Mỗi hàm có tên hàm và phần tham số của hàm, các tham số được liệt kê trong dấu (), và cách nhau bởi dấu (,). Tên hàm không cần phân biệt chữ hoa hay thường. nhưng phải viết đúng tên hàm. Các tham số có thể thay đổi bởi người sử dụng.
Để tính trung bình cộng, tổng, xác định giá trị lớn nhất và nhỏ nhất làm sử dụng hàm nào?
Chốt lại qua tiết ôn tập này ta cần nhớ thế nào là chương trình bảng tính, chức năng chung của nó là gì?
I. Đại cương về chương trình bảng tính:
Bài 1
Khái niệm của chương trình bảng tính.
Bài 2
II. Cách sử dụng công thức và hàm trong excel:
Bài 3
Bài 4
HĐ2: Bài tập (20’)
GV: Đưa ra bài tập:
Bài 1: Khởi động Excel. Sử dụng công thức để tính các giá trị sau đây trên trang tính:
Bài 2: Tạo trang tính giống hình 27 SGK – 27. Sử dụng công thức để tính điểm tổng kết.
HS: Thực hiện.
GV: Nhận xét. Đưa ra kết quả.
Bài 1:
1556+200014;
200091/3;
14445/6- 3x2007;
1572/4; 
HĐ3: Củng cố (3’)
Tóm tắt lại nội dung trọng tâm trong bài học từ1 đến 4.
* Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Ôn lại những bài đã học, nếu nhà bạn nào có máy tính thì thực hành lại toàn bộ các bài đã thực hành.
- Tiếp tục ôn lại bài 5 chuẩn bị cho tiết ôn tập.
Nậm tăm, ngày.. thángnăm 2015 Duyệt bộ phận chuyên môn
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
TIẾT: 32
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1) Kiến thức: 
- Hệ thống lại kiến thức toàn bộ kiến thức đã học ở bài 5: Các thao tác trên bảng tính.
2) Kĩ năng:
- Rèn cho học sinh có thao tác nhanh về kĩ năng đinh dạng và chỉnh sửa trước khi in.
3) Thái độ:
- Học sinh thấy được ứng dụng của bảng biểu trong sử dụng tin học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
G: Giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ máy chiếu, phòng máy.
H: Vở ghi, sách giáo khoa. Ôn tập lại toàn bộ bài 5 để chuẩn bị cho tiết ôn tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1) Ổn định tổ chức: (1')
- Kiểm tra sĩ số: 7a: 7b:	7c:
- Ổn định lớp.
2) Kiểm tra bài cũ: 
3) Bài mới:
Đặt vấn đề: (1') Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục ôn lại những kiến thức đã học.
Hoạt động của Giáo viên – Học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Các thao tác định dạng và trình bày trang tính (18’)
Nêu các thao tác có thể thực hiện được với trang tính?
HS: Trả lời:
- Điều chỉnh độ rộng của cột hoặc độ cao của hàng
- Chèn thêm hoặc xóa cột hoặc hàng.
- Sao chép và di chuyển dữ liệu.
- Sao chép công thức và di chuyển nội dung ở các ô có công thức.
Các thao tác thực hiện điều chỉnh độ cao của hàng?
HS: Đưa chuột vào vạch ngăn cách giữa hai hàng và thực hiện kéo thả theo ý muốn.
Các thao tác thực hiện điều chỉnh độ cao của hàng?
HS: Đưa chuột vào vạch ngăn cách giữa hai hàng và thực hiện kéo thả theo ý muốn.
Nêu các thao tác chèn thêm cột hoặc hàng?
- Chọn cột hoặc hàng cần chèn.
- Chọn Insert\ chọn columns (Row)
Cách xoá cột hoặc hàng?
- Chọn cột hoặc hàng cần xoá.
- Vào Edit \ Delete.
Các thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu?
HS: Chọn ô hoặc các ô em muốn sao chép và di chuyển.
Nháy nút Copy (Cut) trên thanh công cụ.
Chọn ô em muốn đưa thông tin vào.
Chọn Paste trên thanh công cụ.
Ta đã biết ta có thể sao chép công thức sao ô tính khác vậy khi sao chép công thức thì nội dung của đích được sao chép công thức đến có gì khác không?
HS: Khi sao chép công thức thì địa chỉ của các ô chứa công thức sẽ được điều chỉnh để giữ nguyên quan hệ tương đối về vị trí so với ô đích.
Đó là thao tác sao chép công thức vậy di chuyển công thức nó có giữ nguyên địa chỉ của công thức hay thay đổi địa chỉ của công thức?
HS: Khi di chuyển công thức thì địa chỉ của công thức không thay đổi.
III. Các thao tác định dạng và trình bày trang tính:
Bài 5
a) Các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột và độ cao của hàng.
b) Các thao tác xoá cột và xoá hàng.
c) các tao tác sao chép và di chuyển dữ liệu.
HĐ2: Bài tập (20’)
GV: Đưa ra bài tập:
Thực hiện bài tập 1 SGK-45
GV: Nhận xét. Đưa ra kết quả.
HĐ3: Củng cố (3’)
Tóm tắt lại nội dung trọng tâm trong bài học 5.
* Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Ôn lại những bài đã học, nếu nhà bạn nào có máy tính thì thực hành lại toàn bộ các bài đã thực hành.
- Chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kì.
Nậm tăm, ngày.. thángnăm 2015 Duyệt bộ phận chuyên môn
Ngày soạn: 25/3/2014
Ngày giảng: 
TIẾT: 35,36
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU: 
1) Kiến thức:
- Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh từ đầu năm học. 
2) Kĩ năng: 
- Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực hành.
3) Thái độ:
- Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
G: Đề kiểm tra.
H: Ôn tập, giấy bút, thước .
III. MA TRẬN ĐỀ (Có bảng ma trận kèm theo).
IV. ĐỀ BÀI
A – Tự luận: 
Câu 1: (1đ)
Em hãy nêu công dụng của phần mềm Typing test và phần mềm Earth exploere?
Câu 2: (1đ)
Các cách nhập hàm sau đúng hay sai? Nếu sai em hãy sửa lại cho đúng?
a, = Sum(B2+C2+D2)/3;	b, = Averege(B2:D2);
c, = Max(B2,C2,D2,);	d, = Mim(B2,C2,D2);
Câu 3: (1đ)
a, Nêu các thao tác khởi động chương trình Excel ?
b, Một bảng tính có bao nhiêu trang tính?
Câu 4: (2đ)
Cho trang tính có nội dung sau: 	
B
C
D
E
F
G
1
Họ và tên
Toán
Văn
Anh
Tổng số điểm
ĐTB
2
Lý Kim Anh
10
8
10
(CT1)
(CT2)
3
Nguyễn Thị Lan
9
7
8
4
Hoàng Văn Lâm
7
7
7
5
Hứa Tuyết Ngân
8
5
7
6
Đinh Thị Tuyền
7
9
6
a) Hãy viết công thức (hoặc hàm) tính ô F2 (sử dụng số hoặc địa chỉ ô hoặc khối) ?
b) Hãy viết công thức (hoặc hàm) tính ô G2 (sử dụng số hoặc địa chỉ ô hoặc khối) ?
c) Hãy cho biết kết quả của cách nhập hàm sau: =MAX(C2:C6) ¿
d) Hãy cho biết kết quả của cách nhập hàm sau: =MIN(D2:D6) ¿
B – Thực hành: (5đ)
 Đề bài: Cho bảng tính sau:
Nhập nội dung bảng tính theo mẫu trên. 	
Điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng theo bảng tính trên.	
Tính tổng điểm của mỗi học sinh.	 Tính điểm trung bình của mỗi học sinh. Dùng hàm để tìm điểm cao nhất của các cột D, E, F, G, H.	 Dùng hàm để tìm điểm thấp nhất của các cột D, E, F, G, H.	 Lưu với tên và đường dẫn sau: D:\ họ tên mình, lớp, HKI (vd: Nguyễn Thị Hoa 7aHKI). Thoát khỏi Excel.
HƯỚNG DẪN CHẤM + BIỂU ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
Tự luận
1
- Typing test là phần mềm dùng để luyện gõ phím nhanh. 
- Earth exploere là phần mềm chuyên dùng để xem và tra cứu bản đồ thế giới.
0.5
0.5
2
a, Sai. = Sum(B2,C2,D2) 
b, Sai. = Average(B2:D2) 
c, Sai. = Max(B2,C2,D2) 
d, Sai. = Min(B2,C2,D2) 
0.25
0.25
0.25
0.25
3
a, Nháy đúp chuột vào biểu tượng của Excel trên màn hình nền. 
b, Một bảng tính có ba trang tính. 
0.5
0.5
4
a, =sum(C2:E2) b, =average(C2:E2) 
c, 10 
d, 5 
0.5
0.5
0.5
0.5
Thực hành
1
Nhập được dữ liệu vào bảng tính theo mẫu. 
2
2
Điều chỉnh được độ rộng cột, độ cao hàng theo mẫu. 
0.5
3
Tính được điểm tổng. 
Tính được điểm trung bình. 
Tìm được điểm cao nhất của các cột D, E, F, G, H. 
Tìm được điểm thấp nhất của các cột D, E, F, G, H. 
Lưu được bảng tính. 
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
 CẤP ĐỘ
CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT 
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
CỘNG 
CẤP ĐỘ THẤP
CẤP ĐỘ CAO
Bài 1, 2
Hiểu công dụng của PM Typing test và Earth exploere .
Biết khởi động trang tính. Và số bảng tính trên trang tính.
Nhập được dữ liệu vào bảng tính theo mẫu. 
Số câu: 
Số điểm : 
Tỉ lệ %: 
Số câu: 1
Số điểm : 1 
Tỉ lệ %: 10%
Số câu: 1
Số điểm : 1 
Tỉ lệ %: 10%
Số câu: 1
Số điểm : 2 
Tỉ lệ %: 20%
Số câu: 3
Số điểm : 4
Tỉ lệ %: 40%
Bài 3,4
Biết cách sử dụng hàm và công thức để tính toán.
Sử dụng hàm và công thức để tính toán.
Số câu: 
Số điểm : 
Tỉ lệ %: 
Số câu: 2
Số điểm : 3
Tỉ lệ %: 30%
Số câu: 1
Số điểm : 2
Tỉ lệ %: 20%
Số câu: 3
Số điểm : 5
Tỉ lệ %: 50%
Bài 5
Thao tác được với bảng tính. 
Số câu: 
Số điểm : 
Tỉ lệ %: 
Số câu: 1
Số điểm : 1 
Tỉ lệ %: 10%
Số câu: 1
Số điểm : 1
Tỉ lệ %: 10%
Tổng
Số câu: 1
Số điểm : 1
Tỉ lệ %: 10%
Số câu: 3
Số điểm : 4 
Tỉ lệ %: 40%
Số câu: 2
Số điểm : 3
Tỉ lệ %: 30%
Số câu: 1
Số điểm : 2
Tỉ lệ %: 20%
Số câu: 7
Số điểm : 10
Tỉ lệ %: 100%
 Ngày soạn: 
Ngày giảng: 7A:	7B:	7C: 
Tiết theo PPCT : 37
BÀI 6: ĐỊNH GIẢNG BẢ

Tài liệu đính kèm:

  • docTin_7_2_cot_ca_nam.doc