Giáo án Lớp 3B - Tuần 8

Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ đầu tuần

Tiết 2: Toán : Luyện tập

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán .

- Biết xác định 1 / 7 của một hình đơn giản . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 ( Cột 1,2,3), Bài 3, Bài 4

II. Đồ dựng dạy học:Thước kẻ, phấn màu

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

docx 26 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3B - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên- xã hội
I .Mục tiêu:- HS hoàn thành bài tập ở vở thực hành toán –Thuộc bảng chia 7,làm đúng các bài tập ở
Vở thực hành toán.
-HS hoàn thành các bài tập ở vở bài tập tự nhiên-xã hội: Bài Vệ sinh Thần kinh.
II. Các hoạt động dạy –học:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập số 1,2,3,4 ở vở thực hành toán trang 29,30.
-Gọi HS nêu-nhận xét chữa bài.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập só 1,2,3 ở vở bài tập TN-XH trang 21,22.
-Gọi HS nêu-Nhận xét,đánh giá.
Hoạt động 3: Củng cố-dặn dò:GV dặn dò.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 3 ngày 21 tháng 10 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Toán: Giảm đi một số lần
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thực hiện giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán .
- Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
II. Đồ dùng dạy học: Sơ đồ vẽ sẵn vào bảng nhóm (hình minh hoạ bài toán 2)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ: Đọc bảng chia 6, 7
- GV nhận xét, đánh giá chung
- 2 HS đọc các bảng chia đã học
- Lớp nhận xét
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong quá trình giải toán, nhiều em không biệt giảm đi một số lần và giảm đi một số đơn vị . Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về sự khác nhau ấy
2. Giảng bài:
Bài toỏn 1: (SGK): GV ghi bài toán lên bảng
? Hàng trên có mấy con gà? 
? Hàng dưới có mấy con gà? 
? Số con gà ở hàng trên so với hàng dưới như thế nào? 
GV: Số con gà hàng trên gấp 3 lần số con gà hàng dưới hay ta nói Số con gà hàng trên giảm 3 lần thì được số con gà hàng dưới
- Từ số con gà ở hàng trên em làm thế nào để tìm ra 2 con gà ở hàng dưới.
- So sánh số con gà hàng dưới với số con gà hàng trên em thấy thế nào ?
- GV: Như vậy 6 giảm đi 3 lần em làm thế nào ?
* Giỏo viên chốt ý: Như vậy số con gà hàng trên khi giảm đi 3 lần thì được số con gà hàng dưới
 Bài toán 2 :
- GV dán hình minh hoạ 2 của bài giảng lên bảng.
- Nhìn vào sơ đồ em cho biết: 
- Đoạn thẳng AB dài bao nhiêu cm ? Chia thành mấy phần bằng nhau?
- Đoạn thẳng CD dài bao nhiêu cm ?
- Đoạn thẳng AB dài 8 cm để có đoạn thẳng CD dài 2 cm ta làm thế nào ?
- Vậy đoạn thẳng AB giảm đi mấy lần ta được đoạn thẳng CD ?
- Muốn giảm 8cm đi 4 lần ta làm thế nào ?
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
- GV hỏi thêm:
Muốn giảm 12 kg đi 3 lần ta làm thế nào ?
? Muốn giảm 25 bông hoa đi 5 lần ta làm thế nào? 
- Gv chốt nội dung bài
- 1 HS đọc
- 6
- 2
- Số con gà hàng trên gấp 3 lần số con gà hàng dưới
- Lấy 6 : 3 = 2 (con gà)
- Số con gà hàng trên giảm đi 3 lần thì có số con gà hàng dưới.
- Lấy 6 chia cho 3
- HS khác nhận xét
Đoạn thẳng AB dài 8cm chia thành 4 phần bằng nhau
- Đoạn thẳng CD dài 2cm
- Lấy 8 cm chia cho 4
 8 : 4 = 2 (cm)
- Đoạn thẳng AB giảm đi 4 lần
- Muốn giảm 8cm đi 4 lần ta chia 8 cm cho 4.
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần.
- Lấy 12kg chia cho 3 được 4kg
- Lấy 25 bông hoa chia cho 5 được 5 bông hoa
- HS khác bổ sung
3. Thực hành
Bài 1: Viết (theo mẫu):
- Giáo viên HDHS phân tích mẫu:
- Số đã cho là số mấy ?
- Muốn giảm đi 4 lần ta làm thế nào ?
- Muốn giảm đi 6 lần ta làm thế nào ?
- GV thu vở 5 em, nhận xét, chữa bài
GV nhận xét, chốt : Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
- 1 HS nêu yêu cầu
- 1 HS đọc nội dung cột 1.
- Số 12
- Lấy 12 : 4 = 3
- Lấy 12 : 6 = 2
- HS tự làm bài vào VBT. 
- 1 số HS chữa miệng
- HS khác nhận xét
- HS nêu
Bài 2 : Giải bài toán (theo bài giải mẫu SGK)
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- GV hướng dẫn lại cách vẽ sơ đồ:
- Số bưởi còn lại giảm 4 lần so với số bưởi lúc đầu => coi số bưởi lúc đầu là 4 phần, ta vẽ một đoạn thẳng rồi chia làm 4, ta có số bưởi còn lại là 1 phần, biểu thị bằng1 phần đoạn thẳng trên.
- Có 40 quả bưởi muốn số bưởi giảm đi 4 lần ta làm thế nào ?
- Vậy số bưởi còn lại là bao nhiêu ?
- GV nêu bài giải mẫu
?giờ
30 giờ
b) Tóm tắt
Làm bằng tay:	
Làm bằng máy:
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3 : Gọi HS đọc đề bài
- Y/c HS nêu cách tìm độ dài của đoạn thẳng CD; MN?
GV nhận xét, hỏi thêm:
- Khi muốn giảm một số đi một số lần ta làm như thế nào? 
- Khi muốn giảm một số đi một số đơn vị ta làm thế nào? 
- Phân biệt giảm đi một số lần với giảm đi một số đơn vị. 
- GV chốt lại cách phân biệt
- HS đọc đề bài 
- Có 40 quả bưởi sau khi bán thì số bưởi giảm đi 4 lần.
- Mẹ còn lại bao nhiêu quả bưởi ?
- HS vẽ sơ đồ:
 40 quả
Có: 
Còn lại: 
 ? quả
- Lấy 40 : 4 = 10 (quả)
- HS nêu
- HS đọc lại bài giải
- 1 HS đọc, nêu cái đã cho, cái cần tìm?
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài
- HS khác nhận xét
- HS đọc đề bài 
- HS nêu sau đó vẽ vào vở
- Lớp làm vào vở. 2 HS lên bảng chữa bài
- HS khác nhận xét
- Lấy số đó chia cho số lần
- Lấy số đó trừ đi số đơn vị cần giảm
- Giảm đi một số lần ta thực hiện phép tính chia cho số lần giảm còn giảm đi một số đơn vị ta thực hiện phép trừ đi số đơn vị đó.
C. Củng cố - dặn dò
- Yêu cầu về nhà luyện tập thêm về giảm một số đi nhiều lần và phân biệt giảm một số đi nhiều lần với giảm một số đơn vị của một số.
- GV nhận xét, dặn dò.
-------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc: Tiếng ru
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm , ngắt nhịp hợp lí .
- Hiểu ý nghĩa : Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em , bạn bè , đồng chí , ( Trả lời được các CH trong SGK thuộc 2 khổ thơ trong bài thơ ). Học sinh khá giỏi thuộc cả bài thơ 
II. Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ bài học SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài Các em nhỏ và cụ già theo lời một bạn nhỏ.
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ? 
- GV nhận xét, đánh giá.
- 5 HS đọc 5 đoạn, trả lời câu hỏi 
- HS khác nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài : Cho HS quan sát tranh SGK, nêu nội dung tranh. GV bổ sung, giới thiệu: Trong xã hội, giữa con người với con người cần có sự quan tâm chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau. Có như vậy thì cuộc sống thêm ý nghĩa, tươi đẹp. Bài tập đọc “Tiếng ru” hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn điều đó.
2. Luyện đọc:
(Tiến hành tương tự các tiết TĐ trước)
- Từ khó đọc: làm mật , yêu nước, thân lúa , ...
- Chú ý ngắt giọng ở các dòng thơ:
Một ngôi sao/ chẳng sáng đêm//
Một thân lúa chín,/ chẳng nên mùa vàng//
 Một người/ - đâu phải nhân gian?//
Sống chăng,/ một đốm lửa tàn mà thôi !//
Núi cao/ bởi có đất bồi
... Muôn dòng sông/ đổ biển sâu....
- HS thực hiện theo HD của GV
- HS đọc bài thơ, trả lời câu hỏi
- Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt.
- Con cá yêu nước vì có nước cá mới bơi lội được, mới sống được. Không có nước cá sẽ chết.
- Con chim yêu trời vì có bầu trời cao rộng, chim mới thả sức tung cánh hát ca, bay lượn
- HS đọc thầm khổ thơ 2, thảo luận nhóm bàn, trả lời
+ Một thân lúa chín không làm nên mùa lúa chín. Nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa lúa chín.
+ Một người không làm nên xã hội. Sống 1 mình giống như 1 đốm lửa đang tàn lụi./
 Nhiều người mới làm nên nhân loại / 
- HS đọc thầm khổ thơ cuối, trả lời: Núi không chê đất thấp vì núi nhờ đất bồi mà cao. Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy 
- Con người muốn sống, con ơi/ Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
- HS khác bổ sung 
- Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
3. Tìm hiểu bài
+ Con ong, con cỏ, con chim yêu những gì ? Vì sao? 
- Ghi bảng, giảng: Con ong – hoa; con cá – nước; 
Con chim ca – trời; 
- con người – đồng chí, anh em
- GV nhận xét, tuyên dương
+ Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu trong khổ thơ 2.
 - Một thân lúa chín chẳng nên mùa màng:
- Một người đâu phải nhân gian
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi
- Ghi bảng, giảng: nhân gian
- GV nhận xét, chốt: Sống cô đơn 1 mình, con người giống như 1 đốm lửa nhỏ không toả sáng, cháy lan ra được, sẽ tàn.
- Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ ?
- GV nhận xét, tuyên dương
+ Câu lục bát nào trong khổ thơ nói lên ý chính của bài thơ? 
- Bài thơ muốn nói điều gì? 
- GV nhận xét, giảng thêm: Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. Trong xã hội, giữa con người với con người cần có sự quan tâm chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau. Có như vậy thì cuộc sống thêm ý nghĩa, tươi đẹp.
4. Học thuộc lòng: GV ghi sẵn bài thơ
- Học thuộc từng khổ thơ
- Học thuộc lòng bài thơ
- GV xoá dần các chữ rồi xoá cả bài
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS đọc thuộc lòng 
- HS đọc lần luợt các khổ, đọc cả bài
- Cả lớp đồng thanh
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, 
- *cả bài thơ.
C. Củng cố – dặn dò
- Bài thơ muốn nói điều gì? 
- GV nhận xét, dặn dò
- Dặn dò: học thuộc lòng bài thơ
- HS nhắc lại
- HS khác nhận xét
----------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Vệ sinh thần kinh ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu : Sau bài học, học sinh biết : 
 - Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe .
 - Lập được thời gian biểu hằng ngày một cách hợp lí.
 - Giáo dục HS có thói quen học tập, vui chơi...điều độ để bảo vệ cơ quan TK.
 II. Đồ dùng dạy học: Các hình trang 34 và 35 sách giáo khoa.
 III.Các hoạt động dạy - học :	
Hoạt động của GV
Hoạt động củaHS
Hoạt động 1. Mở đầu
+Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ví dụ về một số thức ăn đồ uống gây hại cho cơ quan thần kinh ? 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
+ Giới thiệu bài: Hôm nay ta học Vệ sinh thần kinh (tiếp)
Hoạt động 2: Thảo luận 
 -QS tranh thảo luận các câu hỏi.
+ Khi ngủ các cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi ?
+ Có khi nào bạn ngủ ít không? Nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó ?
+ Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt?
+ Hàng ngày, bạn đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ?
- Giáo viên kết luận: SGK .
 Hoạt động 3: Thực hành lập thời gian biểu CN. 
- Cho HS xem bảng đã kẻ sẵn và hướng dẫn CHS cách điền.
- Cho HS làm ở VBT.
- GV theo dõi uốn nắn.
- Gọi 1 số HS lên giới thiệu TGB của mình trước lớp 
+ Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
+ Học tập và sinh hoạt theo thời gian biểu có lợi gì?
- GV kết luận: sách giáo viên.
Hoạt động cuối. + Củng cố : Hãy nêu những việc cần làm để bảo vệ cơ quan thần kinh.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
+ Dặn về nhà thực hiện học tập và sinh hoạt theo thời gian biểu của mình..
- Hai học sinh lên bảng trả lời bài cũ 
- Lớp theo dõi bạn, nhận xét. 
- Thảo luận theo nhóm đôi.
- HS quan sát tranh trang 34,35 và trả lời các câu hỏi . 
+ Khi ngủ hầu hết các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi trong đó có cơ quan thần kinh (đặc biệt là bộ não).
- Cảm giác sau đêm ngủ ít : mệt mỏi , rát mắt , uể oải.
 - Các điều kiện để có giấc ngủ tốt : ăn không quá no , thoáng mát , sạch sẽ , yên tĩnh 
- HS nêu.
- 2 em lên điền thử trên bảng. 
- Học sinh tự điền,hoàn thành thời gian biểu cá nhân của mình ở VBT.
- Lần lượt từng em lên giới thiệu trước lớp. 
+ ... để làm việc và sinh hoạt 1 cách có khoa học.
+ ... vừa bảo vệ được hệ TK, vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập.
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung 
- 1 học sinh nêu.
---------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán,Tự nhiên-xã hội
I . Mục tiêu: -HS biết làm các bài tập dạng toán giảm đi một số lần.HS hoàn thành các bài tập ở vở bài tập thực hành toán.
-HS làm được các bài tập về Vệ sinh cơ quan thần kinh.
II. Các hoạt động dạy –học:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập số 1,2,3,4 trang 31 vở thực hành toán.
-Gọi HS lên bảng làm bài-nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập số 1,2 trang 23 vở bài tập TN-XH.
-Gọi HS nêu-nhận xét,chữa bài.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4 ngày 22 tháng 10 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Bài 15: 
Trò chơi : Chim về tổ.
I. Mục tiêu
- Biết cách tập hợp hàng ngang nhanh, đúng thẳng hàng ngang.
- Biết cách tập hợp hàng dọc nhanh. 
- Học trò chơi " Chim về tổ ". Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. Địa điểm, phương tiện
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ
Phương tiện : Còi, vẽ vòng tròn cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
+ GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- GV điều khiển lớp
- Trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ
2. Phần cơ bản
+ Ôn tập hợp hàng ngang,dóng thẳng hàng.
+Ôn tập hợp hàng dọc,thẳng hàng.
- GV biểu dương khen những tổ tập tốt
- Những tổ tập chưa tốt phải chạy 1 vòng xung quanh lớp.
+ Học trò chơi : Chim về tổ
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và nội quy chơi
- GV có thể dúng còi hoặc lệnh để phát lệnh di chuyển
- Sau vài lần chơi GV thay các em làm "tổ" sẽ thành " chim " và ngược lại
3. Phần kết thúc
+ GV cùng HS hệ thống bài
- Nhận xét giờ học.
+Tập hợp, điểm số, báo cáo.
+ Xếp 3 hàng dọc.
+ Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập
- Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp
- HS chơi trò chơi
+ HS chia tổ tập luyện
- Cả lớp cùng thực hiện
- Lần 1 : GV điều khiển
- Lần 2 : Lớp trưởng điều khiển
- Lần 3 : các tổ thi đua
- HS chơi thử 1, 2 lần sau đó chơi chính thức
+ Đứng tại chỗ vỗ tay hát-3 hàng ngang.
-------------------------------------
Tiết 2: Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán .
Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 2), Bài 2
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài : Tiết toán hôm nay, các em sẽ củng cố về giảm đi một số lần. Vận dụng vào giải các bài toán đơn giản. Đồng thời thấy được sự liên hệ giữa giảm đi một số lần và tìm một phần mấy của một số.
2. Luyện tập
Bài 1: Viết (theo mẫu) : (Dòng 2,3*,4*)
gấp 5 lần
5
30
6
giảm 6 lần
- Nhìn vào mẫu em hiểu gì ?
- Muốn gấp 6 lên 5 lần ta làm thế nào ?
- Muốn giảm 30 đi 6 lần ta làm thế nào ?
- 3 sơ đồ còn lại các em tự viết vào ô trống, 3 em lên bảng
- Gv thu vở nhận xét: thu vở 4 em.
- GV nhận xét, hỏi củng cố: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
Bài 2: 
a. Đề bài cho biết gì ?
 ? l
60l
- Bài toán hỏi gì ?
Tóm tắt Buổi sáng: 
 Buổi chiều:
- GV nhận xét, chốt
b) Gọi học sinh đọc đề
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
GV: Có 60 quả cam sau khi được bán thì còn lại 1/3 số cam. Vậy 60 quả cam được chia thành mấy phần bằng nhau để sau khi bán còn lại 1/3 số cam ?
- Số cam còn lại là 1/3 em hiểu thế nào ?
- Y/c HS vẽ sơ đồ và giải bài toán?
- GV nxét, nêu câu hỏi:
? So sánh phép tính của hai bài toán a và b. 
? Số cần tìm và số đã cho của bài toán a có mqhệ thế nào? 
? Số cần tìm và số đó cho của bài toán b có mqhệ thế nào? 
? Ta rút ra được kết luận gì về kết quả của hai bài toán này? 
- GV nxét, khái quát lại.
Bài 3*: Gọi học sinh đọc yêu cầu đề
- Bài 3 có mấy yêu cầu ?
- Gọi học sinh lên bảng đo, giáo viên kiểm tra cách đặt thước để đo của học sinh.
- Cả lớp đo hình trong SGK
- Giáo viên quan sát cách đo của học sinh.
- Muốn giảm độ dài đoạn thẳng đi 5 lần ta làm thế nào ?
- Cho học sinh vẽ đoạn MN vào bảng con.
- GV quan sát, nhận xét
3. Củng cố – dặn dò: 
- GV tổng kết , nhận xét giờ học
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS phát biểu: 6 gấp lên 5 lần được ô tiếp theo là 30. 30 giảm đi 6 lần ta được 5
- Lấy 6 x 5 = 30
- Lấy 30 : 6 = 5
- Cả lớp làm vào vở BT
- 3 em lên bảng làm
- HS khác nhận xét
- Lấy số đó chia cho số lần
- 1 HS đọc đề bài
- Buổi sáng bán được 60 lít dầu. Buổi chiều bán giảm 3 lần so với buổi sáng.
- Buổi chiều bán được bao nhiêu lít dầu ?
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài
- HS khác nhận xét
- 1 HS đọc đề bài
- Có 60 quả cam sau khi bán thì còn lại 1/3 số cam.
- còn lại bao nhiêu quả cam?
- 60 quả cam chia thành 3 phần
- Số cam được chia thành 3 phần bằng nhau. Sau khi bán còn lại 1 phần.
- HS tóm tắt, làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài 
- HS khác nhận xét
- Giống nhau
- Số cần tìm: lít dầu buổi chiều bán giảm 1/ 3 so với b/sáng
- Số cần tìm – số cam còn lại trong rổ bằng 1/3 số cam
- Kết quả giảm đi 3 lần cũng là kết quả giảm 1/3 của số đó
- 1 HS đọc đề bài
- Có 2 yêu cầu đó là;
a. Đo độ dài đoạn thẳng AB
b. Giảm độ dài đoạn thẳng AB đi 5 lần thì được độ dài đoạn thẳng MN. Hãy vẽ đoạn thẳng MN.
- Cả lớp dùng thước để đo
- 1 số học sinh nêu kết quả đo được :
- Lấy độ dài đoạn thẳng AB chia cho 5 ta được đoạn thẳng MN.
- Học sinh vẽ đoạn MN vào bảng con và nêu cách vẽ.
------------------------------------
Tiết 3: Luyện Toán + Phụ đạo HS yếu: Ôn tập
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Củng cố về “giảm đi một số lần”. Luyện tập về bảng nhân, chia 7
II. Đồ dùng dạy học:Bảng ghi bài tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ôn định tổ chức 
B. Luyện tập
Bài 1: Số đã cho: 24m, 30cm, 6kg, 60kg, 12 l, 90l
a. Giảm đi 3 lần b. Giảm đi 2 lần c. Bớt đi 2 đ/vị
- Nếu Hs nào lúng túng, Gv gợi ý: 
+ 30 giảm 2 lần ta làm như thế nào?
(? 2 số nào bằng nhau để cộng với nhau bằng 30?)
+ Tương tự với 90 : 2
? Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta làm thế nào?
- Phân biệt: Bớt đi 1 số đơn vị và bớt đi 1 số lần
- GV nhận xét,đánh giá.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 3 Hs lên bảng chữa bài (mỗi Hs làm 2 cột)
- Lớp nhận xét
- 30 : 2
- Hs trả lời 
- Ta lấy số đó chia cho số lần
- HS trả lời
- Lớp bổ sung
Bài 2:a,Vẽ đoạn thẳng IK dài 5 cm
b, Vẽ đoạn thẳng MN dài gấp đôi đoạn thẳng IK.
c,Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng IK giảm đi 5 lần.
- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng
Bài 3: Mỗi hộp có 15 bút chì màu. Hỏi 7 hộp như thế có bao nhiêu bút chì màu?
- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng
Bài 4: Kiểm tra HS về đọc thuộc bảng nhân, chia 7
C. Củng cố - dặn dò
- Gv nxét tiết học
- 1 HS đọc yêu cầu
- Lớp vẽ vào vở
- Chữa bài : HS vẽ đoạn MN: 10 cm
- CD: 1cm
- 1 HS đọc yêu cầu, nêu tóm tắt
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài 
- Lớp nhận xét
- HS đọc
- Lớp nxét
--------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán
I . Mục tiêu:- HS biết cách giải bài toán về giảm đi một số lần.
HS thành thạo về tìm số chia chưa biết.
II. Các hoạt động dạy-học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập ở vở thực hành toán trang 32 số 1,2,3,4.
Gọi HS lên bảng làm bài-nhận xét đánh giá.Dặn dò.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Sáng thứ 5 ngày 23 tháng 10 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Bài 16: : Ôn đội hình đội ngũ
I. Mục tiêu
- Biết cách tập hợp hàng ngang nhanh, dóng thẳng hàng ngang.
- Biết cách tập hợp hàng dọc nhanh,dóng thẳng hàng. 
- Học trò chơi " Chim về tổ ". Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. Địa điểm, phương tiện
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch 
Phương tiện : Chuẩn bị còi cho trò chơi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
+ GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- GV điều khiển
2. Phần cơ bản
+ Ôn tập hợp hàng ngang.
+ Ôn tập hợp hàng dọc.
- GV biểu dương khen những tổ tập tốt
- Những tổ tập chưa tốt phải chạy 1 vòng xung quanh lớp
+ Chơi trò chơi : Chim về tổ
- GV tăng yêu cầu cho trò chơi thêm hào hứng, phong phú
- Phối hợp các động tác sau : tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái.
3. Phần kết thúc
+ GV nhận xét giờ học
- Khen những HS học tốt
+ Cả lớp chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập
- Tại chỗ khởi động các khớp
- Chơi trò chơi : Có chúng em
- HS chia tổ tập luyện
- Cả lớp cùng thực hiện
- Lần 1 : GV điều khiển
- Lần 2 : Lớp trưởng điều khiển
- Lần 3 : các tổ thi đua
- HS chơi trò chơi
+ Lớp xếp 3 hàng dọc.
+ Đứng tại chỗ vỗ tay hát
--------------------------------------
Tiết 2: Toán: Tìm số chia
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Biết tên gọi của các thành phần trong phép chia .
- Biết tìm số chia chưa biết. Bài tập cần làm: Bài 1 , Bài 2
II. Đồ dùng dạy học:Bảng ghi kết luận, Bộ đồ dùng DH Toán 3.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bảng chia 6, 7
- Gv nhận xét chung
C. Bài mới
1.Giới thiệu bài:
? Nêu các thành phần của phép chia? 
? Nêu cách tìm số bị chia? 
GV giới thiệu: Trong phép tính chia có 3 thành phần. Đó là số bị chia, số chia và thương. Bài hôm nay giúp các em tìm một trong 3 thành phần trên. Đó là tìm số chia.
2. Hướng dẫn cách tìm số chia
Bài toán 1: (SGK)
- Cho học sinh lấy ra 6 hình vuông
- Giáo viên cũng lấy 6 hình vuông
- 6 hình vuông này các em chia đều thành 2 hàng.
- Ta viết thành phép chia nào ?
- Mỗi hàng có mấy hình vuông ?
- Em hãy nêu tên gọi của từng thành phần của phép chia này.
* Giỏo viên: Đây là phép chia hết
? Nêu các thành phần của phép chia 6 : 2 = 3? 
- Giáo viên dựng miếng bìa để che số 2
- Số bị che lấp có tên gọi là gì ?
- Muốn tìm số chia bị che lấp ta làm thế nào ?
- Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta làm thế nào ?
Bài toán 2: (SGK)
* Giả sử số chia này là X ta có ví dụ sau:
 30 : X = 6
- Ví dụ y/c ta phải tìm gì ?
- Muốn tìm số chia X thì làm thế nào ?
- GV HDHS nhận xét
- GV nhận xét, chốt
- Muốn tìm số chia chưa biết ta làm thế nào ?
- GV ghi bảng
- HS nối tiếp nhau đọc bảng chia
- HS nhận xét
- HS trả lời câu hỏi (Số bị chia, số chia, thương)
- Lấy thương nhân với số chia
- HS nhận xét 
- HS ghi tên bài vào vở
- HS đọc bài toán
- HS lấy 6 hình vuông cầm trên tay.
- HS chia 6 hình vuông thành 2 hàng.
- 6 : 2 
- 3 hình vuông
- HS nêu: 6 : 2 = 3
 SBC SC Thương
- 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương
- Số chia
- Lấy 6 : 3 = 2 
- Lấy số bị chia chia cho thương.
- 2 HS nhắc lại
- Tìm số chia X chưa biết
- Cho HS viết vào bảng con
- HS nhận xét 
- 2 em trả lời (Lấy số bị chia chia cho thương).
- 1 số em đọc lại
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Gọi học sinh đọc đề
- Bài toán yêu cầu gì ?
- GV bao quát chung
? Nhận xét về các phép tính trong mỗi cột tính?
- GV

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 8.docx