Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - GV: Võ Ngọc Hồng

Chào cờ – Triển khai công việc

 trong tuần 01

 I./Mục tiêu:

 - Triển khai công tác của tuần 01.

 - Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể .

 - Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.

 II./ Lên lớp :

 1/ Chào cờ đầu tuần :

 2/Triển khai những việc cần làm trong tuần :

 - Chuẩn bị đầy đủ sách vở và bao bìa đầy đủ, dụng cụ học tập cần thiết để học tập.

 - Thực hiện đúng chương trình tuần 01

 - Lao động dọn vệ sinh khung viên sân trường.

 - Cần ăn mặt sạch sẽ khi đi học

 - Các em cần đi học đúng giờ và duy trì nề nếp học tập.

 III./ Một số việc cần thông báo thêm:

 

doc 35 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 868Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - GV: Võ Ngọc Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững từ mà HS dễ viết sai: dập dờn, Trường Sơn, nhuộm bùn, vất vả.
-GV đọc bài cho HS viết .
-GV nhắc HS quan sát hình thức trình bày thơ lục bát 
-Nhắc nhở, uốn nắn những HS ngồi viết sai tư thế .
-GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
-Chấm chữa bài : 
 +GV chọn chấm một số bài của HS.
 +Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm .
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
3 / Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2 :-1 HS nêu yêu cầu của bài tập .
-Cho HS làm bài tập vào vở .
-GV nhắc HS : Ô trống có số 1 là tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh ; ô số 2 là tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh; ô số 3 là tiếng bắt đầu bằng c hoặc k
-Tổ chức cho HS trình bày kết quả: 4 HS lên bảng thi trình bày kết quả trên bảng phụ.
* Bài tập 3 :-1 HS nêu yêu cầu của bài tập .
-Cho HS làm bài tập theo nhóm .
-Đại diện nhóm lên bảng thi làm bài nhanh .
-GV cho từng HS đọc kết quả .
-Cho HS nhắc lại quy tắc viết: ng / ngh ; g / ch ; c / k .
III/ Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt .
-Yêu cầu những HS viết sai về viết lại cho đúng.
-Học thuộc quy tắc viết : ng / ngh , g / ch , c / k 
01/
01/
23/
12/
03/
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi SGK và lắng nghe.
-Niềm tự hào về truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó, kiên cường bất khuất của dân tộc VN, ca ngợi đất nước VN tươi đẹp.
-HS viết từ khó trên giấy nháp.
-HS viết bài chính tả.
-HS theo dõi SGK.
- HS soát lỗi .
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập .
- HS làm bài tập vào vở .
-HS lắng nghe.
-4 HS lên bảng thi trình bày kết quả .
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập .
-HS làm bài tập theo nhóm .
-Đại diện nhóm lên bảng thi làm bài nhanh .
-HS đọc kết quả .
-HS nhắc lại quy tắc cách viết: ng / ngh , g / ch , c / k .
-HS lắng nghe.
Ngày soạn: 03/09/2016
Ngày dạy: 06/09/2016
Tiết 4 : Khoa học
Sự sinh sản
A – Mục tiêu : Sau mỗi bài học, HS có khả năng :
-Nhân ra mỗi trả em đều do Bố, Mẹ sinh ra và có những đặc diểm giống với Bố, Mẹ của mình.
 -Nêu ý nghĩa của sự sinh sản . 
B/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con có đặc điểm giống nhau.
C/ Các PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Trò chơi.
D – Đồ dùng dạy học : 
 1 / GV :. + Bộ phiếu dùng cho trò chơi”Bé là con ai?’’.
 2 / HS : SGK.
E – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ : 
 - Nhận xét,
III – Bài mới : 
 1- Giới thiệu bài mới :” Con người và sức khoẻ.’’
2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : Trò chơi “Bé là ai”
 - Mục tiêu :HS nhận ra mỗi trẻ em là do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống như bố. mẹ của mình
- Phương pháp :Hoạt động cá nhân . 
- Chuẩn bị :Phương án SGK
- Cách tiến hành .
 +Bước 1 :Gv phổ biến cách chơi . 
 + Bước 2 :GV tổ chức cho HS chơi. 
 + Bước 3 : Kết thúc trò chơi 
- Tuyên dương các cặp thắng cuộc
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
 +Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em . 
 Kết luận : Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. 
(Dựa vào đó GV giúp HS hình thành được Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con có đặc điểm giống nhau)
 b) HĐ 2 :. Làm việc với SGK.
 -Phương pháp : quan sát.
 -Mục tiêu : HS nêu được ý nghĩa của việc sinh sản 
 -Cách tiến hành.
 + Bước 1 :GV hướng dẫn 
 1. Yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3 SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình .
 2. Cho hai em liên hệ đến gia đình mình
 +Bước 2 : làm việc theo căp. 
 +Bước 3:Yêu cầu một số HS trình bày kết quả theo cặp trước cả lớp.
 -Yêu cầu HS thảo luận tìm ra ý nghĩa của Sự sinh sản
 - Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ.
-Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản.
 Kết luận :nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình,dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
 III/ Củng cố - dặn dò:
 Gọi HS sinh đọc mục bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài nam hay nữ.
1/
2/
16/
17/
4/
- Hát 
- HS để sách lên bàn.
- Theo dõi.
- HS chú ý lắng nghe
- HS theo dõi ..
- HS chơi
- Mỗi trẻ em là do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống như bố, mẹ của mình	
- Lắng nghe
- Quan sát các hình 1,2,3 và đọc lời thoại giữa các nhân vật trung hình.
- HS làm việc theo cặp.
- HS trình bày.
 -HS thảo luận.
Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia dình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
-Các thế hệ trong mỗi gia đình không được duy trì.
- Hai HS đọc.
- HS lắng nghe.
- Chuẩn bị 1 số tranh ảnh nam và nữ.
Thứ tư ngày 07 tháng 09 năm 2016
Ngày soạn: 05/09/2016
Ngày dạy: 07/09/2016
 Tiết 1 : Toán 
Ôn tập: So sánh 2 phân số
A – Mục tiêu : Giúp Hs :
 - Nhớ lại cách so sánh 2 PS có cùng mẫu số, khác MS .
 - Biết sắp xếp các PS theo thứ tự từ bé đến lớn .
 - Giáo dục HS biết diễn đạt nhận xét bằng ngôn ngữ nói .
B – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : SGK, phất màu, phiếu bài tập .
 2 – HS : SGK,VBT
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ : 
 - Nêu tính chất cơ bản của PS ?
 - Gọi 1 HS chữa bài tập 3 
 - Nhận xét, sửa chữa .
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : 
- Để củng cố kiến thức về so sánh 2 PS.Hôm nay các em học bài: Ôn tập : So sánh 2 phân số . 
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : Ôn Tập cách so sánh 2 PS 
* So sánh 2 PS cùng Ms .
- Gọi vài HS nêu cách so sách 2 PS có cùng MS,rồi tự nêu Vd - Giải thích Vd .
- Cho vài HS nhắc lại cách so sánh 2 PS có cùng MS .
* So sánh 2 PS khác MS .
- Gọi vài HS so sánh 2 PS khác MS, cho HS nêu Vd .
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện Vd, cả lớp làm vào giấy nháp .
- Cho HS nhắc lại cách so sánh 2 PS khác MS .
 b) HĐ 2 : Thực hành :
Bài 1 : 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập .
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu BT .
- Nhận xét,sửa chữa .
Bài 2 : 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu BT .
- Gọi 2 HS lên bảng,cả lớp làm vào vở BT 
- Nhận xét,sửa chữa .
IV/ Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách so sánh 2 PS có cùng MS, cho Vd ? 
- Nêu cách so sánh 2 PS khác MS ?
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập: So sánh 2 PS (tt ) 
1/
5/
1/
28/
5/
- Hát .
- HS nêu 
- 1 HS lên bảng làm .
- HS nghe .
- HS nêu cách so sánh .
Vd : < .( HS giải thích cách làm)
Nếu .
- HS nhắc lại .
- Muốn so sánh 2 PS khác MS, ta có thể QĐMS 2 PS đó rồi so sánh các TS của chúng .
Vd : So sánh 2 PS : và .
QĐMS 2 PS : 
 ; .
Vì 21 > 20 nên vậy >
- HS nhắc lại .
- Điền dấu thích hợp vào ô trống (>,<,=) 
- Hs làm bài – chữa bài .
- Viết các PS sau theo thứ tự từ bé đến lớn .
- HS làm bài .
- HS nêu .
- Hs nêu 
- HS nghe .
Ngày soạn: 05/09/2016
Ngày dạy: 07/09/2016
Tiết 2 : Tập đọc
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
 Tô Hoài 
(Tích hợp GD-BVMT mức độ: Khai thác gián tiếp nội dung bài)
A - Mục tiêu:
Đọc trôi chảy toàn bài .
Đọc đúng các từ ngữ khó .
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng; biết nhấn giọng những từ ngữ tả những màu vàng rất khác nhau của cảnh vật .
Hiểu các từ ngữ ; phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc dùng trong bài .
 - Nắm được nội dung chính: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên bức tranh làngquê thật đẹp, sinh động và trù phú. Qua đó, thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương . 
Dựa vao đó giáo dục cho HS có ý thức bảo vệ và giữ gìn cho quê hương mình ngày càng tươi đẹp hơn
B - Đồ dùng dạy học:
 GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
 HS: Sưu tầm thêm những bức ảnh khác về sinh hoạt ở làng quê vào ngày mùa .
C - Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I/ Kiểm tra bài cũ: Thư gửi các học sinh .
H : Ngày khai trường tháng 9 năm 1945có gì đặcbiệt so với những ngày khai trường khác? 
H: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì? 
GV nhận xét chung.
4/
-Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
-Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
II/ Bài mới :
1- Giới thiệu bài : Có những em lớn lên ở thành phố. Có những em sinh ra và lớn lên ở vùng quê. Nơi nào trên đất nước ta cũng đều có vẻ đẹp riêng của nó. Hôm nay, thầy sẽ đưa các em về thăm làng quê Việt Nam qua bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa. 
1/
-Học sinh lắng nghe
2) Luyện đọc:
HĐ1: Gọi 1 HS đọc cả bài một lượt .
HĐ2: HS đọc nối tiếp .
Đoạn 1: Từ đầu .ngả màu vàng hoe.
Đoạn 2: Tiếp theo .vạt áo.
Đoạn 3:Tiếp theo .quả ớt đỏ chói.
Đoạn 4 : Còn lại .
- Cho học sinh đọc trơn từng đoạn nối tiếp.
- Hướng dẫn HS đọc từ ngữ dễ đọc sai : sương sa, vàng xuộm, vàng hoe, xoã xuống vàng xọng.
HĐ3: Cho HS giải nghĩa từ .
HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài.
11/
-Cả lớp đọc thầm.
-Học sinh dùng viết chì đánh dấu đoạn.
-Học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn.
-Học sinh luyện đọc từ khó
-Một học sinh đọc to phần giải nghĩa trong sách giáo khoa.
-Cả lớp lắng nghe.
 3) Tìm hiểu bài: 
HS đọc thầm , đọc lướt bài văn .
H: Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng ?
H: Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ gợi cho em cảm giác gì? 
H: Những chi tiết nào về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
(Dựa vao đó giáo dục cho HS có ý thức bảo vệ MT nhằm giữ gìn cho quê hương mình ngày càng tươi đẹp hơn)
H: Những chi tiết nào về con người làm cho bức tranh quê thêm đạp và sinh động ? 
H: Các chi tiết trên làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động như thế nào?
H: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương ?
12/
-Lúa-vàng xuộm; nắng-vàng hoe; xoan-vàng lịm; lá mít-vàng ối; tàu đu đủ-vàng tươi; lá sắn héo- vàng tươi; quả chuối-chín vàng; tàu lá chuối-vàng ối; bụi mía-vàng xọng; rơm, thóc-vàng giòn; gà, chó-vàng mượt; mái nhà rơm-vàng mới;
-Vàng xuộm: Lúa vàng xuộm tức là lúa đã chín, có màu vàng đậm
-Không còn có cảm giác héo tàn sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng không mưa.
-Không ai tưởng đến ngày hay đêm mà chỉ mải miết đi gặt ngay.
-Làm cho bức tranh đẹp một cách hoàn hảo, sống động
-Vì phải là người rất yêu quê hương tác giả mới viết được bài văn tả cảnh ngày mùa hay như thế.
4) Đọc diễn cảm: 
HĐ1: GV đọc diễn cảm đoạn văn 1 lần.
HĐ2: HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn.
-Cho học sinh thi đọc diễn cảm đoạn văn.
-Cho học sinh thi đọc diễn cảm cả bài.
GV nhận xét và khen học sinh
9/
-HS lắng nghe cách nhấn giọng, ngắt giọng.
-2 HS đọc.
-2 HS thi đọc cả bài.
III/ Củng cố - dặn dò:
Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên bức tranh làng quê như thế nào?
-GV nhận xét tiết học
3/
-Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú. Qua đó, thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương.
Ngày soạn: 05/09/2016
Ngày dạy: 07/09/2016
Tiết 3 : Lịch sử
“Bình tây Đại nguyên soái” 
Trương Định
A - Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
 - Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phòng trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kì 
 -Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược .
B - Đồ dùng dạy học :
 1 / GV : Hình trong SGK phóng to, bản đồ hành chính VN, phiếu học tập của HS .
 2 / HS : Sách giáo khoa. .
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở HS .
II/Bài mới 
1) Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đề bài
2) Giảng bài mới:
* Hoạt động 1: GV giới thiệu bài và kết hợp dùng bản đồ để chỉ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ.
* Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp 
-GV kể chuyện kết hợp giải thích cụm từ “Bình Tây Đại nguyên soái”
* Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm .
-GV chia lớp thành 6 nhóm .
+Nhóm 1 và 2 : Thảo luận câu hỏi : 
-Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn suy nghĩ?
+ Nhóm 3 và 4: Thảo luận câu hỏi :
 -Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
+ Nhóm 5 và 6: Thảo luận câu hỏi :
-Trương Định đã làm gì đáp lại lòng tin yêu của nhân dân ?
 * Hoạt động4 : Làm việc cả lớp .
-GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc .
-GV tổng kết và ghi 3 ý chính .
 * Hoạt động 5 : Làm việc cả lớp.
- GV nhấn mạnh những kiến thức cần nắm được theo 3 ý đã nêu; sau đó đặt vấn đề thảo luận chung cả lớp :
 + Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh vua, quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp?
 + Em biết gì thêm về Trương Định?
III/ Củng cố - dặn dò:
 -Gọi HS đọc lại ghi nhớ . 
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị tiết sau “Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước”
01/
01/
03/
2/
12/
08/
10/
03/
- Hát 
- HS nghe và mở SGK
- HS nghe và theo dõi trên bản đồ.
-Học sinh nghe .
-HS làm việc theo nhóm .
- HS thảo luận, trao đổi và ghi kết quả vào phiếu học tập .
-Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm, lớp nhận xét .
-HS suy nghĩ trả lời câu hỏi .
- 2 HS đọc .
- HS lắng nghe .
- Xem bài trước .
Ngày soạn: 05/09/2016
Ngày dạy: 07/09/2016
Tiết 4 : Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn tả cảnh
(Tích hợp GD-BVMT mức độ: Khai thác trực tiếp nội dung bài)
A/ Mục đích yêu cầu :
1/ Nắm được cấu tạo 3 phần ( mở bài , thân bài , kết bài ) của một bài văn tả cảnh.
2/ Biết phân tích cấu tạo của 1 bài văn tả cảnh cụ thể .
B/ Đồ dùng dạy học : + Bảng phụ ghi sẵn rõ phần ghi nhớ .
	 +Tờ giấy khổ to trình bày cấu tạo của bài Nắng trưa .
C/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
I / Mở đầu : GV nhắc nhở đầu năm học .
II/ Bài mới 
1 / Giới thiệu bài : Tả cảnh là một thể loại TLV mà các em sẽ tiếp xúc đầu tiên của chương trình lớp 5. Tiết học hôm nay, thầy sẽ giúp các em nắm được cấu tạo của một bài văn tả cảnh .
 2 / Phần nhận xét :
* Bài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu 1 . 
-1 HS đọc phần giải nghĩa từ khó trong bài: màu ngọc lam, nhạy cảm, ảo giác.
-GV giải nghĩa thêm từ : hoàng hôn .
-Cho cả lớp đọc thầm bài văn , HS tự xác định các phần MB , TB , KB .
+GV nhận xét ,chốt lại lời giải đúng .
* Bài tập 2 :
-GV nêu yêu cầu bài tập ; nhắc HS nhận xét sự khác biệt về thứ tự miêu tả của 2 bài văn .
-Cho cả lớp hoạt động nhóm .
-Đại diện nhóm trình bày kết quả. GV sửa chữa. GV hướng dẫn rút ra kết luận về cấu tạo của bài tả cảnh 
(Dựa vào nội dung bài “Hoàng hôn trên sông hương” GV giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên – qua đó giáo dục HD có ý thức BVMT thiên nhiên)
3 / Phần ghi nhớ :
-GV treo bảng phụ có viết sẵn ghi nhớ.
-Cho 02 HS minh hoạ nội dung ghi nhớ bằng việc nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh Hoàng hôn trên sông Hương .
4 / Phần luyện tập : 
-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập và bài Nắng trưa .
-Cho lớp đọc thầm Nắng trưa và làm bài cá nhân.
-GV nhận xét và chốt lại lời giả đúng .
-GV dán lên bảng tờ giấy đã viết cấu tạo 3 phần của bài văn Nắng trưa .
III/ Củng cố - dặn dò:
-1HS nhắc lại Ghi nhớ .
-Quan sát trước ở nhà, ghi lại những điều em quan sát được về 1 buổi sáng trong vườn cây hay để học tốt tiết TLV sau.
01/
01/
18/
05/
12/
03/
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS đọc yêu cầu 1 .
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
+Lớp đọc thầm bài văn , tự xác định các phần MB , TB , KB :
-MB :Từ đầu  yên tĩnh này .
-TB : Mùa thu .chấm dứt .
-KB :Câu cuối .
-HS nhận xét , bổ sung .
-Nêu yêu cầu bài tập ; nhận xét sự khác biệt về thứ tự miêu tả của 2 bài văn .
-Hoạt động trao đổi nhóm 4.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả .
-Lớp nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận.
-02 HS đọc phần ghi nhớ .
-02 HS minh hoạ nội dung .
-Đọc thầm và làm bài cá nhân.
-HS phát biểu ý kiến .Lớp nhận xét .
-HS nhắc lại .
-HS lắng nghe.
Thứ năm ngày 08 tháng 09 năm 2016
Ngày soạn: 06/09/2016
Ngày dạy: 08/09/2016
 Tiết 1: Toán
Ôn tập : So sánh 2 phân số 
 (tiếp theo )
A – Mục tiêu :
 Giúp HS ôn tập, cũng cố về :
 -So sánh phân số với đơn vị.
 -So sánh hai phân số có cùng mẫu số 
 -Giáo dục HS phát triển tư duy 
B – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : PBT, phấn màu .
 2 – HS : SGK, VBT .
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ : 
-N êu cách so sánh 2 PS cùng mẫu số ?
-Nêu cách so sánh 2 PS khác MS ?
 - Nhận xét, sửa chữa .
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : Hôm nay, các em tiếp tục ôn tập về so sánh 2 PS
-Nêu đặc điểm của PS lớn hơn 1, bé hơn 1, bằng 1.
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : 
-Bài 1 :a) Cho HS làm bài vào phiếu bài tập.
-HD HS đổi phiếu chấm bài .
b) Nêu đặc điểm của PS lớn hơn 1, bé hơn 1, bằng 1 .
-Nhận xét ,sửa chữa .
-Gọi vài HS nhắc lại .
 b) HĐ 2 :
Bài 2 :a) So sánh các ps :
-Gọi 3 HS lên bảng giải ,cả lớp làm vào vở BT.
-Nhận xét ,sửa chữa .
b) Nêu cách so sánh 2 PS có cùng TS ?
 c) HĐ 3 :Bài 3a) , c)
-Cho HS làm theo nhóm, mỗi nhóm làm 1 câu .
-Nhận xét ,sửa chữa .
-Nên khuyến khích HS làm nhiều cách khác nhau .
IV – Củng cố :
-Nêu cách so sánh 2 PS cùng TS ?
-Nêu cách so sánh 2 PS khác MS ?
V – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập 3B.
 - Chuẩn bị bài sau :PS thập phân.
1/
5/
1/
28/
3/
2/
- Hát 
- HS nêu.
-HS nêu .
- HS nghe .
-HS làm bài 
 1 ; 1> 
-HS chấm bài .
b)Nếu PS có TS lớn hơn MS thì PS đó lớn hơn 1 ;nếu PS có TS bé hơn MS thì PS đó bé hơn 1;nếu PS có TS bằng MS thì PS đó bằng 1.
-HS nhắc lại.
-HS làm bài 
> ; > ; >
-HS nêu .
-HS làm bài .
-Đại điện nhóm trình bày .
-HS nêu .
-HS nêu .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 06/09/2016
Ngày dạy: 08/09/2016
Tiết 2: Địa lý
ĐỊA LÝ VIỆT NAM
Việt Nam – đất nước chúng ta
A - Mục tiêu : Học xong bài này,HS:
 - Chỉ được vị trí địa lí & giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) & trên quả địa cầu. 
 - Mô tả được vị trí địa lí, hình dạng nước ta . 
 -Nhớ diện tích lãnh thổ của nước Việt Nam .
 - Biết được những thuận lợi và một số khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại.
B - Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : - Bản đồ Địa lí tự nhiên Vệt Nam .
 - Quả Địa cầu (Nếu có)
 2 - HS : SGK.
C - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể.
II - Kiểm tra đồ dùng của HS:
III- Bài mới :
 1 - Giới thiệu bài : “ Việt Nam – đất nước chúng ta”
 2. - Hoạt động :.
 a) Vị trí địa lí & giới hạn
 *HĐ 1:.(làm việc cá nhân hoặc theo cặp)
 -Bước 1:GV yêu cầu HS quan sát H1 trong SGK rồi trả lời các câu hỏi sau:
 +Đất nước Việt Nam gồm có những bộ phận nào?
+Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
+Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào?
 +Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta?
 +Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta?
 -Bước 2:
+HS lên bảng chỉ vị trí nước ta trên bản đồ và trình bày kêt quả làm việc trước lớp.
 +GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 +GV bổ sung:Đất nước ta gồm có đất liền, biển, đảo và quần đảo; Ngoài ra còn có vùng trời bao trùm lãnh thổ nước ta.
 -Bước 3:
+GV gọi một số HS lên bảng chỉ vị trí địa lý của nước ta trên quả địa cầu.
+GV hỏi:Vị trí của nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác?
Kết luận:Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông nam A. Nước ta là một bộ phận của châu Á, có vùng biển thông với đại dương nên có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển & đường hàng không .
b).Hình dạng và diện tích .
 HĐ2: (làm việc theo nhóm)
 -Bước1:HS trong nhóm đọc SGK, quan sát H2 và bảng số liệu,rồi thảo luận trong nhóm.
 + Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì?
 + Từ bắc vào nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu Km?
 +Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu Km?
 +Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu Km2 ?
+So sánh diện tích nước ta với một số nước có trong bảng số liệu ?
 Bước 2 :
GV sữa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
 Kết luận: Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc–Nam với đường bờ biển cong như hình chữ S. Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km & nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km .
 HĐ3: (tổ chức trò chơi “Tiếp sức”)
 -Bước1:
 + GV treo 2 lược đồ trống lên bảng, và hướng đẫn HS chơi.
 GV khen thưởng đội thắng cuộc .
IV - Củng cố : Gọi HS đọc ghi nhớ trang 68 SGK
V -Nhận xét – dặn dò :
 - Nhận xét tiết học .
 -Bài sau:” Địa hình & khoáng sản”
1/
1/
1/
14/
14/
4/
2/
2/
- Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát
 -Tất cả để dụng cụ trên bàn.
-HS nghe.
- HS quan sát và lắng nghe .
-Đất liền, biển, đảo và quần đảo.
-HS chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
-Trung quốc, Lào, Cam-pu-chia.
-Đông, nam và tây nam.
-Đảo:Cát bà, Bạch long vĩ, Côn đảo, Phú quốc,  Quần đảo: Hoàng sa và Trường sa.
-HS lên bảng chỉ vị trí nước ta trên bản đồ.
-HS nghe.
-Hai HS lên bảng.
-Nước ta là một bộ phận của Châu Á, có vùng biển thông với đại dương nên có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển & đường hàng không.
-HS nghe.
-HS nghe .
-Hẹp ngang, chạy dài và có đường bờ biển cong như hình chữ S.
-Khoảng 1650Km.
-Khoảng 50Km.
- Diện tích nước ta khoảng 330000 km2 - Nước ta nhỏ hơn Trung Quốc, Nhật -Bản & lớn hơn Lào, Cam-pu-chia .
+ Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung .
-HS chơi theo hướng dẫn của GV
-HS lắng nghe.
-2 HS đọc
- HS lắng nghe
- Xem bài trước
Ngày soạn: 06/09/2016
Ngày dạy: 08/09/2016
Tiết 3: Luyện từ và câu 
Luyện tập về từ đồng nghĩa
A - Mục tiêu:
Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ đã cho.
Cảm nhận đựoc sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với câu, đoạn văn cụ thể.
GDHS biết tìm nhiều từ đồng nghĩa.
B - Đồ dùng dạy học:
 -Bút dạ, phiếu phô tô nội dung bài tập 1 và bài tập 3
C- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS
 H

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 1.doc