Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 (Phần 2) - Trường Tiểu học Tích Lương

Tiết 1

Toán

TIẾT 3: ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhớ lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.

2. Kĩ năng: Biết sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.

3. Thái độ: Yêu thích môn Toán.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng nhóm cho HS làm bài tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Toán.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

- 2 HS nêu cách so sánh hai phân số.

- GV nhận xét.

 

doc 15 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 (Phần 2) - Trường Tiểu học Tích Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HĐ 3: (10 phút)
Lòng biết ơn và tự hào của nhân dân ta đối với Trương Định
- GV nhấn mạnh những kiến thức cần lưu ý, sau đó đặt câu hỏi để HS trả lời:
+ Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình?
+ Em biết gì thêm về Trương Định?
+ Em có biết đường phố, trường học nào mang tên Trương Định không?
- Nhận xét, kết luận.
- HS nghe sau đó trả lời câu hỏi:
+ HS nêu suy nghĩ của mình.
+ HS nêu những hiểu biết của mình về Trương Định.
+ HS nêu.
4. Củng cố (2 phút)
- Cho HS đọc mục cần ghi nhớ trong SGK.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Nhắc HS về học bài.
- Chuẩn bị bài sau: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.
* Rút kinh nghiệm:
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2015
Tiết 1 + 2 + 3 + 4
(Đ/c Dương Hiền soạn giảng)
Tiết 5
Tin học
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 6
Tiếng Anh
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 7
Thể dục
(Giáo viên chuyên dạy)
Ngày soạn: 07/09/2015
Ngày dạy:
Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2015
Tiết 1
Toán
Tiết 3: ôn tập: so sánh hai phân số
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Nhớ lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
2. Kĩ năng: Biết sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
3. Thái độ: Yêu thích môn Toán.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng nhóm cho HS làm bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Toán.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- 2 HS nêu cách so sánh hai phân số.
- GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài.
- Lắng nghe
HĐ 1: (10 phút)
Ôn tập so sánh hai phân số
- Em hãy nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số và cho ví dụ?
- Yêu cầu HS làm tương tự với trường hợp so sánh hai phân số khác mẫu số.
- HS nêu được ví dụ. Giải thích được cách so sánh.
 VD: < có cùng mẫu số là 7 mà 2 < 5 nên <
- HS thực hiện tương tự.
HĐ 2: (20 phút)
Thực hành 
+ Bài 1
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài sau đó tự làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
+ Bài 2
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS tự làm bài vào SGK rồi nêu kết quả và cách so sánh:
 ; <
- HS tự làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài, nêu cách làm. 
- HS khác nhận xét.
 KQ: a) ; ; b); ; 
4. Củng cố (3 phút)
? Em hãy nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số và hai phân số khác mẫu số? 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Nhắc HS về nhà xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập so sánh hai phân số (tiếp).
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Thể dục
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3
Kể chuyện
Lý tự trọng
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất, trước kẻ thù.
2. Kĩ năng: Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV, HS kể lại được câu chuyện. Nhận xét được lời kể của bạn.
3. Thái độ: Yêu đất nước, biết ơn anh hùng Lý Tự Trọng.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh hoạ truyện trong SGK; Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho môn học của HS. 
- GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài.
- Lắng nghe
HĐ 1: (10 phút)
GV kể chuyện 
- GV kể chuyện lần 1
? Trong truyện có những nhân vật nào?
- GV viết tên các nhân vật lên bảng: Lý Tự Trọng, Đội Tây.
- GV kể lần 2 kết hợp với tranh.
- GV kể lần 3 (nếu cần).
- HS nghe.
- HS kể tên các nhân vật.
- HS theo dõi.
- HS nghe và theo dõi tranh.
HĐ 2: (20 phút)
Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
+ Bài tập 1
Em hãy tìm cho mỗi tranh 1-2 câu thuyết trình?
- GV nhận xét sau đó treo bảng phụ các lời thuyết minh cho 6 tranh.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS tìm lời thuyết minh cho 6 tranh.
- HS đọc lại.
+ Bài tập 2, 3
- GV nhắc lại các yêu cầu của đề bài cho HS hiểu rõ..
 Y/c HS kể chuyện theo nhóm, kể trước lớp.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của đề bài
- HS kể chuyện theo nhóm.
- HS thi kể chuyện trước lớp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, tự nhiên nhất.
4. Củng cố (3 phút)
? Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì? (1 HS nêu).
 - Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Nhắc HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện đã nghe đã đọc.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Tập đọc
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp.
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả màu vàng của cảnh vật.
3. Thái độ: Yêu quý vẻ đẹp của làng quê Việt Nam.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm tranh, ảnh về làng quê ngày mùa.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu	
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- GV yêu cầu: Em hãy đọc thuộc lòng đoạn “sau 80 năm giời nô lệ phần lớn ở công học tập của các em” và nêu nội dung bài.
- HS và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (12 phút)
Luyện đọc
- Yêu cầu 1 HS khá đọc bài.
- GV treo tranh và đặt câu hỏi: Tranh vẽ gì?
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn, sửa lỗi đọc cho HS.
+ Đoạn 1: Phần mở đầu.
+ Đoạn 2: “Có lẽ hạt bồ đề treo lơ lửng”
+ Đoạn 3: “Từng chiếc lá mítquả ớt đỏ chói”
+ Đoạn 4: Đoạn còn lại.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV quan sát, uốn nắn HS.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- GV diễn cảm toàn bài.
- HS đọc bài
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS nhận xét bạn đọc.
- HS đọc theo cặp
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
HĐ 2: (8 phút)
Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài và TLCH:
? Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và sự vật chỉ màu vàng?
? Chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?
? Những chi tiết nào về thời tiết làm cho bức trang làng quê thêm sinh động?
? Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đồi với quê hương? 
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
- HS đọc thầm lại bài ,TLCH:
+ lúa - vàng xuộm
 nắng  vàng hoe. 
- HS chọn từ và nêu cảm giác của mình về màu vàng có trong từ đó.
+ “Quang cảnh không có cảm giác héo tàn  không mưa”
 “Không ai tưởng đến ngày hay đêm  là ra đồng ngay”
+ Tác giả phải rất yêu quê hương mới có thể viết được bài văn về quê hương hay như thế.
HĐ 3: (10 phút)
Đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS đọc lại 4 đoạn của bài.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: “ Màu lúa chín dưới đồngmàu rơm vàng mới”.
- GV nhận xét.
- 4 HS đọc lại 4 đoạn của bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nhận xét.
4. Củng cố (2 phút)
? Em hãy nhắc lại nội dung của bài văn?
 - Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Nhắc HS về luyện đọc lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Nghìn năm văn hiến.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 5
Khoa học
Bài 1: sự sinh sản
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết được những kiến thức đơn giản về sự sinh sản của người.
2. Kĩ năng: Nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống bố mẹ của mình.
3. Thái độ: Yêu thích khám phá khoa học.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Phiếu dùng cho trò chơi" Bé là con ai"(đủ dùng cho các nhóm); Các hình SGK tr.4,5.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu	
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
- GV kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập môn Khoa học của HS.
- Nhận xét sự chuẩn bị.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (10 phút)
Trò chơi "Bé là con ai?"
- GV chia lớp thành nhóm 6.
- GV nêu tên trò chơi (GV đưa ra các hình vẽ, tranh , ảnh phổ biến cách chơi: Đây là hình vẽ các em bé và bố, mẹ của các em , dựa vào đặc điểm của mỗi người các em sẽ tìm bố mẹ cho từng bé, sau đó dán hình vào phiếu cho đúng cặp.
- GV phát đồ dùng cho các nhóm, các nhóm thảo luận, tìm bố, mẹ cho từng bé và dán ảnh vào phiếu sao cho ảnh của bố mẹ cùng hàng với ảnh của bé.
- GV quan sát giúp đỡ nhóm khó khăn.
- GV nhận xét, khen ngợi nhóm tìm đúng bố mẹ cho em bé, nhóm nào tìm sai, ghép lại cho đúng.
? Nhờ đâu em tìm được bố, mẹ cho em bé?
? Qua trò chơi, em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
* Em có đặc điểm gì giống bố, mẹ của em?
- GVKL: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống bố, mẹ của mình. 
- Nghe và làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm dán phiếu lên bảng. GV cùng cả lớp quan sát, nhận xét.
- Đại diện nhóm lên kiểm tra và hỏi bạn:
+ Tại sao bạn cho rằng đây là 2 bố con( mẹ con)? 
+ Nhờ em bé có đặc điểm giống bố, mẹ của mình).
+ Trẻ em đều do bố mẹ sinh ra. Trẻ em có đặc điểm giống bố mẹ của mình).
- 1, 2 HS nêu ý kiến.
- Lắng nghe.
HĐ 2: (20 phút)
Làm việc với SGK
- Yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK( Tr. 4,5)
- GV hỏi cả lớp:
? Gia đình bạn Liên có mấy thế hệ? 
? Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi gia đình?
? Điều gì xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? 
=> GVKL: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong gia đình, mỗi dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
* Liên hệ thực tế:
- Các em vừa tìm hiểu gia đình bạn Liên, bây giờ các em giới thiệu cho các bạn về gia đình của mình bằng cách vẽ 1 bức tranh về gia đình mình và giới thiệu với các bạn.
- GV hỏi yêu cầu HS trả lời nhanh:
? Tại sao chúng ta nhận ra được em bé và bố mẹ của các em ?
? Nhờ đâu mà các thế hệ trong gia đình dòng họ được kế tiếp nhau ? 
? Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
=> GVKL: Sự sinh sản ở người có vai trò và ý nghĩa vô cùng lớn đối với sự sống trên Trái Đất . Nhờ có khả năng sinh sản của con người mà cuộc sống của mỗi gia đình , dòng họ và cả loài người được duy trì, kế tiếp nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
Thảo luận cặp:
+ Giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Liên.
- Một số HS nêu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung.
+ Có 2 thế hệ: bố mẹ bạn Liên và bạn Liên
+ Nhờ có sự sinh sản mà có các thế hệ trong mỗi gia đình).
+ Nếu con người không có khả năng sinh sản thì loài người sẽ bị diệt vong, không có sự phát triển của xã hội).
- HS vẽ hình về gia đình mình
- GV quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Một số HS dán bài của mình lên bảng và giới thiệu cho cả lớp về gia đình mình.
+ Vì trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, có đặc điểm giống với bố mẹ của mình. 
+ Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong gia đình, dòng họ kế tiếp nhau.
- 1 HS trả lời.
- 2 HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK.
- Cả lớp nghe.
4. Củng cố (3 phút)
- Cho HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Nhắc HS về nhà học bài, vẽ 1 bức tranh có 1 bạn trai, 1 bạn gái vào cùng 1 tờ giấy A4.
- Chuẩn bị bài sau: Nam hay nữ ?.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn tả cảnh
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cảnh.
2. Kĩ năng: Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài Nắng trưa.
3. Thái độ: Có tình yêu với thiên nhiên và mọi vật xung quanh.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu	
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
- GV kiểm tra sách vở của HS.
- Nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (12 phút)
Nhận xét
+ Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Giúp HS giải nghĩa từ khó.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và đoạn văn “Hoàng hôn trên sông Hương”.
- HS đọc thầm lại bài, tự xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài.
- HS phát biểu ý kiến, HS khác nhân xét.
 Bài văn có 3 phần:
+ Mở bài: Từ đâu đến “  yên tĩnh”
+ Thân bài: “Mùa thu  chấm dứt”
+ Kết bài: Câu cuối.
+ Bài tập 2
- GV nêu yêu cầu của bài tập và yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
? Bài văn tả cảnh gồm có mấy phần?
- HS nghe và làm bài theo cặp.
- Đại diện các cặp trình bày trước lớp.
- HS trả lời, rút ra ghi nhớ.
HĐ 2: (5 phút)
Ghi nhớ
- Gọi 2 HS đọc trước lớp.
- Yêu cầu HS về học thuộc.
- 2 HS đọc.
- Ghi nhớ. 
HĐ 3: (15 phút)
Luyện tập
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT, làm bài theo nhóm.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS đọc yêu cầu và cả bài “Nắng trưa”
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến, nhóm khác nhận xét.
+ Mở bài: Nhận xét chung về nắng trưa.
+ Thân bài: Cảnh vật trong nắng trưa.
+ Kết bài: Cảm nghĩ về mẹ.
4. Củng cố (3 phút)
? Bài văn tả cảnh gồm có mấy phần?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Nhắc HS về nhà ôn bài.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả cảnh.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Địa lí
Bài 1: Việt nam - đất nước chúng ta
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Nhớ diện tích lãnh thổ của Việt Nam; Biết được những thuận lợi và một số khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại.
2. Kĩ năng: Chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ và trên quả Địa cầu; Mô tả được vị trí địa lí, hình dạng nước ta.
3. Thái độ: Yêu đất nước Việt Nam.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam; Quả địa cầu.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu	
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
- GV kiểm tra sách vở của HS.
- Nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (12 phút)
Vị trí địa lí và giới hạn
- GV yêu cầu HS quan sát hình1 trong SGK và thực hiện yêu cầu sau:
+ Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
? Phần đất liền của nước ta tiếp giáp với những nước nào?
? Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
? Vị trí của nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác?
- HS quan sát và TLCH:
- HS chỉ trên bản đồ.
+ Phần đất liền của nước ta tiếp giáp với các nước:Lào, Trung Quốc, Cam-pu chia.
- HS kể tên.
+ Thuận lợi cho việc giao lưu với các nước khác bằng đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không.
HĐ 2: (18 phút)
Hình dạng và diện tích
- Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 2 và bảng số liệu sau đó thảo luận nhóm.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, kết luận: Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc vào Nam với đường bờ biển cong như hình chữ S. Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km, nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km.
* Tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức (cách chơi như hướng dẫn trong SGK-tr.79).
- Câu hỏi thảo luận: Nhóm 4.
 + Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì?
 + Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km?
+ Nơi hẹp nhất là bao nhiêu km? 
+ Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km?
+ So sánh diện tích nươc ta với một số nước có trong bảng số liệu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Chơi trò chơi.
4. Củng cố (2 phút)
? Nêu một số thuận lợi và khó khăn của nước ta do vị trí địa lí mang lại?
 - Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Nhắc HS về ôn lại bài. 
- Chuẩn bị bài sau: Địa hình và khoáng sản.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1.2015.2.doc